10 thg 10, 2018

Đến Cao Bằng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của thung lũng Ngọc Côn, Phong Nậm

Đến đây, bạn sẽ được đắm mình dưới những áng mây bồng bềnh giữa khung cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi đồi sông nước và những cánh đồng trải dài tít tắp.

Ngọc Côn là một xã thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trên địa bàn xã Ngọc Côn có núi Lũng An, núi Lũng Khuốt, núi Lũng Qua, núi Lũng Thoang, núi Pò Dao, núi Tôm Đeng

8 thg 10, 2018

Nơi lưu giữ những báu vật Chăm

Bảo tàng là nơi phản ánh rõ nét nhất bộ mặt văn hoá, chính trị, xã hội của một đô thị, một vùng đất, thậm chí nó còn có thể soi rõ những giá trị ẩn tàng của một nền văn minh cổ đã ngủ quên trong lòng đất từ hàng nghìn, hàng triệu năm trước đó… Điều đó hoàn toàn ứng nghiệm với câu chuyện về một trong những bảo tàng cổ nhất Việt Nam nằm bên bờ Hàn Giang: Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng. 

Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, theo chân đoàn quân viễn chinh Pháp kéo đến Việt Nam người ta thấy có cả những nhà khảo cổ. Họ đến Việt Nam với mong muốn tìm kiếm những báu vật ở vùng viễn Đông xa xôi để đưa về “mẫu quốc”. Thế nhưng những cuộc chiến liên miên, và có cả những lí do nào đó đã khiến cho người Pháp thời bấy giờ phải tính tới chuyện xây nên những bảo tàng ở xứ thuộc địa để cất giữ những thứ mà họ đã tìm thấy được ở Việt Nam. Và đó là một trong những lí do của sự ra đời khá sớm các bảo tàng ở Việt Nam, trong đó có Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Làng nhang Dĩ An

Làng nhang Bình Minh II (phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hơn 100 năm tuổi là làng nghề tăm nhang nổi tiếng không chỉ ở nhiều vùng trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. 

Nguyên liệu để chẻ tăm nhang phải là loại tre già được lấy từ rừng Bù Đốp, Phước Long, tỉnh Bình Phước hoặc ở Nam Cát Tiên, Lâm Đồng đem về đây bán lại cho người chẻ nhang. Ngồi quan sát người thợ chẻ nhang mới thấy khâm phục sự điêu luyện của người làm nghề. Mỗi động tác của người chẻ đều thoăn thoắt, dứt khoát. Chỉ cần nhìn qua thanh tre là biết phải chẻ làm ba hay bốn để phù hợp với li, tấc của loại tăm, chân nhang đang chẻ.

Những que nhang khi đốt lên có mùi thơm dịu, hương phảng phất tạo nên thương hiệu nhang Dĩ An. 

Đi tìm Ot N’rông trên cao nguyên M’nông

Dân tộc M’nông đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa độc đáo, được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn học dân gian truyền miệng, dân tộc M’nông đã tích lũy kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, lời nói vần, những truyện cổ, truyền thuyết, thần thoại và nổi bật hơn, qui mô hơn hết là thể loại sử thi, trường ca Ot N’rông. 

Hành trình đi tìm sử thi Ot N’rông


Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm ngỡ rằng dân tộc M’nông không có loại sử thi như các dân tộc láng giềng ở Tây Nguyên. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, người M’nông cũng có hình thức sử thi, nhưng tìm ra cái tên gọi bản địa nó là gì, hình hài của nó ra sao, thì vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Cuối năm 1988, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Viện Văn hóa dân gian tiến hành điền dã, trong đó, người viết bài này cũng may mắn là một thành viên trong đoàn, đã phát hiện ra sử thi M’nông từ nghệ nhân Y Đôn sống ở bon (buôn) Bu Dop, xã Dak Mon, huyện Dak Min, tỉnh Đắk Nông.

Nhịp chiêng trong sử thi M'nông. 

Ốc luộc Hà Thành

Không chỉ là đặc sản của Hà Nội mà món ăn này đã đi vào những trang sách và gắn bó với tuổi học trò của nhiều thế hệ người Việt Nam. Trong tiết trời se lạnh ở Thủ đô, có bát ốc luộc nóng bỏng chấm cùng nước mắm đủ vị chua cay thì mới tuyệt làm sao. 

Với người dân thủ đô từ xa xưa, món ốc luộc là một đặc sản quen thuộc, gắn liền với cuộc sống của người nông dân ngoại thành Hà Nội. Bên các ao làng hay đồng ruộng mùa nước cạn,người dân bắt được mớ ốc đồng và mang bán tại các chợ quê. Chính vì thế ốc luộc là sản vật tinh khiết trong lành, dân dã của đồng quê.

Loại ốc dùng để luộc được chọn là ốc vặn có hình vân nổi rõ. Con ốc nhỏ nhưng tròn trịa để đảm bảo là loại ốc nhiều thịt và béo. Khi mua ốc về, ốc sẽ được ngâm với nước gạo một ngày để ốc nhả hết các tạp chất bẩn. Sau khi ốc đã sạch, người chế biến mới đem luộc. Ốc được luộc kèm với lá chanh và sả để thấm đượm vị thơm và mang theo hương đồng gió nội. Khi nước sôi và vỏ ở ốc rời ra khỏi miệng ốc là báo hiệu ốc đã chín, người chế biến sẽ đổ ốc ra đĩa, hương thơm của sả, vị cay của ớt quyện hòa với hơi nóng bốc lên nghi ngút là chúng ta có thể thưởng thức ốc luộc ngay khi vừa vớt ra khỏi nồi. 

Gia vị để có món ốc luộc ngon gồm : gừng, ớt, sả, chanh, tỏi và một bát nước mắm pha.

Ngắm hàng trăm cây chè Shan Tuyết cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng

Không chỉ mang lại giá trị kinh tế lớn, những cây chè Shan Tuyết trên đỉnh Suối Giàng (Yên Bái) cũng thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.

Là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400 m, được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm

Phó Bảng bình yên trên cao nguyên đá Hà Giang

Phó Bảng một thị trấn nhỏ gần sát nơi biên giới thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cuộc sống nơi đây bình lặng như bị lãng quên.

Lên cao nguyên đá Đồng Văn, những khúc cua quanh co thường làm nản lòng nhiều tay lái cự phách.

Thăm tu viện Phật giáo tuyệt đẹp bên bờ vịnh Vân Phong

Từ điện Nam hải Quan Âm của tu viện Giác Hải có thể phóng tầm mắt ra một vùng biển nước mênh mông của vịnh Vân Phong. Sự hài hòa giữa kiến trúc và màu xanh thiên nhiên ở nơi đây đem lại cho du khách một cảm giác thư thái tuyệt vời.

Tọa lạc trên núi Ông Sư, hướng ra vịnh Vân Phong, tu viện Giác Hải (còn gọi là chùa Giác Hải) là một thắng cảnh nổi tiếng của huyện Vạn Ninh ở tỉnh Khánh Hòa

Cơn sốt mang tên “hoa muồng vàng”

Liên tiếp những tấm ảnh đầy ấn tượng đã “chớp” được khoảnh khắc hàng nghìn nhánh hoa muồng vàng căng nhựa, bắt đầu lả tả rơi cánh trong tiết trời mùa thu dễ chịu của vùng "trà" trứ danh Bàu Cạn (Gia Lai)


Những bức hình này được chụp tại nông trường chè Bàu Cạn thuộc thôn Tây Hồ, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 40 phút đi xe máy.

5 thg 10, 2018

Bò đi Đá Nhảy

Xưa kia có một giai thoại lý thú về câu đối như thế này:

Ông nghè Nguyễn Duy Thiện (làng Lý Hoà, tỉnh Quảng Bình) và ông nghè Trần văn Thống (làng La Hà, tỉnh Quảng Bình) rủ nhau đi chơi. Khi đến bãi biển Đá Nhảy (thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), hai người thở hào hển, vừa nhảy vừa bò qua các tảng đá. Ông Thiện nhìn cảnh ấy, xuất ra câu đối: Hùm hét La Hà.

Câu đối này lắt léo ở chỗ vừa diễn tả con hùm (cọp) hét ở La Hà (là tên làng, quê của ông Thống), lại vừa là 4 động từ diễn tả các hoạt động của miệng (hùm - hét - la - hà) và cũng đúng là các động tác mà bạn mình đang thể hiện.

Ông Thống đứng lại để... thở, và đối: Bò đi Đá Nhảy,

Câu đối lại này rất xuất sắc ở chỗ vừa diễn tả con bò đi ở Đá Nhảy (là chỗ hai ông đang đi), lại vừa là 4 động từ diễn tả các hoạt động của chân (bò - đi - đá - nhảy) và cũng đúng là các động tác mà hai ông đang thực hiện.

Có một câu chuyện kể khác về xuất xứ của đôi câu đối này. Rằng sau khoa thi Đình năm Nhâm Tuất 1862, để thử sức các vị tân tiến sĩ, vua Tự Đức ra vế đối: “Bò đi đá nhảy”. Một trong những vị tân tiến sĩ là ông Trần Văn Chuẩn, người làng La Hà tủm tỉm cười rồi thong thả đọc: “Hùm hét la hà”. Ngày nay trong nhà thờ họ Trần vẫn còn ghi lại giai thoại này.