6 thg 1, 2018

Phố nắng trên cù lao Đại Bái

Có người ví, đường làng đúc đồng Đại Bái tựa một con phố đầy nắng, hay là con đường ánh sáng. Bởi đâu đâu cũng lấp lánh chùm tia phản quang của những đồ mỹ nghệ đồng bày bán san sát hai bên. Xưa làng là một cù lao của sông Bái, chi lưu của sông Đuống. 

Tôi hỏi mua cặp chân nến bằng đồng, người ta chỉ sang cửa hàng của nghệ nhân Nguyễn Văn Lục, ở xóm Sôn. Ông đã từng được vinh danh “Bàn tay vàng” đầu tiên trong làng...

Giếng cổ và những chiếc nồi ngàn năm 


Truyền thuyết của làng kể, xưa giếng cổ của làng có nước màu đỏ, bởi ngấm bã trầu của Thánh Gióng ăn trong lúc nghỉ ngơi tại đây, sau khi đánh giặc Ân trở về. Hiện xung quanh bờ giếng vẫn còn những dấu gót chân Thánh để lại. Có người còn đồ rằng, ngay cái nồi lớn nấu cơm cho cậu Gióng ăn lớn nhanh như thổi, cũng được dân làng Đại Bái đúc không biết chừng. Ngẫm có lý bởi đã ngàn năm qua dân làng Bưởi Nồi (tên nôm của Đại Bái) đã hình thành nghề làm nồi đồng.

Khám phá lăng mộ đá cổ đồ sộ nhất xứ Thanh

Lăng Quận Nghi ở Thanh Hóa là nơi quy tụ những tác phẩm điêu khắc đá cổ đồ sộ và độc đáo hiếm thấy của Việt Nam.

Nằm ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cụm di tích đền thờ - lăng mộ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi hay lăng Quận Nghi có niên đại từ thế kỷ 16, là khu lăng mộ đá có quy mô lớn bậc nhất xứ Thanh

Chùm ảnh "độc" về diện mạo tỉnh Bình Phước năm 1963

Những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv Godner chụp.

Trạm xăng của hãng Shell ở quận An Lộc, tỉnh Bình Long, nay là thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, năm 1963. Ảnh: Smugmug.com

5 thg 1, 2018

Nhà kèn - một phần ký ức đặc biệt của người xứ Huế

Nhà kèn Huế là nơi nhiều người Việt lần đầu tiếp xúc với tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển lừng danh, cùng những bài hát “nhạc Tây, lời ta” đầu tiên.

Nằm ở công viên 3/2, bên bờ sông Hương thơ mộng, nhà kèn Huế là một địa điểm lịch sử ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp của người dân đất Cố đô

Nghệ thuật chạm, khắc gỗ trong đình, chùa ở Tiền Giang

Đình, chùa ở Tiền Giang ngoài yếu tố tín ngưỡng tâm linh còn chứa đựng các giá trị nghệ thuật dân gian độc đáo; trong đó có nghệ thuật chạm khắc gỗ. Tại các đình, chùa, loại hình nghệ thuật này được thể hiện qua các cột, bao lam, hoành phi, câu đối,...

Tại chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho) có 2 đôi long trụ được làm từ gỗ quý, chạm khắc hình rồng uốn lượn rất sinh động, tinh xảo; riêng đôi phía ngoài chạm tứ linh do bà Lê Thị Ngởi ở Ba Tri (Bến Tre) hiến cúng vào năm 1909. Nét đặc biệt là đôi long trụ này có lối sắp xếp bố cục độc đáo, có một không hai: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng. Bảy bộ bao lam chính cùng nhiều bao lam phụ.

Nhưng đặc sắc nhất là bộ bao lam Bát tiên cưỡi thú được chạm trổ tinh xảo, mỗi vị có một tư thế và cỡi trên một con thú và cầm bửu bối khác nhau, bên trái có bốn vị: tiểu đồng đứng trên lưng rùa với tay quảy chiếc giỏ tre; một tiên sinh cưỡi ngựa với tay cầm ống bút, một thư sinh cưỡi hổ thổi sáo, một ông lão cưỡi đề thính vuốt râu, bên phải có bốn vị: một vị trung niên cưỡi trâu tay cầm bình hồ lô, tiên nữ cưỡi hạc cầm hoa sen, một tiên sinh cưỡi lộc với tay vuốt râu và một ông lão kỳ lân với phất trần trên tay, trên bao lam bát tiên còn có thần mặt trời cưỡi rồng và thần mặt trăng cưỡi phụng được chạm trổ rất công phu, do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908.

Một số tác phẩm nghệ thuật chạm gỗ ở bên trong chánh điện chùa Vĩnh Tràng 

Độc đáo nghệ thuật chưng kết ở Tiền Giang

Nghệ thuật chưng kết, nói tắt của chưng hoa kết trái, là sản phẩm nghệ thuật đặc thù của miệt vườn, xứ sở của cây trái và là sự phát triển của nghệ thuật chưng mâm ngũ quả vốn là một truyền thống lâu đời của người dân Nam bộ và Tiền Giang.

Ngày xưa các phương tiện trang trí nhà cửa chưa phong phú như bây giờ nên mỗi khi có đám tiệc hay lễ tết người ta thường bày ra nghệ thuật chưng kết để làm đẹp cho ngôi nhà và tiệc lễ. Tác phẩm chưng kết này thường được đặt trang trọng trên bàn nghi ở trước bàn thờ, ngay giữa nhà trên, nên loại hình nghệ thuật này còn được gọi là chưng nghi.


Một kiểu chưng nghi theo rồng - phụng. 

Khám phá Long An

Khi tiết trời se lạnh, những tờ lịch cuối cùng của năm sắp hết cũng là lúc nhiều người lên kế hoạch du lịch, thư giãn sau một năm làm việc. Nếu không có thời gian cùng gia đình tận hưởng những chuyến đi xa, sao bạn không thử tìm đến những điểm du lịch trong tỉnh? Những nơi này hứa hẹn mang đến cho bạn nhiều điều thú vị, bất ngờ đấy!

Du khách đi tắc ráng tham quan Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười 

4 thg 1, 2018

Nhớ hương vị mắm còng Phước Lại

Mắm còng là một trong những đặc sản của vùng hạ huyện Cần Giuộc, món ăn ưa thích trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng sông nước Nam bộ. Địa phương làm mắm còng nổi tiếng phải kể đến là xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Đến xã Phước Lại, ai cũng biết ông Huỳnh Thanh Hải (46 tuổi) - một trong những người làm mắm còng nổi tiếng ở ấp Tân Thanh B. Ngoài sân, ông chất đầy thùng nhựa đựng mắm còng đang được phơi nắng với mùi thơm đặc trưng; trong nhà, các thành viên trong gia đình tất bật chiết mắm vào hũ để giao cho khách.

Nghề làm mắm còng ở đây có từ lâu đời, song do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên nghề này dần mai một. Dù là con “nhà nòi” nhưng mãi đến năm 24 tuổi, ông Hải mới theo nghề truyền thống của gia đình. Ông cho biết: “Lúc nhỏ, tôi thường theo ba mẹ ra đồng bắt còng và phụ làm những việc lặt vặt chứ chưa chú tâm học nghề. Lớn lên, với mong muốn cuộc sống ổn định nên tôi quyết định tiếp nối và phát triển nghề truyền thống của gia đình”.

Ông Huỳnh Thanh Hải chiết mắm còng vào hũ

Khám phá ốc vú nàng – đặc sản gợi cảm nhất nhì vùng biển Việt Nam

Ốc vú nàng là một trong những đặc sản tiến Vua trứ danh ở nhiều vùng biển nước ta. Cái tên ốc vú nàng được xuất phát từ ngoại hình của chúng bởi khi nhìn, nhiều người dễ dàng liên tưởng ngay đến hình dạng gợi cảm giống như bầu ngực của thiếu nữ.


Ốc vú nàng là một loại đặc sản biển quý hiếm, có hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.

Loại ốc này chỉ sinh sống trên các ghềnh đá tại một số nơi như biển Côn Đảo, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Khánh Hòa, Lý Sơn (Quảng Ngãi)… 

Vẻ đẹp hút hồn, lịch sử đặc biệt của điện Long An ở Huế

Có kiến trúc hoa mỹ, điện Long An ở Huế đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, từng vài lần chuyển đổi công năng và một lần phải di dời địa điểm.

Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chính là điện Long An, một cung điện tráng lệ của nhà Nguyễn xưa