28 thg 6, 2014

Kê là Gà

Kê Gà là tên một mũi đất nhô ra biển ở Bình Thuận, cũng là tên ngọn hải đăng cổ xưa ở đó.

Kê là gà.

Kê Gà là... gà gà. Đầu là gà, đuôi cũng là gà!

Địa danh do ông bà ta đặt nhiều khi khá quê mùa, cục mịch, nhưng thường là có nghĩa chứ không... lãng nhách như vậy. Nhiều người cho rằng tên Kê Gà là sai, đọc đúng phải là Khe Gà. Wikipedia giải thích tên gọi Kê Gà như sau: vì mũi đất nhô ra giống đầu con gà nên gọi là Kê Gà. Ơ hay, giống đầu con gà sao không kêu là Đầu Gà, Mũi Gà, hay... Mỏ Gà, mắc chứng gì lại kêu là... gà gà (Kê Gà)?

Hải đăng Khe Gà. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Miếu Tràng - ngọc xanh đất cảng

Từ trên cao nhìn xuống, miếu Tràng (xóm 2, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) như một viên ngọc xanh ngọc bích. Đây còn gọi là miếu Cây Xanh bởi những hàng cây cổ thụ um tùm xanh rì ôm vào lòng ngôi miếu cổ kính. 

Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt, hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen

Miếu Tràng nằm bên trục đường chính kẻ một đường thẳng tắp giữa lòng xã Cổ Am. Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt. Hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen. Bước qua cổng rêu phong cổ kính, in hằn vết chân thời gian, ta như lạc vào một thế giới tâm linh. Bức tường vây tróc từng mảng vữa để lộ những viên gạch đã xỉn màu. Chỉ vài bước chân mà dường như cách biệt hoàn toàn với nhịp sống xô bồ, vội vã, với tiếng còi xe inh ỏi, bụi đường mù mịt ngoài kia. Lòng ta yên bình, tĩnh lặng đến lạ. Đặc biệt, những vòm cây cổ thụ lọc cái nắng chao chát của ngày hè oi ả, đổ xuống bóng râm mát rượi như những mũi kim châm vào da thịt. Ta đắm chìm vào không gian u tịch như muốn được tan ra hòa vào từng thớ không khí ngọt mát vị quê hương! 

Khu mộ táng cá voi lớn nhất Việt Nam

Không những khủng nhất Việt Nam mà có thể khủng nhất thế giới về số lượng cá voi được an táng nơi đây. Đó là nghĩa địa cá voi ở khu phố Lộc An, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Độc đáo tập tục thờ thần cá

Nằm khuất nơi mép biển, cuối làng chài Phước Hải, trong 1 khuôn viên rộng 3.000m2, nghĩa địa cá voi được ngư dân gọi là "Ngọc lăng Nam Hải". Nghĩa địa có 5 phần gồm: Lăng thờ "lệnh ông Nam Hải đại tướng quân"; Miếu thờ Quán Thế Âm Bồ Tát; Miếu thờ Thổ công; Miếu thờ Thiên quan Tứ phước và khu vực mộ táng cá voi. Toàn bộ công trình đều nhìn ra biển. Khu vực mộ táng nằm trên bãi cát rộng dưới bóng mát của vườn cây dương. Tất cả những ngôi mộ đều được đắp nấm cát như mộ người, có lư hương và tấm bia đá viết "Nam Hải chi mộ", ngày tháng năm "lụy" (chết) của cá. Lưng bia đá có ghi tên con trai cả của chủ tàu phát hiện xác cá.

27 thg 6, 2014

Chùa Khỉ

Ở Sóc Trăng có chùa Dơi, ở Trà Vinh có chùa Cò, còn ở Bà Rịa - Vũng Tàu thì có chùa Khỉ.

Dĩ nhiên các ngôi chùa trên không mang tên như vậy mà đó là tên dân gian tự đặt, gọi theo loài vật có nhiều ở chùa..

Chùa Khỉ có tên gọi chính thức là Thiền viện Chơn Nguyên, tọa lạc dưới chân núi Kỳ Vân, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nếu bạn đi tắm biển ở Long Hải thì đến ngôi chùa này khá thuận tiện. Từ khu vực tắm biển, đi theo tỉnh lộ 44A (con đường ven biển), qua khu du lịch Đèo Nước Ngọt thì thấy bên tay trái có bảng hướng dẫn lên chùa Chơn Nguyên. (nếu không rẽ trái mà đi thêm nữa thì tới chùa Hòn Một)


Mặt tiền chùa rất đơn sơ. Ảnh: Võ văn Tường

Thăm Bảo tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung cách thành phố Qui Nhơn khoảng 50 km, thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Bảo tàng được xây dựng năm 1978, trên nền nhà, vườn cũ của anh em Nguyễn Huệ, trong khuôn viên rộng hơn 17 ha. Với hơn 11.000 tư liệu, hiện vật gốc và hàng trăm hiện vật phục chế về nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú nhất về một thời đại lừng lẫy và một trong những vị vua kiệt xuất, được yêu mến nhất trong lịch sử dân tộc. 

Cổng vào Bảo tàng Quang Trung 

Đến Huế, đừng bỏ qua lăng Gia Long

Lăng Gia Long nằm trong dãy núi Thiên Thọ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, là nơi xa nhất trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 16km nếu đi đường bộ và 18km nếu đi đường sông.

Trước đây, muốn đến lăng phải qua đò nên nhiều khách du lịch thường bỏ qua điểm tham quan này. Hiện nay, đường đến lăng Gia Long rất thuận tiện do có cầu phao, không phải qua đò, xe máy đi một mạch đến nơi.

Có hai cách đi đến lăng Gia Long. Có thể thuê thuyền đi đường sông bắt đầu từ trung tâm thành phố. Theo cách này có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông Hương và sông Tả Trạch. Tuy nhiên, khi cập bến đò phải đi bộ khoảng 2km mới đến khu vực lăng. Cách thứ hai là đi xe máy đến tận nơi. Xe ôm từ trung tâm thành phố Huế đến lăng với giá khoảng 150.000đ/lượt đi-về. 

Cầu phao 

26 thg 6, 2014

Chùa Hòn Một

Gần đây, trong các tour du lịch Long Hải có thêm một điểm đến: chùa Hòn Một.

Chùa nằm cạnh bờ biển, không xa các bãi tắm, resort nên khá thuận tiện cho việc viếng thăm. Sau một buổi vẫy vùng với sóng biển, khi nắng lên thì bước sang chùa dạo chơi, vãn cảnh và chiêm nghiệm cảm giác thanh thoát chốn thiền môn có lẽ là điều hợp lý.

Tam quan chùa Hòn Một

Đến Hội An nhớ ăn bánh ghẹ xanh

Mỗi buổi chiều về, những hàng quán bán bánh ghẹ xanh tại các ngã phố Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Trần Phú… của Hội An (Quảng Nam) lại trở thành điểm hẹn của người dân và cả khách thập phương.

Ảnh sắp xếp lên các vỉ sắt rất bắt mắt để ráo dầu và mời chào thực khách - Ảnh: Thanh Ly

Đồ nghề của hàng bánh ghẹ thật giản tiện, chỉ là chiếc xe đẩy với cái chảo to dùng để chiên bánh, ấy vậy mà khách lúc nào cũng đông đúc. Ghé quầy nào cũng thấy những chiếc bánh ghẹ vàng ruộm, ngập trong dầu đang sôi réo rắt.

Vùng biển Bình Châu: Nơi có nhiều tàu cổ bị đắm

Vùng biển Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) không phải chỉ có một con tàu cổ bị đắm đang chờ được trục vớt mà nơi đây đã từng có đến 4 xác con tàu cổ được tìm thấy. Con tàu đắm vừa được phát hiện ở thôn Châu Thuận Biển là kho cổ vật vô giá. Những bí ẩn về vùng biển lưu xác con tàu cổ này cũng dần được hé lộ.

Thôn Châu Thuận Biển được bao bọc bởi những cánh đồng cát mênh mông, một bên chạy dọc theo phía biển, có một đoạn biển khoét sâu vào trong thành vòng cung khá rộng nên được dân địa phương gọi với cái tên trìu mến "Eo biển Vũng Tàu".

Cung đường Tơ lụa…

Trong quá khứ, trên đường thông thương dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, những con tàu buôn của các thương gia phương Bắc hành trình trên vùng biển Đông, mỗi khi gặp bão tố thường ghé vào "Eo biển Vũng Tàu" để neo đậu, mua bán, tiếp tế lương thực, nhiên liệu... rồi tiếp tục đi về phương Nam. Chính vì vậy mà eo biển này cũng là nơi giữ chân nhiều con tàu cổ khi không chịu nổi sóng gió trùng khơi. 

Quang cảnh "Eo biển Vũng Tàu" hiện nay ở Bình Châu.

Sa Huỳnh - Miền sóng vỗ

Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi gắn với nền Văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3.000 năm trước. Biển Sa Huỳnh thơ mộng với “cát vàng – biển xanh” tạo nguồn cảm hứng cho thi sỹ Xuân Diệu viết nên những vần thơ: “Hỏi mình biển đẹp vô ngần/Sóng xanh như đến dừng chân Sa Huỳnh”. Bao đời, cư dân Sa Huỳnh dong thuyền ra biển đánh bắt cá tôm, gắn bó với đồng muối thấm đẫm mồ hôi giữa trưa nắng oi ả, cần mẫn trên ruộng lúa ven những cánh rừng vươn ra phía biển.

Những ngư dân Sa Huỳnh dạn dày sóng gió cưỡi thuyền rẽ sóng vươn khơi. Thuở trước, họ lênh đênh những chiếc ghe câu khoan nhặt mái chèo, những chiếc thuyền buồm căng gió băng băng trên sóng nước. Đôi tay trần rám nắng buông lưới, thả câu cho thuyền cá đầy khoang khi về bến. Cá lấp lánh vảy bạc được chuyển vội lên bờ rồi tỏa đi các nơi, mang hương vị của biển cả vào trong bữa cơm gia đình. Cá tôm còn được ngư dân Sa Huỳnh phơi khô, chế biến thành món chả, món mắm… để ăn dần trong những ngày biển nổi phong ba và là vật phẩm trao đổi giữa đôi miền xuôi – ngược để nhận về những sản vật của núi rừng.

Bãi biển Sa Huỳnh thơ mộng là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.