15 thg 8, 2021

Xôi trứng kiến: Ngọt thơm bùi ngậy ăn một lần nhớ mãi không quên

Xôi chín tới, xới tơi trộn đều với trứng kiến rồi cho ra đĩa, thưởng thức nóng sẽ thấy thơm đậm đà vị nếp nương, ngọt, bùi và ngậy của trứng kiến. Bạn Hồng Nguyễn chia sẻ một món ăn nhất định phải thử sau những ngày giãn cách...

Món xôi trứng kiến

Đầu tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch, nếu có dịp lên các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang như Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, nhiều người có cơ hội được thưởng thức đặc sản được làm từ trứng kiến.

Những người có nhiều kinh nghiệm dẫn chúng tôi đi rừng tìm tổ trứng kiến. Đồ đạc mang theo thật đơn giản, một con dao, cái rá để đựng trứng kiến và đồ bảo hộ như găng tay, ủng chân, khẩu trang, nón để tránh kiến, rắn rết và các loài côn trùng tấn công.

Đồi cát Phương Mai - điểm đến ấn tượng của khách du lịch Quy Nhơn

Đồi cát Phương Mai ở Quy Nhơn nổi tiếng với những triền đồi thoai thoải kéo dài xa hút cùng những hoạt động thú vị và mới mẻ. 

Du khách chụp ảnh ở đồi cát Phương Mai ở Quy Nhơn. Ảnh: Hải Ngọc

Đồi Cát Phương Mai cách trung tâm thành phố Quy Nhơn , tỉnh Bình Định khoảng 20km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn. Để đến được nơi đây không khó, du khách đi dọc theo con đường Quy Nhơn - Nhơn Hội rồi rẽ vào trung tâm Nhơn Lý rồi hỏi thăm người dân địa phương, đi bộ khoảng 10 phút là đến được đồi Cát Phương Mai.

Dân dã gỏi chuối non

Nói đến những món ăn quê, tôi thường nghĩ ngay đến món gỏi chuối non. Bởi món ăn dân dã, đạm bạc này đã trở thành món đặc sản trong tiềm thức của tôi, gắn với những kỷ niệm ngọt bùi nơi thôn dã.

Ngày trước, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, nên mẹ tôi thường rất tối giản, tiết kiệm trong việc chế biến ra những món ăn hằng ngày. Thay vì bỏ đi những trái chuối non có trong hoa chuối, mẹ luôn tận dụng để chế biến thành món gỏi dung dị, thơm ngon.

Gỏi chuối non dân dã, nhưng rất đậm đà. ẢNH: MỸ DUYÊN

Thú câu cá suối ở vùng cao

Câu cá suối là cả một nghệ thuật, đòi hỏi kỹ năng điêu luyện của người đi câu. Với đặc tính ăn mồi động, người câu phải cho cần câu nằm dọc theo mặt nước và liên tục co duỗi tay theo chiều nước chảy.

Như đã hẹn, chúng tôi có dịp theo chân ông Hồ Văn Thanh ở xã Trà Thủy (Trà Bồng) đi ‘săn cá suối’. Gọi là ‘săn’ cho oai, chứ người dân trên núi chỉ nói đơn giản là ‘câu cá suối’.

'Hành trang' mà ông Thanh mang theo chuyến đi câu khá đơn giản, chỉ có một chiếc cần câu, một cái giỏ đan để đựng cá và cái ống chứa mồi câu. Từ con đường nhựa, sau hơn mười phút đi bộ men theo con đường mòn trong rừng, chúng tôi đã đến địa điểm câu- đó là một dòng suối trong vắt nằm ở xã Trà Thủy.

Trên non cao, những dòng suối chảy róc rách, mát lạnh, nhiều rong rêu là môi trường sống lý tưởng của những loài cá suối. Cá suối sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy. Những con cá to nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái, thế nhưng, cá suối có đặc tính rất khỏe để có thể bơi ngược cả dòng nước chảy mạnh.

Để câu được cá, người câu phải lội xuống suối ở những đoạn nước chảy

14 thg 8, 2021

Vệ nông một thuở

Từ xa xưa cho đến tận bây giờ, người dân Quảng Ngãi vẫn luôn giữ lấy nghề nông. Vậy nên, trong hương ước của nhiều làng quê xứ Quảng, người xưa luôn đề cập đến việc vệ nông, với mong muốn người làng sẽ cùng nhau gánh vác trách nhiệm đảm bảo nước tưới, bảo vệ hoa màu...

Ra sức đắp đập, vét mương

Quan niệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, nên vấn đề tưới, tiêu nước, tức là công tác thủy lợi luôn được người Quảng xưa đặc biệt lưu ý. Trong hương ước các làng Diên Trường (TX.Đức Phổ), Diên Niên (Sơn Tịnh), Long Phụng, Thi Phổ Nhì, Quýt Lâm (Mộ Đức)... đều có rất nhiều điều khoản liên quan đến việc đắp đập, vét mương.

Đập Phước Khánh - con đập nước chung mà người dân hai làng Thi Phổ Nhất và Thi Phổ Nhì (Mộ Đức) từng ra sức đắp, tu bổ hằng năm. Ảnh: Ý THU

Hương rượu Nai Buih

Uống một hơi rượu nếp than do Nai Buih mời, tôi nghe hương rượu thơm nồng, ngọt thanh như thấm vào từng tế bào trong cơ thể. Không khó hiểu, từ lâu, rượu nếp than Nai Buih không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà còn lan xa.

Nổi tiếng nhờ chắt lọc kinh nghiệm

Từng nghe danh về rượu nếp than do ông Nai Buih ở làng Krơk, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) sản xuất, nhưng trước đây tôi không có dịp thưởng thức. Chuyến công tác mới đây về xã Ngọc Réo khi nghe đề cập đến rượu nếp than, ông A Wiên - Phó Chủ tịch UBND xã bố trí cán bộ dẫn tôi đến gặp Nai Buih.

Thật may, lúc chúng tôi đến nhà, Nai Buih đang phơi cơm nếp, trộn men ủ rượu nếp than. Thấy khách đến, Nai Buih bỏ dở công việc, rửa tay, đon đả trải chiếu, pha trà mời khách. Ngồi tỉ tê chuyện rượu nếp, Nai Buih liền mở tủ lạnh lấy chai rượu nếp than rót một ly đầy mời tôi thưởng thức. Trời nóng, lại đi đường xa, uống ly rượu nếp ướp lạnh chua chua, ngọt ngọt, tôi cảm thấy trong người mát mẻ, tươi tỉnh hẳn ra.

Ông Nai Buih giới thiệu về bánh men. Ảnh: V.N