31 thg 1, 2023

Tưng bừng lễ Hội đua ngựa gò Thì Thùng, Phú Yên

Sáng nay (30/1), tức mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xem hội đua ngựa gò Thì Thùng.

Sáng nay (30/1), tức mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xem hội đua ngựa gò Thì Thùng.

32 kỵ sỹ cùng 32 ngựa đua tham gia Hội đua ngựa Gò Thì Thùng tranh cúp PTP Xuân Quý Mão 2023. Các kỵ sỹ lần lượt tranh tài ở vòng loại, mỗi vòng 4 ngựa đua, sau đó chọn ra 8 ngựa đua về nhất bước vào thi bán kết với 2 vòng đua, mỗi vòng 4 ngựa đua. 4 ngựa đua ở vị trí nhất và nhì của 2 vòng bán kết sẽ bước vào tranh tài ở trận chung kết để tìm ra kỵ mã ở vị trí nhất, nhì và đồng giải ba.

Người dân xem đua ngựa.

Lên Tây Bắc đầu năm ngắm hoa tớ dày

Cuối tháng 1, hoa tớ dày (đào rừng) nhuộm hồng sườn núi Yên Bái, hoa cải nở vàng chân đồi Sơn La.

Tớ dày là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở một số xã thuộc huyện Mù Cang Chải, Yên Bái như La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Lao Chải, Púng Luông. Đây là hoa rừng, thuộc họ hoa đào, mọc và nở ở độ cao trên 1.000 m. Người H'Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là "pằng tớ dày" (hoa đào rừng), là một trong những loài hoa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, theo Tổng cục Du lịch.

Đào rừng thường nở tháng 12 nhưng năm nay muộn nên hiện mới bắt đầu rực rỡ. "Hoa không rộ, ồ ạt như mọi năm mà chỗ nhiều chỗ ít. Hiện tại, La Pán Tẩn (Yên Bái) là một trong những nơi hoa tớ dày nở đẹp nhất", A Làng, hướng dẫn viên bản địa sống tại La Pán Tẩn, cho hay.

Hoa tớ dày ở La Pán Tẩn.

Sủng Cỏ - bãi biển hoang sơ dưới chân đèo Hải Vân

Sủng Cỏ, nơi phượt thủ gặp nạn hôm mùng 2 Tết, là bãi biển vẫn còn hoang sơ, đường bộ di chuyển không thuận tiện.

Thuộc địa phận thành phố du lịch nổi tiếng Đà Nẵng, nhưng bãi biển Sủng Cỏ (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) chưa được nhiều du khách biết tới.

Theo cổng thông tin du lịch bán đảo Sơn Trà, Sủng Cỏ nằm biệt lập ở hướng bắc của mũi Hải Vân hướng ra biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Bãi biển có chiều dài khoảng 300 m, được bao bọc bởi một bên là núi rừng đèo Hải Vân, một bên là vịnh Đà Nẵng. Cũng bởi vì sự biệt lập mà bãi biển này chưa được khai thác du lịch nhiều.

Từ Sủng Cỏ nhìn về Đà Nẵng rất đẹp, đặc biệt vào ban đêm. Những năm 2015-2019, các tour khám phá biển đảo đưa khách ra thường xuyên vào mùa hè. Ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã có dự định khai thác tuyến này.

Vẻ hoang sơ của bãi biển.

Xuân về vang tiếng cồng, chiêng ở các bản Mường tại Ninh Bình

Khi những bông đào phai đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở miền núi (huyện Nho Quan, Ninh Bình) tạm gác lại những khó khăn để tận hưởng không khí mùa Xuân. Lúc này, những tiếng cồng, chiêng quen thuộc lại vang lên khắp các bản Mường.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những tiếng cồng, chiêng kèm theo những làn điệu riêng của đồng bào dân tộc Mường lại vang lên khắp các bản làng ở miền núi huyện Nho Quan (Ninh Bình). Ảnh: Diệu Anh

Đi săn mây ở Ba Khan

Ở Ba Khan, việc săn mây dường như đơn giản và “chắc ăn” hơn rất nhiều so với săn mây trên các đỉnh núi cao. Thậm chí, có lúc chỉ cần mở cửa phòng cũng thấy mây ở rất gần.

Mây bay vờn quanh núi ở Ba Khan. Ảnh: Linh Nguyên

Ba Khan là một xã thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, cách Hà Nội trên dưới 130 km. Ở đây còn khá nguyên sơ để khám phá.

Nghi lễ treo tranh thờ của người Dao vùng cao Tây Bắc

Tranh thờ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao vùng cao Tây Bắc. Tranh thể hiện quan niệm của con người thuở sơ khai về vũ trụ, mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, thần linh.

Vượt qua con dốc cheo leo dựng đứng, PV đã có mặt tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình - một bản làng với hơn 70 hộ dân tộc Dao đang cùng chung sống. Đồng thời, tìm đến nhà nghệ nhân Lý Văn Hềnh - một trong những người đang nắm giữ những phong tục, tập quán xã hội đặc sắc của dân tộc Dao vùng cao Hoà Bình.

Lật giở từng tập tài liệu nói về tranh thờ bằng chữ Nôm Dao, ông Hềnh chia sẻ: “Người Dao quan niệm trong những ngày lễ quan trọng như Cấp sắc, Tết nhảy, lễ tang hay đám chay đều không thể thiếu được tranh thờ. Tranh thờ thì không được treo hằng ngày trong nhà, mà chỉ khi tiến hành nghi lễ mới treo lên, sau đó lại cuộn tranh cất đi”.

Tranh thờ được sử dụng trong các nghi lễ của người Dao.