2 thg 11, 2023

Đình Trà Cổ - cột mốc văn hóa vùng biên ải

Được xây dựng năm 1461 dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình Trà Cổ vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.


Đình Trà Cổ nằm ở phía đông nam phường Trà Cổ, TP Móng Cái, giữa khu dân cư đông đúc sống bằng nghề chài lưới.

Năm 1461, dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình bắt đầu được xây dựng để thờ 6 vị tiên công đã có công khai khẩn, lập làng ở vùng biên giới giáp với Trung Quốc. Đây cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi quan triều đình nghỉ ngơi khi đi du ngoạn.

Ngôi đình được ví như "cột mốc văn hóa vùng biên ải" bởi quá trình hình thành và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của con người, vùng đất địa đầu Tổ quốc.

1 thg 11, 2023

Gốm Phước Tích - dấu ấn gốm cung đình Huế

Bến nước cổ bên bờ sông Ô Lâu, nơi ghi dấu tích về một thời cực thịnh của làng gốm cổ Phước Tích. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nghề gốm ở Phước Tích có bề dày hơn 500 năm, từng nổi tiếng khắp miền Trung. Làng Phước Tích không chỉ sản xuất các loại gốm gia dụng như trách, chậu, om, niêu, ấm, tộ, bình vôi, chum, ghè, thạp, thống... mà còn có nhiều sản phẩm mang tính mĩ thuật cao được trưng dụng trong Hoàng cung triều Nguyễn và đến nay vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

Sử cũ kể rằng, vào thời nhà Nguyễn, triều đình có một biệt lệ dành riêng cho làng Phước Tích. Đó là mỗi năm dân làng phải cung tiến vào cung khoảng 400 chiếc om đất để nấu cơm cho vua. Triều đình còn quy định rằng dân làng không ai được giữ lại loại om có hình dáng giống như om tiến cung để dùng mà phải làm loại om khác, nếu phát hiện ra sẽ bị xử phạt rất nặng. Vì thế, mỗi năm dân làng phải hai lần dong thuyền chở om vào cung. Hành trình khởi đầu dọc theo sông Ô Lâu, ra đầm phá Tam Giang, rồi ngược dòng sông Hương để chở om vào Hoàng thành cung tiến.

Công trình hình chiếc đàn piano của “cha đẻ” Dinh Độc Lập ở Đà Lạt

Chợ Đà Lạt được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1960, là một trong những khu chợ cao tầng đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang kiến trúc chợ.

Nằm ở một khoảng đất thấp cạnh khu Hòa Bình nổi tiếng của Đà Lạt, chợ Đà Lạt là trung tâm thương mại lớn, có lịch sử lâu đời, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố trên cao nguyên Lâm Viên.

Điều đặc biệt hấp dẫn ở chợ phiên Hưng Đạo nơi địa đầu đất nước

Điều đặc biệt hấp dẫn ở chợ phiên Hưng Đạo là các quầy hàng ăn, nơi bán nhiều loại đặc sản bản địa...

Họp vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26, 31 âm lịch hàng tháng ở trung tâm xã Hưng Đạo, huyện bảo Lạc, chợ phiên Hưng Đạo là bức tranh thu nhỏ về đời sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc trên mảnh đất địa đầu Cao Bằng.

Truyền thuyết đẫm nước mắt về mối tình bi thảm trên đèo Ô Quy Hồ

Đằng sau khung cảnh gây choáng ngợp của con đèo nổi tiếng này là một truyền thuyết được kể lại qua nhiều đời về mối tình buồn thảm giữa chàng trai Ô Quy Hồ và con gái Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Nằm trên quốc lộ 4D ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đèo Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất miền Bắc Việt Nam.

Cẩm nang du lịch Bình Phước


Bình Phước là cửa ngõ đồng thời là cầu nối kết nối vùng Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Đây là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía tây giáp Tây Ninh, phía nam giáp Bình Dương và Đồng Nai, phía bắc và tây bắc giáp Campuchia.

Khí hậu Bình Phước được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Bình Phước đẹp nhất vào xuân, từ khoảng cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Lúc này, trời nắng rực rỡ, rừng cao su chuyển màu vàng cam. Đan xen giữa màu vàng của rừng cao su là những vườn điều rực rỡ sắc màu. Sang tháng 3 đầu tháng 4, hoa cà phê bắt đầu nở trắng.