12 thg 5, 2015

Nha Trang - chợ cá xưa và nay

Chợ cá Cửa Bé ở phường Vĩnh Trường

Khách du lịch đến Nha Trang có thể gặp những con đường mang tên Bến Cá, Hàng Cá, Bến Chợ ngay giữa lòng thành phố này. Đường Bến Cá nằm ven sông Kim Bồng xưa, gần chợ Phường Củi (nay là chợ Phương Sài); còn đường Hàng Cá và Bến Chợ nằm bên hông chợ Đầm, xưa là bờ đầm Xương Huân, đã bị lấp để xây chợ vào năm 1969. Hơn nửa thế kỷ trước, thuyền bè đi biển về vào cập bến khá sâu trong khu vực nay là nội thành. Sông Kim Bồng bị lấp dần qua thời gian, mất đi một thủy lộ có ý nghĩa di tích lịch sử vì đó là con sông dẫn vào nơi từng là xưởng đóng thuyền của chúa Nguyễn (nay vẫn còn con đường mang tên “Thủy Xưởng” và ngọn đồi “Trại Thủy”), cũng là nơi đã từng xảy ra những trận thư hùng giữa quân Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh những năm cuối thế kỷ XVIII (*).

Nơi những chiếc đó ra đời

Nghề đan rọ, đó là công việc truyền thống của người dân thuộc xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Từ người già đến trẻ nhỏ, bất cứ ai cũng đều có thể hoàn thành sản phẩm này. 

Cách Hà Nội khoảng 60 km, men theo đường Quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200, chỉ mất khoảng hơn một giờ lái xe, bạn sẽ đến được với xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên - nơi những chiếc đó, rọ dùng để bắt tôm, cá ra đời. 

Nghe ca Huế trên sông Hương

Đến Cố đô Huế, buổi tối đi thuyền trên sông Hương nghe câu hát, điệu hò làm say lòng du khách. Một nét mới trong việc tổ chức tour ca Huế trên sông Hương đó là ngoài sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi âm nhạc truyền thống, các nhạc công còn có thể chơi được những bản nhạc nước ngoài quen thuộc để phục vụ các du khách đến từ các quốc gia khác nhau. 

Để tham gia vào chương trình, chúng tôi có mặt ở bến tàu gần cây cầu Trường Tiền mua vé và xuống thuyền Rồng để tham dự một chương trình ca Huế. Đến giờ, khách đã ngồi kín chỗ trên khoang thuyền. Thuyền bắt đầu rời bến xuôi dòng sông Hương. Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga và rực rỡ hơn trong ánh đèn màu trang trí. Ra đến giữa dòng, thuyền được tắt máy và thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh cho dòng sông và chương trình được bắt đầu.

Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình. Ca Huế thể hiện theo hai dòng là điệu Bắc và điệu Nam. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, ai oán với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Dàn nhạc để biểu diễn ca Huế gồm có nhạc công với trang phục áo the đầu đội khăn xếp, chơi các nhạc cụ đàn nhị, đàn nguyệt, sáo và đàn bầu. Các ca công là nữ với trang phục áo dài truyền thống và chơi các nhạc cụ sanh loan, sanh tiền.


Bến thuyền tập kết du thuyền, phương tiện để chở người nghe ca Huế  bên bờ sông Hương gần cây cầu Trường Tiền, một biểu tượng của Huế.

Tháng 3 hành hương về đền thờ Quốc Tổ

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Những ngày tháng 3 âm lịch, những người con đất Việt lại hướng về núi thiêng Nghĩa Lĩnh hoặc cùng dòng người hành hương ngày giỗ Tổ. 

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân là một không gian linh thiêng 

Trong truyền thuyết từ ngàn xưa của cư dân đất Việt, Mẹ Âu Cơ kết duyên với Lạc Long Quân và sinh ra bọc trăm trứng với 100 người con. Sau đó chia thành hai nửa, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi khai thiên lập ấp.

11 thg 5, 2015

Bạch Dinh Vũng Tàu

Đi Vũng Tàu thường là để tắm biển. Biết rồi!

Tắm biển xong có thể viếng các ngôi chùa nổi tiếng, như Thích Ca Phật Đài, Linh Sơn tự, Niết Bàn Tịnh xá... Ừ, đúng!

Hoặc là viếng thăm các thắng tích công giáo, như Tượng Chúa dang tay, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu... Phải đó!

Xong rồi sao? Đi ăn. Dĩ nhiên rồi. Nhưng còn một chỗ cũng hay lắm, tới chỗ này là 4 trong 1 luôn đó!

Đó là Bạch Dinh, Villa Blanche, một dinh thự cổ với kiến trúc châu Âu thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn (đường Trần Phú). Villa Blanche từng là nơi nghỉ mát của Toàn quyền Đông Dương, vua Bảo Đại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Trong 10 năm, từ 1907 đến 1916, đây còn là nơi giam lỏng vua Thành Thái.


Là chốn vương giả như vậy nên xưa kia thứ dân như chúng ta đâu có được léo hánh tới. Sau ngày 30/4/75 thì nơi này bị bỏ bê, người dân được lên chơi, hóng mát không tốn tiền trong suốt thời gian dài. Nhưng rồi bây giờ Bạch Dinh trở thành Khu Di tích Lịch sử Văn hóa, muốn vô phải mua vé. Thôi thì dân Vũng Tàu họ quen vô miễn phí rồi giờ bán vé họ chán, không thèm vô, còn ta là dân du lịch, bỏ 15.000 đ/người mua vé (giá tháng 1/2015) cũng xứng đáng lắm đó! Bởi vì vô đây ta có thể thưởng ngoạn nhiều thứ:

Về Đồng Hới thăm di tích lịch sử

Nằm ngay cửa sông Nhật Lệ, Đồng Hới (Quảng Bình) từng được chúa Nguyễn xây thành lũy để phòng thủ trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh, kéo dài gần nửa thế kỷ. Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên. 

Thành Đồng Hới 

Ở thế kỷ 20, Đồng Hới cũng là nơi hứng chịu nhiều bom đạn tàn phá mà dấu tích ghi lại qua rất nhiều tượng đài và vết tích còn sót lại.

Bắt đầu từ Quảng Bình quan, một trong ba cửa ải của hệ thống lũy Thầy hay lũy Đào Duy Từ (mang tính chất phòng thủ), do nhà chiến lược quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây đắp năm 1631.