28 thg 4, 2021

Thơm ngon món gân bò Bảy Mẫu

Cùng với các món don, ram bắp, nem nướng, bánh tráng mắm ruốc hay ram thịt nướng, thì món gân bò của quán gân bò Bảy Mẫu được du khách gần xa truyền tai nhau: “Đây là món ăn nhất định phải thử một lần khi đến Quảng Ngãi”.

Nằm trong hẻm nhỏ số 363/48 Nguyễn Trãi, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi), nhưng quán gân bò Bảy Mẫu luôn tấp nập khách. Quán mở cửa đón khách từ 13 giờ chiều đến tầm 19 giờ tối. Bà Nguyễn Mỹ Tâm (65 tuổi), chủ quán gân bò Bảy Mẫu cho hay: Quán hoạt động đến nay đã 15 năm. Món ăn gân bò chua ngọt ở đây được chế biến theo công thức riêng của gia đình.

Tô gân bò trộn chua ngọt đậm đà của quán gân bò Bảy Mẫu hấp dẫn thực khách gần xa. ẢNH: Đ.SƯƠNG

Nghề luyện quặng sắt xưa ở Lò Thổi

Quảng Ngãi từng có hai ngôi làng cùng mang tên Lò Thổi. Một ngôi làng nằm ở xã Bình Khương (Bình Sơn) và một làng ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức). Hai ngôi làng này cách nhau hơn 50km, nhưng cùng gắn với nghề luyện quặng sắt thuở xưa. Cái tên Lò Thổi cũng từ đấy mà có.

Theo ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, nghề rèn có mặt trên đất Quảng Ngãi từ rất sớm, nó gắn bó với cư dân Sa Huỳnh từ thời đại đồ sắt trước Công nguyên, cách đây trên 2000 năm. Đi liền với rèn là nghề nấu quặng sắt - nghề sản xuất ra nguyên liệu cho nghề rèn. Dấu vết để lại của sự sôi động trong nghề luyện quặng là dấu tích của các bãi phế sắt tại hai “thủ phủ” nghề luyện quặng sắt của Quảng Ngãi xưa kia là Mộ Đức và Bình Sơn. Mặt khác, "lò thổi"- loại dụng cụ đặc trưng của nghề luyện quặng sắt - dần dà đi sâu vào tiềm thức và trở thành cái tên được người xưa dùng định danh cho những ngôi làng chuyên làm nghề luyện quặng.

Từ khi xóm Lò Thổi thôi đỏ lửa, núi Đồi dần trở nên thưa vắng bước chân người vì không còn ai gồng gánh đến đây khai thác quặng. Ảnh: Ý THU

Thơm ngon canh mực cơm

Sau Tết, ở các chợ quê bày bán mực cơm tươi rói. Đây cũng là dịp mẹ tôi lại trổ tài chế biến các món ăn từ mực cơm, nhưng tôi vẫn thích nhất là canh mực cơm thơm ngon khó cưỡng.

Để mua được mực cơm tươi óng ánh, mẹ tôi thường đi chợ từ lúc sáng sớm. Mực cơm vừa ngon, vừa rẻ hơn so với mực ống, mực lá... thế nên nếu không đi chợ sớm, thì khó mà mua được mực ngon. Mực cơm tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như hấp gừng, chiên, xào chua ngọt, nấu canh... Nhưng với những ngày thời tiết bắt đầu oi nóng như thế này, mẹ tôi thường làm món canh mực cơm kết hợp với mướp, vừa lạ miệng, lại vừa giải nhiệt.

Bát canh mực cơm nấu mướp có vị ngọt thanh.

Hoài niệm những thổ sản xưa...

Có rất nhiều thổ sản của Quảng Ngãi từng được triều đình nhà Nguyễn xếp vào danh mục thổ sản đặc biệt, mang tính đặc trưng cho địa phương mà không nơi nào có được. Tuy nhiên, trải qua bao biến thiên, đại đa số những thổ sản này đã biến mất, chẳng còn lưu lại dấu tích.

Nhớ nghĩa sâm, nhớ gạo trì trì...

Lần giở Đại Nam nhất thống chí tập II, khi nhắc đến Quảng Ngãi, Quốc sử quán triều Nguyễn ngày ấy đã thống kê khá chi tiết các loại thổ sản đặc trưng của xứ Quảng. Thế nhưng, nếu soi chiếu vào hiện tại thì phần lớn người dân Quảng Ngãi bây giờ chỉ “quen mặt” với một số ít thổ sản như: Quế, cây báng (hay còn gọi là cây đoác mà người miền núi Quảng Ngãi thường ủ rượu ngay trên cây). Còn lại, các thổ sản như: Nghĩa sâm, cây sáp, cây dầu hương cùng hàng loạt giống lúa bản địa quý đều đã trở thành những cái tên khá xa lạ trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Theo chia sẻ của nhiều nông dân miền núi, các giống lúa bản địa miền núi như lúa to, lúa cúc, lúa hột cườm, lúa oa cái... đang bị lai tạp dần với lúa nước, nên hạt lúa không còn giữ nguyên kích thước, hình dáng như ngày xưa. Ảnh: Đông Yên

27 thg 4, 2021

Lăng thờ bộ xương Cá Ông dài 12m

Lăng Ông Thủy Tướng (Cần Giờ) có thờ bộ xương Cá Ông dài 12m để tri ân cá cứu người trên biển.

Lăng Ông Thủy Tướng tọa lạc trên đường Duyên Hải, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 18 tới thế kỷ 19, khi Thương cảng Cần Giờ đã trở thành một trong những thương cảng phát triển nhất ở Đàng Trong.

Ngọt mát canh hến nấu bầu

Mẹ từ quê ra thăm mang theo hai quả bầu cuống còn xanh ngắt và vài ký hến sông, mẹ bảo để nấu canh hến cho con. Nắng nóng thế này mà ăn tô canh hến với bầu non thì mát lòng, mát dạ.

Nghe mẹ nói, tôi lại nhớ về những ngày xưa cũ cùng lũ trẻ trong làng lùa trâu ra đồng, rồi rủ nhau xuống sông lặn hến. Nói là sông, nhưng bọn con nít chúng tôi chỉ chọn những bãi cát trài, nước cạn ngang hông để ngụp lặn. Những đứa chưa biết bơi thì khéo léo lấy các ngón chân kẹp lại mỗi khi dẫm được hến. Đến lúc bắt đầy hai tay, chúng tôi lại đem lên bờ dồn thành đống. Có đứa mang theo bao cát nhỏ để đựng, đứa quên thì cởi áo buộc lại một đầu, đầu kia đổ hến vào, rồi cứ thế cưỡi lên lưng trâu mang về nhà.

Bát canh hến nấu với bầu, ngọt mát cho những ngày oi bức. ẢNH: H.C