20 thg 3, 2018

“Cầu phao” âm thanh

“Anh bắc qua năm tháng - Chiếc cầu phao âm thanh - Đợi hai đầu mưa nắng - Đàn mắc võng tâm tình...”
Đó là những lời thơ mở đầu bài hát “Đàn t’rưng” của nhạc sĩ Nguyễn Viêm, lời thơ Huy Cận.

Gần 40 năm đã qua, kể từ ngày chị em tôi say sưa lắng nghe và mê mải hát theo người nam ca sĩ có chất giọng trầm ấm, tha thiết phát ra từ chiếc đài bán dẫn nho nhỏ, cũ kỹ.

Cảm nhận lời ca, ý nhạc từ lâu; nhưng tận mắt ngắm nhìn chiếc “cầu phao âm thanh” mến yêu, thì mãi sau này, khi chuyển vào sống ở mảnh đất bên sông Đăk Bla, với tôi, mới là thực sự...

19 thg 3, 2018

Không gian thanh bình khiến du khách phải dừng chân của Bảo Lộc

Bảo Lộc là địa danh không mới mẻ nhưng vẫn thu hút du khách nhờ nét hoang sơ của thiên nhiên và lối sống bình dị, mộc mạc của cư dân bản địa.

Bảo Lộc được biết đến với nhiều ngọn thác hùng vỹ như thác Dambri, thác 7 tầng Tà Ngào, thác Tam Hợp, thác Cầu Đôi. Ngoài ra còn có Suối Đá, hồ Đồng Nai, hồ Lộc Thanh, nằm ẩn mình bên những tán cây rừng nguyên sinh to lớn, tạo khung cảnh hữu tình, nên thơ. 

Kon Tum đón đợi mùa hoa pơ-lang

“Tây Nguyên ơi hoa rừng bao nhiêu thứ. Cánh hoa nào đẹp nhất rừng. Tây Nguyên ơi anh có nhớ buôn làng, nhớ người con gái. Nhớ cánh hoa pơ-lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên” - Ca từ trong bài hát “Em là hoa pơ-lang” của nhạc sĩ Đức Minh đã gợi nhớ về hình ảnh những cô gái Tây Nguyên được ví von như bông hoa pơ-lang rực rỡ, tươi thắm…

Đầu xuân, khi nắng vàng từng giọt miên man nhả xuống miền đất này, tiết trời ấm áp, người ta lại được chiêm ngưỡng sắc hoa pơ-lang, nhắc nhở về loài cây mang tính biểu trưng cho vùng đất Tây Nguyên.

Cây pơ-lang thuộc họ gạo, có gai và bạnh vè ở góc, lá kép chân vịt mọc so le, hoa màu đỏ kết thành chùm và có đặc điểm là nở trước khi ra lá. Đây là loài thực vật phổ biến rất thích hợp với thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên, gắn liền với nếp sống văn hóa cũng như tâm linh từ ngàn đời của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hoa pơ-lang còn có nhiều tên gọi khác là hoa gạo (cách gọi của người Việt) hay hoa mộc miên (cách gọi của người Hoa).


Hai cây pơ-lang ở làng Kon Tu Mơnây Sơ Lam phường Trường Chinh. Ảnh: L.S 

Nắng bên cầu Kon Klor

Sông Đăk Bla là con sông chính chảy qua thành phố Kon Tum, hàng ngày chứng kiến sự thay đổi của thành phố này. Dù nguồn ngân sách có hạn, nhưng với nỗ lực, tỉnh ta đã xây dựng những cây cầu bắc qua sông Đăk Bla làm giảm thiểu ách tắc và góp phần cho thành phố Kon Tum có bước phát triển kinh tế - xã hội sôi động. Trong đó, cầu treo Kon Klor là một điểm nhấn đẹp cho thành phố.

Vừa hết ngày cuối cùng của tháng 2, nắng tháng 3 đã nhanh chân ùa về sưởi ấm và cũng mang theo chút se se lạnh hòa lẫn trong cái vị ấm áp riêng của đất trời Tây Nguyên.

Kon Tum năm nay, nắng tháng 3 thật lành. Bước chân đến cầu Kon Klor tôi đã thấy một không gian mênh mông ngút ngàn. Kon Klor là cây cầu đẹp nhất của Kon Tum và cũng là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

Đến Tú Lệ thưởng thức xôi nếp dẻo thơm

Trong hành trình Tây Bắc trên cung đường Yên Bái- Tú Lệ- Mù Cang Chải, xôi nếp thơm nơi đây là đặc sản làm nức lòng du khách.

Nhắc đến xã Tú Lệ (Văn Chấn- Yên Bái) ai cũng nhắc đến không ít lần về đặc sản gạo nếp Tú Lệ thơm ngon nhất vùng Tây Bắc.

Món ngon cá niên nấu với cây chuối rừng

Nhắc đến ẩm thực ở vùng đất Kon Plông, nếu chỉ giới thiệu đặc sản đã có trong thực đơn nhà hàng nơi đây (như cá tầm, gà nướng, cơm lam…), chắc chắn sẽ thiếu sót bởi còn những món ngon độc đáo được nấu từ cá niên với chuối rừng dân dã do chính đồng bào Mơ Nâm chế biến để đãi khách quý hoặc các lễ hội của làng...

Một lần được về làng Kon Zu, xã Măng Cành (huyện Kon Plông), chúng tôi được cán bộ địa chính - nông lâm xã Măng Cành - A Láu mời về thưởng thức món cá niên nấu với cây chuối rừng dân dã rất độc đáo, khác hẳn cái vị cá niên nấu với rau răm hoặc cà chua xanh mà tôi từng thưởng thức.

Cuối tháng 11, ở Kon Plông gần như ngày nào cũng có mưa phùn lất phất làm cho thời tiết càng rét buốt. Đây là đặc trưng khí hậu riêng có ở vùng Đông Trường Sơn này. Từ trung tâm huyện về xã Măng Cành chỉ chừng chục cây số nhưng chúng tôi như thấu được cái rét mướt càng nhiều hơn trên đường về xã.