31 thg 10, 2023

Vẻ đẹp gốm Sài Gòn hơn 100 năm tuổi

200 hiện vật sinh hoạt và thờ cúng, do lò gốm Sài Gòn sản xuất từ giữa thế kỷ 19 đến 20, được trưng bày ở bảo tàng TP HCM, quận 1.


Triển lãm "Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận, nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ", diễn ra đến tháng 12, giới thiệu 200 cổ vật về các dòng gốm trong trang trí, kiến trúc tín ngưỡng, sinh hoạt đời thường.

Gốm Sài Gòn ra đời và phát triển thế kỷ 18, địa danh xóm Lò Gốm đã được ghi nhận trong sách Gia Định Thành Thông Chí của danh nhân Trịnh Hoài Đức và trên bản đồ Gia Định của võ tướng Trần Văn Học.

Vẻ đẹp nhà thờ đá gần 120 năm được xây dựng bằng nhựa cây ở Đà Nẵng

Nhà thờ Tùng Sơn là một trong những nhà thờ lâu đời ở TP. Đà Nẵng, gần 120 năm tuổi, xây dựng bằng đá, kết dính bằng hỗn hợp nhựa cây, đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, kiến trúc độc đáo thu hút du khách.

Cách trung tâm TP. Đà Nẵng hơn 16 km về hướng tây là nơi tọa lạc của nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang), tồn tại gần 120 năm. Đặc biệt, nhà thờ được xây dựng bằng đá, vữa được làm từ các loại cây có nhiều nhựa, có tính kết dính cao.

Vẻ cổ kính của nhà thờ Tùng Sơn. HỮU TÚ

Lạ miệng đặc sản bánh giò bầu chỉ có ở Lạng Sơn

Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.

Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Bánh giò bầu đặc sản Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: Chí Long

30 thg 10, 2023

Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...

Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:

Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu

Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.

Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.

Chùa Bửu Sơn - Biên Hòa. Ảnh: PHN 2018

Chợ trâu bò Nghiên Loan


Đối với quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời như Việt Nam, trâu, bò là vật nuôi cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, từ xưa đã hình thành nên những chợ trâu, bò nổi tiếng như: chợ Ú (Nghệ An), chợ Bản (Thanh Hóa), Bắc Hà, Cái Cấu (Lào Cai), Trà Lĩnh (Cao Bằng)… Tuy nhiên, chợ trâu Nghiên Loan (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn) là độc đáo nhất vì còn giữ được những nét văn hóa độc đáo và là chợ có số trâu, bò được bán mỗi phiên lớn nhất cả nước.

Ngôi chùa trên núi giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi Đại Huệ cao 500 m, với hồ nhân tạo, hệ thống câu đối đối thư pháp, những pho tượng hồng ngọc và gỗ dâu được công nhận kỷ lục Việt Nam.


Chùa Đại Tuệ rộng 6.000 m², tọa lạc trên đỉnh động Thăng Thiên, thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, ở độ cao 500 m so với mực nước biển, là thắng cảnh nổi tiếng của Nghệ An.