13 thg 5, 2017

Khách hái đào chín, dâu tây đỏ tại vườn ở Sa Pa

Sa Pa đang vào mùa đào và dâu tây chín mọng nên du khách có nhu cầu trải nghiệm tự hái tại vườn có thể xin phép người dân.

Mỗi dịp tháng 5, Sa Pa lại bước vào mùa thu hoạch đào. Dù loại quả này được bán khá phổ biến ở nhiều ngả đường dẫn vào trung tâm thị trấn, nhưng được tận tay hái trái tại vườn đem lại trải nghiệm thú vị hơn. 

Sức sống trên cao nguyên đá Tủa Chùa

Là huyện miền núi xa xôi, còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, song nơi đây lại toát lên vẻ đẹp hút hồn, thể hiện được sức sống mãnh liệt.

Tùa Chùa cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 150km về phía Đông Bắc và nằm ở độ cao đến hơn 1.400 mét so với mực nước biển. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là đá vôi.

Cồng chiêng - thanh âm của đại ngàn

Sống giữa đại ngàn Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Ba Na, Ê Ðê, Cơ Tu, Mơ Nông, Gia Rai, Mạ... xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói, là tâm tư, là tình cảm của mình, và cồng chiêng cũng là vật thiêng giúp con người giao tiếp với thần linh. Sau 12 năm được công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng thể hiện được giá trị của mình, trở thành “sứ giả” văn hóa kết nối du khách năm châu với vùng đất đỏ bazan đầy nắng và gió của đại ngàn Tây Nguyên huyền thoại. 

Theo tiếng gọi của đại ngàn


Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật và cũng là mùa lễ hội của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Theo tiếng gọi của núi rừng, chúng tôi trở lại Tây Nguyên, trở lại thành phố Buôn Ma Thuột, đúng vào dịp nơi đây đang diễn ra Lễ hội cà phê và Liên hoan văn hoá cồng chiêng năm 2017.

Trong một bầu không khí lễ hội đậm đặc chất Tây Nguyên, những câu chuyện về chủ đề cà phê và cồng chiêng bỗng trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi hơn cả.

Di tích khảo cổ chứa đựng bảo vật quốc gia

Là 1 trong 2 bảo vật quốc gia của Long An trong 79 bảo vật quốc gia trong cả nước cho đến thời điểm hiện nay, ít người biết rằng Bộ sưu tập hiện vật vàng thuộc nền văn hóa Óc Eo được khai quật tại một di tích khảo cổ nổi tiếng trên vùng đất Đức Hòa.

Đó là Khu di tích khảo cổ Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa), thuộc văn hóa Óc Eo, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia tại Quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5-9-1989.

Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, do nhà khảo cổ học người Pháp - Henry Parmentier phát hiện vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía Tây Nam cụm di tích này là Gò Tháp Lấp. Năm 1987-1988, Sở Văn hóa-Thông tin Long An (nay là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp Viện Khoa học Xã hội tại TP.HCM khai quật 3 di tích trong khu vực này là Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước.

Khung cửa đá-Di tích Gò Xoài

8 thg 5, 2017

Vườn hoa oải hương tím biếc giữa trung tâm Đà Lạt

Cánh đồng hoa oải hương rộng 2.000 m2 đang vào mùa nở rộ, là điểm mới thu hút khách đến thung lũng Tình yêu, Đà Lạt.

Hoa oải hương được trồng ở thung lũng Tình yêu từ tháng 6/2016, hướng đường lên đồi Vọng Cảnh, nơi có cảnh sắc thiên nhiên và tập trung lượng khách đông nhất khu du lịch. 

Phát hiện bộ Linga - Yoni Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay

Khai quật tháp Chăm Núi Bút, Quảng Ngãi, các chuyên gia phát hiện một bộ Linga - Yoni thuộc văn hóa Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay cùng nhiều hiện vật quý ghi dấu một thời kỳ lịch sử của dải đất miền Trung. 

Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển (trái) đánh giá những hiện vật này có giá trị cả về mặt văn hóa lẫn lịch sử vô cùng quý hiếm, giải mã nhiều câu hỏi của quá khứ - Ảnh: TRẦN MAI 

Chiều 5-5, tại Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Ngãi đã diễn ra buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khẩn cấp tháp Núi Bút. Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chủ trì khai quật cho biết phần móng tháp làm bằng đá ong còn nguyên vẹn rất hiếm thấy ở Việt Nam.

Những khu chợ kỳ dị, độc đáo chỉ có ở Việt Nam

Chợ bán đá quý Lục Yên (Yên Bái), chợ côn trùng Tịnh An (An Giang) hay chợ bán gà chọi (Hà Nội)… được xem là những khu chợ độc đáo, kỳ dị chỉ có ở Việt Nam. 

Từ khá lâu, Tịnh Biên - An Giang đã trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới tây nam với nhiều mặt hàng đặc biệt. Những người ở xung quanh khu vực thường gọi chợ này là chợ Côn trùng vì ở đây chuyên bán “hàng độc” như mối chúa, rết, bò cạp, ve sữa, tắc kè, bửa củi… 

7 thg 5, 2017

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) là ngôi thiền viện theo hệ phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên của miền Tây Nam bộ, chỉ mới được khởi công xây dựng từ năm 2012 và làm lễ khánh thành ngày 22/11/2015.

Cổng chính thiền viện trong ngày khánh thành. Ảnh: Báo Giác ngộ online.

Khu vực nơi thiền viện tọa lạc thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp ranh với Long An, thuộc vùng đất Đồng Tháp Mười, ngày xưa là bối cảnh quay bộ phim Cánh đồng hoang. Đây là vùng đất thấp, ngập nước.

Lên Ngũ Hồ Sơn thưởng thức mùi hồng quân

"Hàng cây xanh thắm đợi chờ/ Bồ quân chín đỏ giấc mơ cuộc đời"... Ở vùng Bảy Núi, An Giang, đến mùa hồng quân chín tím cả một khu vườn cũng là thời điểm trẻ con xôn xao cả một góc trời. 

Trái hồng quân mộng nước, mùi vị thanh tao - Ảnh: Hoài Vũ 

Ngũ Hồ Sơn còn có tên là núi Dài Năm Giếng hay núi Dài Nhỏ. Gọi là núi Dài Năm Giếng vì gần trên đỉnh núi có năm giếng nước nhỏ mang nhiều huyền thoại cổ tích từ thuở xa xưa. Ngoài yếu tố nhân văn, Ngũ Hồ Sơn còn có nhiều loại cây trái đặc sản, trong đó nổi tiếng nhất là trái hồng quân.

Đất và người Phú Nhuận xưa nay vẫn còn đây

Một sự kiện lớn đã nổ ra trên đất Phú Nhuận đầu năm 1885: cuộc khởi nghĩa đánh Pháp do Nguyễn Văn Bường (Năm Sóc) lãnh đạo. 

Xóm Cầu Cụt, nơi Đề Bường bị bắt; hiện đang hạ cống để lấp con lạch chảy dưới cầu Cụt - Ảnh Hồ Tường 

Đây là một sĩ phu cao tuổi, giàu tâm huyết, quê Phú Nhuận, nhà ở chân Cầu Kiệu.