8 thg 7, 2013

Cửa thiền “Giác Tâm”

Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Đền Cửa Ông…Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch tâm linh của du khách mỗi khi có dịp về thăm vùng đất mỏ. Đây là Thiền viện Ni thuộc hệ thống các thiền viện theo Thiền phái Trúc Lâm. 

Đến thăm Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (chùa Cái Bầu), du khách bị níu chân bởi cảnh sắc được tạo lên từ sự ưu ái của thiên nhiên kết hợp với sự tinh tế, hài hòa của các công trình kiến trúc chốn cửa thiền này. Có lẽ ít ngôi chùa nào có được một địa thế đắc địa như Thiền viện nhờ thế “lưng tựa núi, mặt hướng biển” và trở thành một một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa chiền ở Việt Nam. Từ chánh điện chính, du khách có thể đưa tầm mắt “ôm trọn” hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ đan xen, chấm phá của vịnh Bái Tử Long, tạo cảm giác bình yên, thanh tịnh mỗi khi vãn cảnh chùa.

Chúng tôi đến Thiền viện đúng dịp hàng ngàn phật tử và du khách thập phương xa gần đang chuẩn bị đại lễ Phật đản Phật Lịch 2557 và được chứng kiến lễ thả hoa đăng trên mặt nước vịnh Bái Tử Long. Cả một không gian văn hóa tâm linh hội tụ những đắc địa của thiên nhiên và con người nơi Thiền viện đã thực sự gây ấn tượng mạnh đối với chúng tôi.

Một góc của Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm được thắp sáng bởi hàng ngàn ngọn nến trong ngày Đại lễ Phật đản Phật Lịch 2557. Ảnh: Trọng Chính

Bút tích vua chúa ở hang động kỳ bí

Động Hồ Công tọa lạc trên núi Vân Đài (xã Vĩnh Ninh- Vĩnh Lộc), là một trong những động đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây đã lưu lại những bút tích của nhiều vị danh sĩ Việt Nam, đặc biệt là của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh Sâm...

Động Hồ Công cách thành nhà Hồ (Thanh Hóa) khoảng 4,5 km về hướng đông nam, có chiều dài 45m, rộng 23m, được tạo hóa hình thành kỳ công bởi những tấm đá xanh, vuông xếp chồng lên nhau thành nhiều hình dáng đem đến cho động một vẻ đẹp kỳ bí. Theo sách Đại Nam nhất thống chí mô tả về động: “Có khối đá trông như hình con cóc cúi đầu ngồi trong động, thạch nhũ trong động sắc đỏ lại có hang đá quanh co dài mười trượng, chỗ tận cùng có giếng đá sâu khôn cùng...”. Chính vẻ đẹp này, đã khiến cho rất nhiều những danh sĩ thời xưa đã ghé đến đây để tham quan và tìm cảm hứng thi nhân. 

Dòng chữ thể hiện lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp trước động của một vị thi sĩ vô danh 


Huyền thoại Kôn Clon

Vùng cao Đồng Xuân ở Phú Yên từ lâu gắn liền với những huyền thoại, nơi có tiếng trống đôi – cồng ba – chiêng năm cùng điệu múa khoan nhặt của những cô gái Ba Na tràn đầy sức sống, nơi có đỉnh Kôn Clon sừng sững với những gộp đá hoang sơ đầy bí ẩn.

Tiếng cồng chiêng giữ hồn núi


Nhìn từ gộp đá ra miệng hang. Ảnh: Nguyễn Đình 

Kôn Clon (tiếng Bana có nghĩa là Núi Đá), người Việt gọi là hòn La Hiên có độ cao 1.020m, dưới chân núi là các ngôi làng Xí, làng Thoại, làng Đồng… của người Ba Na sinh sống. Cung đường đầy đá sỏi gập ghềnh, bụi mịt mù trong mùa khô nắng cháy. Một đêm ở lại làng Xí Thoại đã giúp những người khách phương xa hiểu thêm về bộ nhạc cụ trứ danh trống đôi – cồng ba – chiêng năm của người bản địa.

Hủ tíu Sa Đéc đặc sắc hương quê

Hủ tíu là món ăn quen thuộc của người dân Nam bộ. Tùy theo cách chế biến mà hủ tíu từng vùng lại có hương vị riêng. Với hương vị độc đáo của mình, trước nay, hủ tíu Sa Đéc luôn giữ chỗ đứng đặc biệt trong lòng thực khách trong và ngoài tỉnh.

Tô hủ tíu Sa Đéc với nước súp trong, sợi bánh trắng, điểm vài miếng thịt, tim, gan, lòng heo, có khi tôm, thịt nạt bằm, kèm theo hẹ, xà lách, hành, chanh ớt,... bốc mùi thơm phức, ngay phút đầu gợi cho thực khách một bữa ăn ngon miệng. 

Thật ra, hủ tíu Sa Đéc không chỉ ngon ở vẻ bề ngoài mà ở chính hương vị của nó không lẫn vào đâu được. Hương vị đó được tạo ra bởi sự hòa quyện của hai thành phần chính trong tô hủ tíu là bánh hủ tíu và nước súp (Dĩ nhiên các thành phần khác như thịt, gan... làm cho hương vị hủ tíu Sa Đéc ngon và đậm đà thêm).


Đi tìm thác xưa đã khuất

Quá trình hình thành của trái đất được hoàn thiện mất 10-20 triệu năm, kể từ sau vụ nổ vũ trụ Big Bang xảy ra cách đây 13,7 tỉ năm. Từ những niên đại địa chất được mở ra là lúc những con sông, dòng thác diễm lệ xuất hiện, rồi định dạng, hiện hữu từ trong trật tự biến thiên của tự nhiên. Vì vậy, những dòng thác thiên nhiên là quà tặng vô giá của tự nhiên dành cho con người, phúc lợi trời đất. Chỗ nào trên trái đất này đều vậy, mà ngay tại Nam Tây Nguyên này cũng chẳng khác. Thế rồi, có một ngày con người bỗng nhớ nó...

DÒNG THÁC, DÒNG... CẢM XÚC

Đưa tay chỉ xuống phía xa ngay sau nhà, cụ bà Thân Thị Huệ 92 tuổi ở Khu I, phường Lộc Phát, Tp. Bảo Lộc tâm tình rằng 27 năm trước hàng ngày nghe tiếng ầm ầm của thác đổ, bà cảm giác về sự thanh khiết của tự nhiên, hoang sơ và êm ái. Bà rằng, nỗi tiếc nhớ về dòng thác Da M’rông nằm ngay giữa đô thị Bảo Lộc rất da diết, vì "nếu thác ở xa, tận rừng sâu thì không phải nhớ đến vậy. Cả thời trẻ của tôi ngắm nhìn, gắn bó, và yêu nó như da thịt, một dòng thác mang nguồn nước từ vùng Tân Rai chảy về". Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bình của Bảo Lộc kể ngày đó, lúc thác Da M’rông còn anh thường trực ở đấy để chụp hình dịch vụ kiếm sông, lưu giữ ảnh ký niệm cho mọi người. Không người Bảo Lộc nào không lấy dòng Da Mrông làm chốn tham quan, giải trí, đi picnic, cắm trại, tìm tới nó, đến độ Chính quyền còn đưa Hội Xuân (Tết về), tổ chức Hội chợ thương mại... ngay cạnh thác cho độc đáo, thú vị. Những người dân say sưa kể về cảnh quan của xứ sở, trong đó có niềm tự hào rằng dòng thác xứ sở đi vào điện ảnh, làm bối cảnh chính như cho bộ phim nổi tiếng "Xác chết trên cao nguyên"...


Du khách nước ngoài tìm đến thác Gougah chụp hình lưu niệm (trước khi Thủy điện Đại Ninh ra đời).


4 thg 7, 2013

Hột vịt chạy đồng

Nghề nuôi vịt chạy đồng đã có từ xa xưa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau mỗi vụ lúa, trên những cánh đồng vừa thu hoạch, những đàn vịt đông đúc chen nhau mót lúa và cua ốc. Vịt đồng no mồi đẻ trứng lớn, lòng đỏ màu son vừa ngon, vừa bổ.

Vịt đẻ, trứng lượm về để vài ba bữa trước khi luộc vì trứng mới đẻ khi luộc vỏ bám sát vào lòng trắng, khó lột, lại mềm ăn không ngon. Phải rửa trứng bằng rơm cho sạch các chất dơ bám bên ngoài, để ráo.

Nấu nước sôi rồi thả trứng vịt vào, canh chừng 5 phút thì vớt ra, thả vào nước lạnh. Trứng hồng đào ngon không chỉ bởi lòng đỏ vừa chín còn sền sệt mà lòng trắng trứng cũng phải chín, giòn. 

Hột vịt chạy đồng luộc hồng đào


Cơm gà Phan Rang "ăn nhiêu tính nhiêu"

Quả thật khi lần đầu tiên gọi đĩa cơm gà tại quán cơm Hải Nam trên đường Lê Hồng Phong, Phan Rang, tôi bỗng giật mình khi bà chủ đưa ra đĩa gà luộc có 7 miếng, mà miếng nào miếng nấy to ơi là to.

Có anh bạn kể là khi anh ghé ăn cơm gà Phan Rang, tưởng đĩa gà luộc đem ra cho mình là "phải" ăn hết, tiếc tiền anh cứ cắn mỗi miếng gà một miếng- nào ngờ thời giá lúc đó là 7.000 đồng/miếng, anh phải trả tiền đĩa gà là 49.000 đồng.

Còn tôi, nhìn thấy đĩa gà luộc ngon thì ngon thật, nhưng chắc chắn mình thiếu khả năng ăn hết, bèn hỏi bà chủ: "Chị ơi, cho đĩa gà nhỏ thôi." Bà chủ trả lời rất tỉnh: "Ăn nhiêu tính nhiêu".


3 thg 7, 2013

Bún nước lèo Trà Vinh

Bún nước lèo là món ăn phát xuất từ người Khmer và rất nổi tiếng ờ các tỉnh miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Trà Vinh và Sóc Trăng.

Tôi đến Sóc Trăng nhiều lần, đến Trà Vinh cũng nhiều lần, và nghe giới thiệu về món bún nước lèo ở 2 nơi ấy rất nhiều lần. Thế nhưng tôi... chưa bao giờ thưởng thức món ăn nổi tiếng ấy! Tại sao à? Có 2 lý do:
  1. Đã là bún (hay phở, hủ tiếu...) thì phải có món chính trong tô bún, như bún bò, bún chả, bún thịt nướng, bún măng gà..., chứ bún mà chỉ có nước lèo không thôi thì có gì ngon lành chứ?
  2. Nguyên liệu để làm nên món nước lèo là mắm bò-hóc (prohok) của người Khmer. Anh bạn tôi đã từng đi bộ đội ở chiến trường K khẳng định với tôi như đinh đóng cột: Anh ăn mắm bò hóc không được đâu! Tui qua Campuchia thấy cách họ làm rồi. Cá chết, cóc nhái... họ cứ bỏ cả lũ vô hũ cho sình thúi lên và thành mắm bò hóc. Ngửi mùi là đã chịu không nổi rồi!

Tôn vinh và bợ đỡ

Trong chùa Phnôđôl ở Trà Cú, Trà Vinh - nơi có ảnh phóng to gia đình Trầm Bê cùng những bia to tướng ghi công đức của gia đình ông rất phản cảm - còn có những dãy tượng này.



Ở mỗi chân tượng và trụ hoa đăng đều có một bảng nhỏ ghi tên phật tử đã đóng góp để xây tượng. Số tiền khoảng 5 triệu đồng mỗi người. Kể ra điều này cũng hợp lý, người góp công góp của cảm thấy vui vì chút đóng góp nhỏ của mình không bị lãng quên. Nơi nhận cúng dường cảm thấy an lòng vì mình biết trân trọng tấm lòng của bá tánh.


Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Hoành Sơn

Bãi Hoành Sơn thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh – cách chân đèo Ngang chưa tới 2km.Tôi dự kiến kết thúc chặng đường các tỉnh phía bắc Trung Bộ tại Đèo Ngang, điểm cuối cùng của Hà Tĩnh, nơi tiếp giáp Quảng Bình. Nơi đây đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong lịch sử. 

Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Đèo Ngang nổi tiếng không chỉ vì yếu tố lịch sử mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng của dải đất miền trung đầy nắng gió. Trên đỉnh đèo có Hoành Sơn Quan, được xây từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, vẫn đứng sừng sững qua bao mưa nắng thời gian cho tới bây giờ… Đèo Ngang đã trở thành một huyền thoại đi vào văn chương, thi ca.