8 thg 1, 2022

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa Khmer tại Hà Nội

Tại Thủ đô Hà Nội có một ngôi chùa Phật giáo Nam tông khang trang với lối kiến trúc đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Ngôi chùa Khmer này nằm trong quần thể Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) với tổng diện tích 0,8ha. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của đồng bào Khmer giữa Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt vào các ngày lễ, Tết truyền thống của đồng bào Khmer, các vị sư sãi tập trung về đây tổ chức các hoạt động tôn giáo, văn hóa hết sức ý nghĩa nên thu hút rất đông du khách đến tham quan.

Rừng dổi nhung cổ thụ quý hiếm ở Gia Lai

Tại huyện Kbang (Gia Lai) còn một cánh rừng đang tồn tại hàng nghìn cây dổi nhung quý với đường kính 5-6 người ôm không xuể. Đây được xem là loại cây đặc hữu và nguồn cung cấp giống cho Quốc gia.

Khu rừng rộng hơn 1.400 ha nằm cách thị trấn Kbang (Gia Lai) khoảng 7 km. Nơi đây được xem là khu rừng cung cấp nguồn giống quý hiếm cho Quốc gia.

Nhà thờ đá Tam Đảo

Nhà thờ đá Tam Đảo là điểm đến du lịch nổi tiếng của thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc - nơi vốn được nhiều người coi là "Đà Lạt thu nhỏ" ngay gần Hà Nội.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nằm cách TP Hà Nội khoảng 70 km, trong đó có 13 km là đường núi gấp khúc. Nơi đây được nhiều người coi là "Đà Lạt thu nhỏ". Một trong những địa điểm thu hút du khách nhất tại Tam Đảo là khu vực nhà thờ đá.

Nhà thờ đá Tam Đảo nằm trên triền núi cao, bên đường dẫn lên đỉnh núi Thiên Nhị, tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ thị trấn, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhà thờ đá này.

Nhà thờ được khởi dựng từ năm 1906 và đây là một trong bốn ngôi nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam. Trải qua nhiều năm tháng, công trình này vẫn giữ nguyên sức sống và vẻ đẹp ấn tượng.

Nhà thờ Tam Đảo là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách tới Tam Đảo.

7 thg 1, 2022

Ba pho tượng Tam Thế bằng đá 'độc nhất vô nhị'

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, ba pho tượng Tam Thế tại di tích chùa Linh Ứng, thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) được các nhà nghiên cứu đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần, hiện vật gốc còn lưu lại là ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá

Cầu Sông Thương - nơi ghi dấu nhiều chiến công

Để thực hiện khai thác thuộc địa, từ năm 1889, thực dân Pháp tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương tới Lạng Sơn, đến tháng 12/1894 thì hoàn thành. Cầu Phủ Lạng Thương còn gọi là cầu Sông Thương được xây dựng trong khoảng thời gian này và đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử gắn liền với người dân Bắc Giang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1945-1954, Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang) đã thực hiện tốt chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, cùng các địa phương trong cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện tiến tới thắng lợi. Sau 9 năm kháng chiến, thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề cho đất nước ta.

Cầu Sông Thương. Ảnh tư liệu.

Thác suối kỳ thú giữa lòng rừng già Quảng Ninh

Không chỉ có biển xanh thơ mộng, Quảng Ninh còn sở hữu những vùng rừng núi bạt ngàn, ẩn giấu nhiều ngọn thác, dòng suối hoang sơ và kỳ thú.

Thác Khe Vằn là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với huyện biên giới Bình Liêu. Đây là thác nước lớn và đẹp bậc nhất tại Quảng Ninh.