17 thg 8, 2015

Bánh quai vạc - đặc sản Phan Thiết

Cắn miếng bánh quai vạc, bạn sẽ cảm nhận được vị dai sần sật từ lớp vỏ, vị mặn của tôm thịt trong phần nhân và chua chua ngọt ngọt của chút nước mắm vương trên đầu lưỡi. 

Người Phan Thiết thường gọi bánh quai vạc thành bánh quai dạc do cách phát âm của địa phương. Mỗi lần về Phan Thiết, đi dọc trên những con đường, bạn đều có thể vô tình bắt gặp món ăn này được bày bán. Những chiếc bánh dinh dính, có màu trắng trong và đỏ, được xếp chồng lên nhau trong một cái thau che kỹ lưỡng bởi lớp ni-lon phía trên.

Bạn có thể ăn tại chỗ, mua về để thưởng thức hay thậm chí tự làm tại nhà. Khi mua về nhà, người bán sẽ dùng một chiếc nĩa nhỏ, xiên vào từng chiếc bánh để kéo nó lên và cho vào hộp, rắc lên phía trên chút hành thái nhỏ và hành phi thơm. Kèm theo đó là một bịch nước mắm được cột kỹ.

Không ai biết chính xác món bánh quai vạc xuất hiện từ khi nào ở Phan Thiết, chỉ biết rằng nó gắn liền với ẩm thực địa phương và đến đây mà không ăn bánh quai vạc thì vẫn chưa khám phá trọn vẹn văn hóa ẩm thực. 

Bánh quai vạc là món ăn rất quen thuộc với người dân Phan Thiết. 

Thịt trâu nhúng mẻ

Thịt trâu dai, mềm quyện lẫn cùng nước mẻ được pha khéo léo với vị chua, mặn ngọt, cay tới hốc mũi khiến bạn vừa ăn vừa muốn hít hà.

Trâu nhúng mẻ là món ăn đặc sản của miền Tây, được các nhà hàng biến tấu và chế biến theo nhiều cách với hương vị khác nhau.

Trâu nhúng mẻ muốn ngon phải chọn loại thịt tươi, được cắt ngang thớ rồi ướp các gia vị như sả, ớt, tỏi, muối, bột ngọt, đường trong vòng một giờ cho ngấm.

Nước mẻ được nhúng thịt trâu cũng được pha chế sao cho đủ chua, không bị gắt, và có vị cay của ớt, thơm của sả. Thịt trâu được bày lên đĩa, bên trên là những lát hành tây xắt mỏng. 

Thịt trâu nhúng mẻ với thứ nước dùng chua, thanh, có vị thơm thơm của sả. Ảnh: khuyenmaivang 

Gỏi măng cụt - đặc sản miệt vườn Lái Thiêu

Măng cụt Lái Thiêu là đặc sản nổi tiếng có từ lâu đời với vị thơm ngọt, ăn ngon hết chỗ chê. Ngoài ra, loại quả này còn được người dân nơi đây chế biến thành món gỏi độc đáo, và thường vào dịp Tết Đoan Ngọ khi măng cụt trong vườn bắt đầu mùa trái chín.

Để làm được món gỏi măng cụt đòi hỏi khâu chuẩn bị phải rất kỳ công. Người ta hái trái măng vừa già trên cây xuống rồi xẻ ra thật cẩn thận, tách lấy phần ruột cho vào ngâm trong nước có vắt nhiều tắc hoặc chanh, sau đó xả nhiều lần bằng nước lạnh để thịt măng được trắng, vị giòn và ăn không bị chát.

Chọn những trái măng cụt vừa già, khi vườn cây vừa bắt đầu mùa trái chín

13 thg 8, 2015

Những món ngon từ dê núi Nga Sơn

Ủ trấu, xào lăn, đánh tiết canh hay hấp ngải cứu là những món ngon từ dê núi níu chân du khách khi đến với Nga Sơn, Thanh Hóa.

Không chỉ nổi tiếng với chiếu cói hay thắng cảnh động Từ Thức, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn được biết đến với những đặc sản như gỏi cá nhệch, rượu Nga Sơn, cháo lươn… và các món từ dê núi.

Dê Nga Sơn được chăn thả tự nhiên trên các đồi với số lượng khá nhiều, được người dân địa phương chế biến thành những món ngon đãi khách quý. Nếu có dịp đi qua trục đường 10 – tuyến đường chính của huyện Nga Sơn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quán thịt dê nằm san sát nhau, với chất lượng không kém dê núi Ninh Bình.

Dê ủ trấu

Dê ủ trấu là một món ăn không nên bỏ qua khi đến với Nga Sơn. Đầu bếp làm chín thịt dê bằng cách phủ trấu lên toàn thân và đốt rơm để mồi lửa. Khi ủ trấu xong thì toàn bộ dê sẽ chín om, da vàng rộm, tỏa mùi thơm khó cưỡng. Thịt dê lúc này được thái ra xoăn từng lọn nhỏ hoặc chặt khúc, chấm cùng tương bần. 

Tại xã Nga An, du khách có thể thưởng thức món dê ủ trấu với giá khoảng 150.000 – 180.000 một đĩa dành cho 2 người ăn. Thịt dê tái được thái ra chấm với tương bần, ăn mềm ngọt. 

Thăm Di tích đồng Nọc Nạng

Ở nơi diễn ra cuộc nổi dậy của anh em Mười Chức trên cánh đồng Nọc Nạng (xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) cách đây gần một thế kỷ hiện đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về công cuộc đấu tranh của nông dân Nam Bộ, chống lại chế độ cai trị hà khắc của thực dân và phong kiến. 

Xưa kia Giá Rai là vùng đất hoang vu toàn là sình lầy với rừng tràm, lau sậy và đầy cỏ dại. Khi những lưu dân đầu tiên đến đây khai khẩn đã phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên để làm nhà nhằm tránh thú dữ và rắn độc và cái tên Nọc Nạng đã ra đời như thế.

Cũng từ địa danh này, lịch sử đã ghi nhận một sự kiện vào năm 1928 vang động cả Đông Dương, đó là cuộc nổi dậy của gia đình anh em nông dân Mười Chức chống chính quyền thực dân và bè lũ tay sai.

Chỉ có ở Lăng Cô...

Hơn 16 giờ trên tàu TN1 từ Hà Nội, chúng tôi được “đền bù” bằng bãi biển dài bất tận, đầm Lập An xanh biếc và dãy núi Bạch Mã sừng sững của Lăng Cô. 

Đi dạo trên bãi biển Lăng Cô dưới ánh hoàng hôn - Ảnh: Lê Hồng Thái 

1. Chuyến đi Lăng Cô - thành viên câu lạc bộ những vịnh biển đẹp nhất thế giới được quyết định chớp nhoáng - chỉ hai ngày trước khi xuất phát. Bảy người nhất trí sẽ đi tàu chậm TN1 để tiết kiệm chi phí. Nhiều người trong nhóm có cảm giác thời gian như ngừng trôi khi lần đầu tiên ngồi toa ghế cứng, không điều hòa.

12 thg 8, 2015

Chí Phèo ăn chuối gì?

Đừng khi dể Chí Phèo nhé, cái bát cháo hành mà Thị Nở nấu thì có thể bạn có bát cháo ngon hơn, nhưng trái chuối mà bạn ăn không dễ gì ngon hơn chuối Chí Phèo ăn đâu!

Ở cái làng Vũ Đại của Chí Phèo - tức là làng Đại Hoàng, và bây giờ là xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam - người ta trồng nhiều một giống chuối, gọi là chuối ngự Đại Hoàng. Ngự là từ dành riêng cho vua. Chuối ngự là chuối xịn, dành cho vua ăn. Nó còn sang hơn một số sản vật khác, vốn được dùng để tiến vua. Như sâm cầm chẳng hạn, người ta gọi là sâm cầm tiến vua chớ không nói là sâm cầm ngự. Tiến vua là thứ quý giá, dâng lên cho vua, có điều vua có xài không thì chưa biết, còn ngự thì dứt khoát là vua có xơi rồi!

Chuối Ngự Đại Hoàng

Cuộc sống vạn chài ở biển An Bàng

Cách Cửa Đại và phố cổ Hội An không xa, biển An Bàng thu hút khách du lịch với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và cuộc sống bình dị của làng chài.

Trái ngược với sự đông đúc của Cửa Đại, biển An Bàng có vẻ lặng lẽ và trầm mặc. Chiều đến, lũ trẻ từ những ngôi làng xung quanh thường kéo nhau ra bờ biển. Trong khi chờ bố mẹ từ biển về, chúng tụ tập nhau chơi thả diều, đập vỏ sò hoặc tắm…Thỉnh thoảng, những đôi mắt ngóng về phía biển, chờ mong tin từ bố mẹ với những chuyến tàu đầy ắp cá tôm. 

Thế giới tự nhiên ở rừng Cúc Phương

Với hệ sinh thái đa dạng, vườn quốc gia Cúc Phương vừa là nơi sống lý tưởng cho nhiều loài côn trùng mà du khách có thể quan sát khi đến tham quan.

Sau cơn mưa, cánh rừng nguyên sinh Cúc Phương như khoác lên một màu áo mới. Mùa mưa không phải là cao điểm du lịch ở đây nhưng nếu đến, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của cây cỏ. 

Đặc sản Đồng Tháp

Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất, tắc kè xào lăn, canh lươn trứng kiến là những món đặc sản từng làm say mê nhiều thực khách khi đặt chân tới mảnh đất sen hồng.

Dưới đây là một số món ăn du khách nên thử nếu có dịp ghé thăm Đồng Tháp.

Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất

Đây là món ăn được đánh giá ngon, mát, bổ và cách làm cũng khá đơn giản. Sau khi dùng nước sôi cạo vẩy cho sạch, bỏ lòng, bạn chặt rắn thành từng khúc dài chừng tấc tay, đem hầm cho nhừ để lấy nước ngọt rồi vớt ra để riêng.

Tiếp theo, đổ gạo và đậu xanh vào xoong nước hầm rắn, khi cháo chín nêm nếm cho vừa miệng. Xé thịt rắn hổ đất thành từng miếng nhỏ trộn với chanh và rau răm. Lấy một ít thịt rắn cho vào mỗi tô cháo, rắc thêm tiêu hành và trộn đều trước khi dùng. 

Ngoài nấu cháo đậu, bạn có thể thưởng thức thêm món dồi rắn. Ảnh: phuotvietnam