22 thg 12, 2017

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm trưng bày hiện vật Chăm vào loại độc nhất vô nhị trên thế giới. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hiện tại, Bảo tàng đang lưu giữ 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bảo tàng tọa lạc tại số 2, đường 2 Tháng 9, quận Hải Châu, ngay giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2 Tháng 9. Bảo tàng có tổng diện tích 6.673m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000m². 

21 thg 12, 2017

Người Sài Gòn đi tàu buýt

Sau nhiều tháng chờ đợi, người dân Sài Gòn và du khách đã được trải nghiệm một loại hình vận chuyển mới lạ là “tàu buýt đường sông”, vừa được đưa vào khai thác từ cuối tháng 11/2017. 

Vào một sáng chủ nhật, chị Đinh Thị Hằng, 38 tuổi, nhà quận Thủ Đức cùng gia đình mua vé từ bến Linh Đông, quận Thủ Đức để trải nghiệm chuyến tàu buýt đầu tiên ở thành phố. Không còn cảnh khói bụi, kẹt xe, nắng gắt… như đường bộ mà thay vào đó là sự mát mẻ, thoáng đãng khi tàu buýt chạy trên sông. Cảm giác mới lạ, hào hứng, thích thú là điều nhận thấy ở chị Hằng cũng như mọi người khi có mặt trên tàu buýt này.

Neo đậu ở bến Bạch Đằng, tàu buýt nổi bật với màu vàng. Tàu được thiết kế dài 18 mét theo dạng cánh ngầm hiện đại. Nội thất bên trong tàu rộng rãi, sạch sẽ có 6 dãy ghế nhựa màu xanh với 80 chỗ ngồi. Trên tàu trang bị hệ thống đèn, điều hòa, báo cháy, nhà vệ sinh… Các cửa kính được thiết kế rộng để du khách có thể thoải mái phóng tầm mắt ngắm cảnh hai bên bờ sông Sài Gòn.


Tuyến tàu buýt đường sông đầu tiên được Sở Giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Thường Nhật phối hợp thực hiện.

Xe xưa người cũ

Trong tất tả ngược xuôi cuộc sống hiện đại thì những chiếc xe đạp cổ đã điểm thêm nét đẹp cho Thủ đô ngàn năm văn hiến. Mỗi chiếc xe là một câu chuyện không thể quên trong ký ức mỗi người về một thời kỳ của Hà Nội cách đây nửa thế kỷ. 

Trong cái rét ngọt đầu Đông, chúng tôi theo chân ông Nguyễn Mạnh Hùng (Kim Hoa – Phương Liên – Đống Đa) ra Hồ Tây tụ họp với những thành viên CLB xe đạp cổ Hà Nội Xưa và nay và CLB xe đạp Peugeot Hà Nội. Trang phục của những hội viên đến đây rất trang trọng, lịch lãm. Dù là đạp xe thể dục nhưng nhiều cụ ông với giày tây, áo vest, mũ phớt chẳng khác gì đang đi dự tiệc.


Mỗi sáng chủ Nhật, các thành viên CLB xe đạp Hà Nội Xưa và nay lại hẹn gặp nhau tại đường Thanh Niên. Thành lập đã được 9 năm, đến nay CLB đã có gần 100 thành viên, có độ tuổi từ 20 cho đến 80 tuổi.

Thú vị du lịch bắn nỏ tại bản Áng, Mộc Châu

Thử thách tài năng của bản thân cùng cây nỏ của người Thái đem lại cảm xúc thú vị cho du khách khi đến Mộc Châu.

Với các dân tộc ở Mộc Châu cây nỏ gần như trở thành một thứ dụng cụ không thể thiếu cùng với dao, cuốc, xẻng... trong quá trình chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển.

Đó là thứ vũ khí để bảo vệ mình trước thú dữ, để đi săn lấy thực phẩm, để thể hiện tài năng của một người đàn ông trước cộng đồng và để chinh phục… người con gái xinh đẹp mình đang để ý.

Mỗi dân tộc lại có cây nỏ riêng của mình, người Thái cũng vậy. Ngày nay, cây nỏ không còn dùng để đi săn nữa, nhưng trong các gia đình gần như đều có treo một cây ở góc nhà, góc bếp, để trang trí, đôi khi để người đàn ông còn hoài mong về một thời xưa cũ khi thú rừng còn đầy núi, còn tìm về tận chân cột nhà. 


Ngắm hoa sở nở trắng rừng nơi vùng biên giới Quảng Ninh

Những ngày này, hoa sở đang nở rộ trắng muốt trên bạt ngàn rừng núi Bình Liêu, Quảng Ninh.

Cây sở còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè, thường gặp ở nhiều vùng rừng núi Đông Bắc. Cây sở đi vào trong thi ca với những hình ảnh đẹp “Chiều biên giới, khi mùa đào hoa nở, khi mùa sở ra cây”, “Lối đèo xưa hoa sở trắng bên đồi”,…

Thong dong dạo bước chợ phiên phố núi Sa Pa

Phiên chợ ở trung tâm thị trấn Sa Pa (Lào Cai) tuy có dáng dấp của chợ phố thị nhưng vẫn không mất đi sắc màu vùng cao. Điều đó hiện rõ ở những dãy chợ với sự góp mặt của đồng bào vùng cao trên những bản làng ở Sa Pa và những mặt hàng không thể thiếu được mỗi khi đồng bào xuống núi.

Rau đậu Hà Lan là đặc sản không thể thiếu ở phiên chợ Sa Pa. 

Dọc hành lang bên ngoài chợ là cả một dãy dài những mặt hàng chủ yếu là nông sản của đồng bào vùng cao. Tại đây, người Mông, Dao, Giáy mang đủ các thứ hàng xuống chợ.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ

Là tộc người có chữ viết riêng, người Dao sớm đã biết sử dụng chính những nguyên liệu gần gũi quanh mình tạo ra một phương tiện để ghi chép lại những phong tục tập quán, những nghi lễ, những điều cần dạy bảo con cháu, đó là giấy. Làm giấy đã trở thành một nghề truyền thống của cộng đồng người Dao.

Tôi có dịp theo chân chị Triệu Thị Mến ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tới các bản làng của người Dao đỏ. Chị Mến bảo, ngày trước cứ vào tầm tháng 7, tháng 8 nếu vào bản người Dao, dưới sân, trước hiên nhà đâu đâu cũng sẽ thấy bà con phơi khung giấy. Còn bây giờ, cứ thời tiết khô ráo, nắng to là bà con đem giấy dó ra phơi sẽ được giấy trắng đẹp.

Từ xa xưa, người Dao không chỉ dùng giấy đóng thành từng quyển để viết chữ, mà còn dùng vẽ tranh, đục hoa văn để sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi. Người Dao còn làm giấy để hóa, tương tự như người Kinh hóa tiền âm phủ vậy. Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn nên các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội.

Cận cảnh nhà thờ cổ “siêu nhỏ” giữa lòng Hà Nội

Nằm trong khuôn viên chặt hẹp giữa khu dân cư, nhà thờ cổ An Thái vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm nhưng vẫn không kém phần tinh tế.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ 460 Thụy Khuê, nhà thờ cổ An Thái hay nhà thờ Kẻ Bưởi mang trong mình nét độc đáo riêng của nó.

Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt: Bài thơ kiến trúc trên cao nguyên

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được coi là một trong những công trình đẹp nhất Đà Lạt, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi tới nơi đây.

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một công trình kiến trúc độc đáo của thành phố ngàn hoa. Cùng với nhà ga xe lửa Đà Lạt, công trình này là hình ảnh biểu tượng của đô thị thủ phủ Tây nguyên. Trường toạ lạc trên một diện tích rộng lớn với nhiều công trình, hài hoà cùng cây xanh và cảnh quan đồi núi cao nguyên

20 thg 12, 2017

Chợ Cồn - thiên đường ăn vặt giữa trung tâm Đà Nẵng

Từ bánh bột lọc, bánh canh cua, bánh xèo, bún hến đến hàng chục loại chè luôn sẵn sàng phục vụ du khách.

Nằm trên hai trục đường Ông Ích Khiêm và Hùng Vương, chợ Cồn nổi tiếng là ngôi chợ ăn vặt của trung tâm Đà Nẵng với vô số món ngon. Nem nướng là một trong những loại thức ăn được bày bán phổ biến nhất tại đây.