29 thg 9, 2019

Những góc ảnh sống động của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nghệ cách đây gần 100 năm

Những bức ảnh hiếm hoi được chụp vào khoảng 1920-1929 hé lộ một phần bức tranh cuộc sống đậm bản sắc văn hóa của bà con dân tộc thiểu số ở các huyện Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Tương Dương của tỉnh Nghệ An. 

3 người đàn ông làm nghề săn bắn tại Mường Típ, Kỳ Sơn năm 1920. 

Bức tranh lao động bình dị trên cánh đồng cải củ mướt xanh

Cải củ là một trong số những rau màu mùa hè nổi tiếng của TX Hoàng Mai. Trên những cánh đồng chuyên canh mướt xanh ở Quỳnh Liên, người trồng rau hối hả thu hoạch cải củ sau thời gian chăm bón vất vả. 

Xã Quỳnh Liên, TX Hoàng Mai trồng khoảng 5 ha rau cải củ. Vào thời điểm thu hoạch, những đồng rau ngay hàng thẳng lối luôn nhộn nhịp người thu hái. 

Độc đáo món bánh tưởng nhớ nghĩa quân Lê Lợi của đồng bào dân tộc Thái

Hàng năm đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, người dân xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ lại tưng bừng đón Tết Bươn Xao. Từ bao đời nay, Tết Bươn Xao đã là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bà con người Thái sống dưới chân Pù Pán. 

Theo bà con người Thái ở Tiên Kỳ, "Bươn Xao" có nghĩa là Tết vào ngày 20 tháng 8. Tết này, có nguồn gốc từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ mẫu và lịch sử đấu tranh giữ nước ở của địa phương. Trong ngày Tết Bươn Xao, có một món ăn không thể thiếu là món moọc . Dịp này, nhà nhà thi nhau gói moọc, nấu moọc để chuẩn bị Tết. 

Khám phá hang động Thằm Viên nơi biên giới miền Tây Nghệ An

Dù còn hoang sơ, nhưng không khí mát lạnh và vẻ đẹp từ hệ thống thạch nhũ trong lòng hang Thằm Viên (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong) chắc chắn sẽ chinh phục bất kỳ du khách nào một lần đến đây. 

Thằm Viên là tên gọi của hang đá nằm trên núi Pu Hò, thuộc bản Xan, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Cư dân bản địa lâu nay truyền tai nhau về vẻ kỳ vĩ, hoang sơ của hang động này, vì thế, vào một ngày cuối tháng 9/2019, chúng tôi đã có một chuyến khám phá đầy lý thú. Ảnh: Hữu Vi 

28 thg 9, 2019

Trở về tuổi thơ với kẹo tơ hồng ngon ngọt

Chẳng ai rõ kẹo tơ hồng có nguồn gốc từ đâu, chỉ nhớ rằng nó gắn liền với hình ảnh chiếc hộp gỗ phía sau yên xe đạp, cùng tiếng rao của người bán kẹo vào những buổi trưa hè nắng tràn. Tất cả như một phần ký ức tuổi thơ đã đi qua biết bao thế hệ.


Đây cũng là thức quà giản dị mang hương thơm đặc trưng trong từng sợi dừa bào, vị béo ngậy của lạc rang quyện cùng bánh tráng... vừa ngọt ngào lại vừa dẻo mềm, làm nên hương vị rất riêng và rất độc đáo, luôn khiến trẻ em phải mê mẩn.

Mai vàng… mùa nước nổi!

“Mai vàng mùa nước nổi” - người miền Tây quê tôi thường ví von loài hoa mộc mạc với cái tên rất bình dị nhưng tràn ngập trong ký ức của biết bao người: bông điên điển. “Những chùm bông điên điển giữa đồng, dù nước có nhấn chìm nhưng vẫn gắng gượng vươn lên, dâng tặng cho đời sắc hoa vàng rực còn tượng trưng cho ý chí và khát vọng vươn lên mãnh liệt của con người tự bao đời.
“Ăn bông điên điển…

Mùa nước nổi, những cánh đồng chìm trong biển nước. Ai đó từng bảo rằng đó là tấm áo màu bạc, long lanh và rất bình dị. Thật tuyệt vời khi trên chiếc áo trắng bạc đó, thiên nhiên lại ưu ái ban tặng cho một loài hoa khoe sắc vàng rực như điểm xuyết thêm cánh đồng nước nổi. Nhìn bông điên điển đương khi hoàng hôn rải những tia nắng vàng vọt cuối cùng của ngày, mới thấy hết cái đẹp bình yên và chân chất của cánh “mai vàng mùa nước nổi”. Chỉ cần dọc theo những mé sông, bờ đê hay kênh, rạch là dễ dàng bắt gặp màu vàng tươi của bông điên điển. Đâu chỉ để ngắm nhìn hay làm đẹp cho đời theo cách riêng của nó, loài hoa ấy từ lâu đã trở thành một loại “đặc sản” của người dân miền Tây Nam Bộ. Không chỉ một món, người ta còn chế biến được rất nhiều món ăn dân dã, độc đáo từ mớ bông điên điển vừa hái được sau nhà. Bà ngoại tôi ngày xưa vẫn thường nói: “Đừng coi thường bông điên điển, bởi thời của bà, nó là một trong những loại cây “cứu đói” độc đáo của dân quê mỗi khi nước tràn đồng!”. 

Cà muối - Đậm đà tình quê Hà Tĩnh

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng với cà muối giòn và mặn. Từ cách muối cà truyền thống, ngày nay, người Hà Tĩnh còn có những “biến tấu” rất độc đáo, làm phong phú món ăn đậm đà hương vị quê nhà này...

Món cà muối rất dễ làm nên hầu như người nào cũng biết muối cà. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn ngày nay, cà muối cũng đã trở thành hàng hoá. Tại thành phố Hà Tĩnh và nhiều địa phương khác đã xuất hiện nhiều hàng cà nổi tiếng. Chị Hương - người kế thừa cơ sở cà muối bà Vinh ở đường Xuân Diệu cho biết: “Cà nguyên liệu được nhập từ Đà Nẵng - là loại cà giòn, ngon. Ngoài món cà truyền thống, cơ sở của gia đình tôi còn có các món cà muối nước mắm, cà dầm tương. Mỗi loại có cách làm khác nhau và có hương vị khác nhau”.

27 thg 9, 2019

Mùa thu về Yên Tử lòng rộng thênh thang

Giữa nắng thu vàng ươm và đại ngàn núi rừng xanh ngát của vùng đất Yên Tử linh thiêng, du khách như thấy bước chân nhẹ nhàng, lòng rộng thênh thang... 

Yên Tử không chỉ là một ngọn núi thiêng của Phật giáo Việt Nam mà còn là một điểm đến văn hóa, lịch sử có phong cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ thú. Trong Quần thể di tích Yên Tử, nổi tiếng bậc nhất là khu danh thắng Đông Yên Tử thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 

Xôi xéo – món quà của ký ức

Đối với một quốc gia có bề dày văn hoá lúa nước như Việt Nam, thì những chế phẩm làm từ gạo, đặc biệt là món xôi vẫn luôn nắm giữ vị trí quan trọng trong hầu hết những món ăn hằng ngày của người Việt. Trong đó, xôi xéo là một trong các loại xôi đặc trưng nhất của người Hà Nội.
Nhiều người ví xôi xéo Hà Nội giống như nắng sớm đầu ngày. Bởi thứ màu vàng óng ả, đẹp tinh tươm, bọc trong lá sen thơm hay lá chuối đậm xanh như gói hết cả phong vị của đất trời.

Xôi xéo là tổng thể của nhiều màu sắc, vàng sậm của hành phi, vàng hanh của nếp, vàng nhạt của đậu xanh nắm; hòa quện cùng màu xanh tươi mát mắt của lá gói xôi.

Không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc, xôi xéo còn hấp dẫn cả mùi vị. Khi mở ra, mùi thơm của hành phi, của mỡ phi sẽ ập ngay lên mũi của người thưởng thức.

Nguyên liệu bao gồm gạo nếp, đậu xanh, hành khô và nghệ.

Tinh tế xà cạp của người Bhơ Noong

Trong các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên duy chỉ có tộc người Bhơ Noong (cư trú tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) sử dụng tấm vải màu trắng, đen hoặc màu chàm bó quanh đôi chân giống như chiếc xà cạp của các dân tộc miền núi phía Bắc. Cách phục sức này đến nay vẫn còn phổ biến vì theo đồng bào đây cũng là cách để vừa làm đẹp vừa chống côn trùng cắn gây hại và bảo vệ cơ thể chống chọi với giá rét ở miền núi.
Các dân tộc miền núi phía Bắc sinh sống trong điều kiện thiên nhiên, môi trường khí hậu khắc nghiệt nên đồng bào luôn có ý thức về việc bảo vệ cơ thể. Bộ y phục của các tộc người do chính họ làm ra từ sợi lanh, sợi bông hay các nguyên vật liệu mua từ thị trường qua trao đổi với ngươi Kinh ở chợ luôn có độ bền chắc để bảo vệ cơ thể rồi mới tính đến việc làm đẹp. Ngoài trang phục chính, đồng bào đã nghĩ ra cách dùng vải quấn lại thành từng lớp để bảo vệ đôi chân khỏi bị côn trùng tấn công và giữ ấm đôi chân trong mùa đông buốt giá. Mảnh vải để quấn chân người ta gọi là xà cạp. Mỗi vùng có cách sử dụng xà cạp khác nhau. 

Xà cạp làm nên vẻ đẹp của trang phục lễ hội dân tộc Bhơ Noong.