23 thg 2, 2014

Chưa đi chưa biết đền Trần

Tôi sống ở miền Nam, nghe nói đến đền Trần nhiều nhất là dịp khai ấn. Năm nào cũng vậy, đến dịp khai ấn đền Trần vào đầu năm là báo chi đua nhau đưa tin người người chen lấn, dẫm đạp để dự lễ. 

Chen lấn trong lễ hội khai ấn đền Trần năm 2014. Ảnh: báo Thanh niên online

Với những hình ảnh như thế này, cộng với kinh nghiệm thực tế của mình ở các lễ hội miền Nam, tôi dễ dàng hình dung đền Trần giống như miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, hay chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương.

Thế nhưng đến Nam Định viếng đền Trần, mới thấy mình hiểu sai nhiều quá!

Lạc ở rừng thiêng của người Stiêng

Cũng như nhiều người ưa du lịch khám phá, rừng quốc gia Nam Cát Tiên với chúng tôi không phải là cái tên xa lạ, thậm chí hết sức quen thuộc. 

Nhưng mỗi khi có dịp, chúng tôi lại khoác balô lên đường đến rừng quốc gia Nam Cát Tiên để khám phá.

Du khách trong đoàn du lịch khám phá tại rừng quốc gia Nam Cát Tiên - Ảnh: Anh Phạm

Đến Tà Lài Longhouse - bên cạnh rừng quốc gia Nam Cát Tiên - vào buổi chiều muộn, khi hoàng hôn gần tắt. Đập vào mắt chúng tôi là dãy nhà sàn nằm trên đỉnh ngọn đồi thoai thoải, cực kỳ yên tĩnh và bài trí đơn giản, tự nhiên.

Náo nức Hội phết Hiền Quan

Hội phết Hiền Quan là lễ hội dân gian được tổ chức hai ngày 12 và 13 tháng giêng tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 26km).

Trống dong cùng tham ra rước quả phết

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước.

Lễ hội phết cùng với cụm di tích Song Quan đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 12-12-1994.

Lẩu riêu cua đồng miệt đồng

Không còn mộc mạc quê mùa, các món ăn làm từ cua đồng giờ đã đường hoàng đi vào nhà hàng, quán ăn, góp phần làm phong phú danh mục ẩm thực. Đáng kể trong đó là món lẩu riêu cua đồng miệt đồng.

Lẩu cua đồng ăn với rau và hải sản - Ảnh: H.Vũ

Người miền Tây có câu Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá về đồng ăn cua ca ngợi vùng đất trù phú, cá tôm hào sảng, nhất là cua. Cua đồng xưa nhiều vô số kể, nhiều đến nổi người ta bắt đem phơi khô bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc với giá rẻ như bèo. Thế nhưng, từ vài ba năm trở lại đây con cua bé nhỏ nầy lại lên ngôi, nhất là mùa nắng.

Tân Thành, điểm du xuân thú vị

Năm nay, Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) là điểm du xuân được nhiều người quan tâm, với nhiều điểm tham quan thú vị.

Thời gian đi xe máy/ô tô từ TP.HCM đến biển Tân Thành khoảng hai giờ. Khởi đầu từ Cầu Nhị Thiên Đường (Quận 8), băng qua đại lộ Nguyễn Văn Linh rồi theo quốc lộ 50, đi qua hai xã Phong Phú, Quy Đức (huyện Bình Chánh), qua hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Tỉnh Long An) tới bờ Bắc sông Soài Rạp đi phà Mỹ Lợi là tới đất Gò Công. 

Nhiều bạn trẻ đến chơi tại chiếc cầu vươn ra biển Tân Thành 

Từ phà Mỹ Lợi, mất thêm 10 phút di chuyển, bạn có thể ghé thăm làng nghề đóng tủ thờ truyền thống của đất Gò Công, tại ấp Ông Non, xã Tân Trung, Thị Xã Gò Công. Đây là nơi khai sinh nghề đóng tủ thờ cẩn xà cừ mà không dùng bất kỳ cây đinh nào của ông Nguyễn Văn Non. Sau hơn 110 năm tồn tại, nghề đóng tủ thờ giờ đã có hơn 500 hộ sống được, sống vui và có ích bằng nghề cưa, bào, đục, đẽo.

Nhà thờ Gỗ Kon Tum

Nhà thờ Gỗ (Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là một di tích cổ, mang kiến trúc độc đáo và tính thẩm mỹ cao với tuổi đời gần trăm năm. Trên nền trời Tây Nguyên trong vắt giữa mùa khô, nhà thờ Gỗ nổi lên bởi màu nâu bóng của điêu khắc gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.

«
          Nhà thờ gỗ là tên gọi của người Kon Tum cho nhà thờ Chánh tòa, tọa lạc ngay trung tâm Thành phố. Cái tên ấy xuất phát từ vật liệu chính làm nên nhà thờ. Hiện diện trên mọi chi tiết kiến trúc của nhà thờ là màu gỗ nâu đen.
                                          »
Thành phố Kon Tum vốn nằm trên một đồng bằng nhỏ, trước đây từng là trung tâm hành chính cũ của người Pháp ở Tây Nguyên nên các cố đạo truyền giáo đến đây từ rất sớm. Nhà thờ Gỗ được một linh mục người Pháp tên là Décrouille thiết kế và trực tiếp điều hành xây dựng từ năm 1913 đến năm 1918. Nhà thờ có diện tích sử dụng trên 700m2 với vật liệu trang trí nội thất hoàn toàn bằng các loại gỗ quý. Riêng tháp chuông nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic có chiều cao hơn 20m lại luôn thanh thoát mà vẫn không kém vẻ hoành tráng. Sàn nhà thờ được đặt cao hơn 1m so với mặt đất và hành lang chạy dọc, bao quanh giáo đường đã mang đúng sắc thái của nhà sàn Tây Nguyên. Có thể nói, công trình nhà thờ Gỗ chính là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn gỗ của người Ba-Na, một sự giao thoa đặc biệt giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu.

Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, còn có tên là nhà thờ Gỗ, một công trình kiến trúc độc đáo và là niềm tự hào của người dân Kon Tum.