20 thg 2, 2014

Mùa xuân đi hội chùa Keo

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo. Ngày mồng 4 Tết âm lịch hàng năm, chùa Keo khai hội mùa xuân để đón khách thập phương về tham quan và dâng hương nhân dịp năm mới.

Chùa Keo là di tích lịch sử văn hóa với 2 cụm kiến trúc: chùa là nơi thờ Phật và Đền thờ đức thánh Dương Không Lộ (Không Lộ Thiền sư) - vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.

Từ bên ngoài, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm rồng mẹ và rồng con chầu nguyệt. Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khuôn viên chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 18 công trình, gồm 133 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Đó là các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Tam quan, chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá… Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. 

Chùa Keo từ bên ngoài đi vào khu Tam Quan 

Thăm làng chiếu Định Yên

Định Yên là làng nghề có trên trăm năm tuổi bên bờ sông Hậu của tỉnh Đồng Tháp. Với người dân vùng ĐBSCL, chiếu Định Yên là sản phẩm văn hoá thiêng liêng, chất lượng cao và độc đáo bởi chợ chiếu Định Yên chỉ nhóm họp vào ban đêm.

Do chợ chiếu Định Yên nhóm họp với thời gian, không gian và phương thức mua-bán hết sức ngẫu hứng… nên còn được gọi là “chợ ma”. Chiếu “chợ ma” có khi nhóm trên sông, có khi trên bờ, rồi lúc sớm-khi muộn ứng theo con nước lớn nước ròng của sông Hậu, nhưng nhóm họp nhiều nhất tại khu vực cổng sân chùa An Phước (An Phước cổ tự, xã Định Yên).

Làng nghề thu hút trên 4.000 lao động ở hai xã Định An và Định Yên tham gia các công đoạn nhuộm, phơi lác, dệt, vận chuyển…Hiện, chiếu Định Yên được tiêu thụ khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trong khu vực và châu Âu với tổng sản lượng trên 2 triệu chiếc/năm, doanh số trên 150 tỷ đồng.

Nhiều khả năng doanh số cũng như thị phần này sẽ tiếp tục tăng nhanh sau sự kiện Làng nghề dệt chiếu Định Yên được công nhận là “Di sản văn hoá Phi vật thể" cấp quốc gia. 

Lát, loài cỏ thân 3 cạnh là nguyên liệu chính làm ra chiếu Định Yên 

Chợ hoa bên sông Tiền

Chợ hoa xuân Vĩnh Long thường nhóm họp từ 23 Tết, là một trong những chợ hoa xuân quy mô, điểm đến được nhiều du khách trong và ngoài nước đánh giá là đẹp và đặc biệt nhất trong các chợ hoa xuân ở miền Tây Nam bộ.

19 thg 2, 2014

Giàn Gừa: cây mênh mông nhất!

Có một loài cây mà nghe tên cứ tưởng chừng như sai chính tả, đó là cây GỪA.

Gừa (tên khoa học là Ficus Microcarpa) là một loài cây mọc hoang dọc bờ sông, suối, kênh rạch ở các tỉnh phía Nam (nhiều nơi có địa danh rạch Gừa, như ở Cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu...). Đây là loài có thân gỗ, cao 15-20 m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc.


Có một cây gừa vừa được phong cây di sản quốc gia vào tháng 6/2013 (cây di sản quốc gia đầu tiên ở miền Nam). Đó là cây gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.


Rộn ràng bến xuân kênh Tẻ

Năm nào cũng vậy, từ 25 Tết, dọc theo kênh Tẻ đường Trần Xuân Soạn, đoạn từ cầu Rạch Ông kéo dài đến gần cầu Tân Thuận (Q.7, TP.HCM), những ghe hoa từ miệt vườn bắt đầu tấp bến, tụ thành chợ hoa xuân ven sông.

Tấp nập, đông vui và màu sắc nhất vẫn là bến hoa gần cầu Rạch Ông. Ghe hoa, trái cây từ Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An …chen nhau san sát, rộn ràng một bến sông. Người ta mang về chợ xuân lề đường mỗi năm chỉ có vài ngày đủ loại hoa, trái cây, gà, sản vật miệt vườn phục vụ nhu cầu sửa soạn Tết của người dân thành phố. 


Bánh canh hẹ ở Phú Yên

Miền Trung là nơi có nhiều loại bánh canh ngon nổi tiếng cả nước. Ở Huế có bánh canh cá tràu ngon nức tiếng, ở Bình Định có bánh canh chả cá đã được nhiều người biết và vào đến Phú Yên thì có món bánh canh hẹ gần như đã “nằm lòng” với mọi người gần xa. Du khách đến Phú Yên, một lần được thưởng thức bánh canh hẹ, dù trên các quán ở đường phố Tuy Hòa hay trong gia đình người thân đều tấm tắc khen ngon.

Bánh canh hẹ nấu sườn non. Ảnh: Tuyết Thắng 

Nhớ tôm chua Huế

Tôm chua Huế có cái gì đó riêng lắm, riêng đến nỗi nếu ai lần đầu được ăn cũng cảm thấy ngai ngái khó chịu nhưng nếu đã là người gắn bó lâu năm với Huế, được ăn thường xuyên thì đều xem nó như món “ruột”. Cái hương vị cay cay nồng nồng của con tôm “âm tính” này sẽ làm cho những người xa Huế lâu năm nhớ quay nhớ quắt, nhất là những ngày mưa dai dẳng.

Ăn tôm chua Huế không thể thiếu thịt ba chỉ luộc và rau sống. Ảnh: Tuyết Thắng 

Theo một số người có kinh nghiệm thì cách làm tôm chua Huế không cầu kỳ nhưng kỹ. Điều quan trọng là tôm phải tươi sống, nếu chọn được con tôm sống ở vùng phá Tam Giang hay đầm Cầu Hai thì món ăn càng ngon hơn. Tất cả các bước thực hiện phải theo thứ tự đúng công thức. Các gia vị đi kèm để biến con tôm thành món tôm chua đúng điệu phải có đủ bộ như riềng, gạo nếp, muối, tỏi, đường đều phải đúng liều lượng cần thiết.

Chùa Hưng Thiện ở Bạc Liêu

Chùa Hưng Thiện tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 8km về hướng đông. Đầu năm 2008, chùa đã khởi công dựng tượng Quán Thế Âm Bồ tát có tổng chiều cao 43,5 mét. Đến cuối năm 2013, việc dựng tượng đã hoàn thành. Đây có thể được xem là pho tượng Quán Thế Âm lớn nhất Bạc Liêu hiện nay.

Tượng Quán Thế Âm Bồ tát một tay cầm bình cam lồ, một tay bắt ấn niệm kinh chú, đứng trên tòa sen với những cánh sen màu hồng nhạt.

Lễ hội Lăng Ông Dung Ngọc Hầu

"Nhớ về thăm lại Trà Ôn, tháng Giêng mùng 4 giỗ Ông Ngọc Hầu!” là lời nhắn nhủ mọi người dân khu vực nầy nhớ đến tham dự lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn tại thị trấn Trà Ôn tỉnh Trà Vinh. Đây là lễ hội đầu năm duy nhất diễn ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ao sen trước sân lăng Ông. 

Lễ hội diễn ra liên tục trong ba ngày ba đêm, bắt đầu từ sáng mồng 2 tết Nguyên đán hằng năm. Phần lễ trang trọng với nghi thức cổ truyền. Phần hội rôm rả với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân gian, nổi bật nhất là cuộc thi gói bánh tét - đặc sản đặc sắc của đồng bào lưu vực sông Cửu Long. Ngày tết Nguyên đán, dù thiếu vật thực nào cũng được người dân nơi đây bỏ qua, nhưng nhất thiết phải có những đòn bánh tét cúng rước ông bà đón xuân mới. Ngày hội gói bánh tét có sự tham gia của đông đảo bà con địa phương, đều là những người giỏi tay nghề, biễu diễn nghệ thuật ẩm thực cổ truyền của gia đình mình trước sự dự khán của khán giả mộ điệu.

18 thg 2, 2014

Thành phố hoa miền sông nước

Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) vốn được mệnh danh là “vương quốc hoa” ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 14-10-2013, Sa Đéc chính thức “lên” thành phố, tỉnh Đồng Tháp ngay lập tức triển khai kế hoạch xây dựng Sa Đéc trở thành một thành phố du lịch với sản phẩm chủ đạo là hoa.

Trồng hoa trên nước lũ - Ảnh: Hữu Tiến

Người dân ở vùng đất 300 năm tuổi này đang rạo rực chờ đón một thành phố ngập tràn hoa từ đường phố ra ruộng lúa hòa quyện với sông nước hữu tình. Một thành phố hoa lãng mạn nằm giữa đôi dòng sông Tiền, sông Hậu và ở giữa có sông Sa Đéc nối TP.HCM và Kiên Giang đi xuyên qua chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai rất gần.

Ngày Xuân gặp người lưu giữ hồn Huế

Ngày xuân, mời các bạn đi tham quan "bảo tàng nhà rường tại gia" của nghệ nhân Nguyễn Màn, một lão nông vẫn ngày đêm say mê sưu tập và tìm cách phục chế nhà rường, góp phần lưu giữ “hồn Huế” trên đất cố đô.

Gian nan học nghề

Bước vào tuổi 82, nghệ nhân Nguyễn Màn (thôn Thạch Căn, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) đã có 50 năm trong nghề phục chế nhà rường. Buổi đầu ông chỉ là một người thợ mộc, vì kế mưu sinh mà phải tha phương cầu thực khắp nơi. Những bước chân không mỏi trên đường mưu sinh qua mỗi miền đất, đã giúp ông thấy rõ không chỉ những ngôi nhà rường cổ kính ở Huế mà cả ở Hội An (Quảng Nam) đang mai một từng ngày. Ông tâm sự: “Những năm sau giải phóng, tui thấy ở phố Bao Vinh (Huế) nhiều ngôi nhà rường người ta dỡ bỏ không thương tiếc. Nhiều vì kèo tui tìm thấy trong... lò đốt bánh mì mà xót lắm!” 

Chơi suối Đá Giăng

Suối Đá Giăng nằm cách trung tâm TP. Nha Trang (Khánh Hòa) 35 km về phía tây nam, kề bên đường lên đỉnh Hòn Bà, một di tích của bác sĩ Yersin thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Từ Cam Ranh ra hoặc Nha Trang vào đến Suối Dầu rẽ về hướng tây và đi men theo dòng suối bên trái khoảng 15 km thì đến, đường rộng, ô tô hoặc xe máy đều đến tận nơi.

Dòng suối này xuất phát từ vùng núi Hòn Bà; ở độ cao 300 mét (so với mực nước biển) hai dòng suối Đá Hàn và suối Cá nhập lại đổ ra hướng đông. Cũng dòng suối đó, đoạn lòng suối trải rộng với những bãi đá nằm giăng ngang, trải dọc này được gọi là suối Đá Giăng, đoạn dưới hẹp, hai bờ phủ đầy lau lách được gọi tên suối Lau và đoạn cuối ra gần quốc lộ 1 thì mang tên suối Dầu. Càng đi ngược lên thượng nguồn, dòng nước càng chảy xiết, nhiều đoạn tạo thành những thác nước nhỏ, trắng xóa.

Chùa Đất Sét

Thành phố Sóc Trăng có hai ngôi chùa Khmer nổi tiếng là chùa Dơi và chùa Chén Kiểu. Nhưng du khách đến địa phương nầy ai cũng háo hức tìm đến một ngôi chùa Việt cũng nổi tiếng không kém: đó là chùa Đất Sét, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Sóc Trăng.

Tam quan chùa Đất Sét. 

Chùa Đất Sét, tên chữ là Bửu Sơn Tự, tọa lạc tại số 286 đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Người dân địa phương gọi tên chùa Đất Sét không phải vì nó được xây dựng hoàn toàn bằng đất sét, mà chính vì vật kiến trúc, thờ tự trong chùa được hoàn thành bằng loại vật liệu rẻ tiền, đơn giản là đất sét. Đó mới là điều tài tình và kỳ công của nghệ nhân làm ra nó.

Kỳ thú ghềnh đá Bàn Than

Huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) có hai địa danh mà bất cứ du khách nào đến đây đều rất thích là biển Rạng (xã Tam Quang) và ghềnh đá Bàn Than (xã Tam Hải). Cả hai địa danh này cách nhau chưa đầy 6km và đều nằm ở phía đông thị trấn Núi Thành khoảng 10km.

«
          Cách thành phố Tam Kỳ chừng 40km về hướng đông nam, ghềnh đá Bàn Than nằm ven theo đường bờ biển Thuận An, nơi con sông Trường Giang đổ ra cửa biển Tam Hải.
                  »
Vậy là một hành trình bụi ngẫu hứng ngoài dự kiến dẫn chúng tôi đến Núi Thành. 5h sáng, chúng tôi bắt đầu xuất phát từ thị trấn Núi Thành. Dọc theo con đường Quốc lộ 1, qua đoạn đường nối 619 đi xã Tam Quang, sau 10 phút đi xe máy, chúng tôi đã có mặt ở Biển Rạng.

Không giống những nơi khác, Biển Rạng không đông đúc, không ồn ào, nó bình lặng, thơ mộng, huyền ảo như một nàng công chúa vẫn còn đang ngái ngủ, đưa nhẹ cánh tay vén tấm rèm trắng đón những tia nắng mặt trời long lanh đầu tiên trong ngày. Yếu ớt, nhẹ nhàng nhưng lại lung linh đến mê hồn như chính cái tên của nó. Biển Rạng có nghĩa là một khung cảnh đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất, rạng rỡ nhất trước những tia nắng bình minh đầu tiên rọi xuống thế gian. Hình ảnh đôi tình nhân cùng dắt tay nhau đi trên ghềnh đá, cùng tắm biển vui đùa thỏa thích trong một không gian chỉ có 2 người và trời đất khiến chúng tôi không thể không nghĩ Biển Rạng như một món quà thiên nhiên vô giá được đặt tại đó để làm sinh sôi, nảy nở cho những mối tình cảm đẹp đẽ của con người.

Thú vị lễ hội ‘ngoại tình hợp pháp’ ở Việt Nam

Ngày 16 (âm lịch) hằng năm, đồng bào Ma Coong ở Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) lại tổ chức đêm hội đập trống cầu mưa thuận gió hoà, ngô lúa tốt tươi, người người khỏe mạnh. Đặc biệt dịp này mọi người có thể hẹn hò, tình tự “hợp pháp” với nhau.

Lễ hội đặc biệt

Đúng dịp cuối tuần, đường xá thông suốt nên lễ hội năm nay đón lượng khách đổ về nhiều hơn mọi năm. Không chỉ có dân các bản ở xã Thượng Trạch, Tân Trạch mà các bạn Lào và người Kinh ở các nơi cũng đến tham gia lễ hội với dân bản.

Lễ hội quan trọng nhất của người Ma Coong diễn ra theo những quy định rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, thường có hai phần là phần Lễ và phần Hội.

Chuẩn bị chiếc trống cho đêm lễ hội

9 thg 2, 2014

Những chiếc cầu ở miền Tây

Hai Ẩu làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài tham quan miền Tây Nam bộ. Chỉ những chiếc cầu tre lắc lẻo, Hai Ẩu nói:

Cầu tre là nét đặc trưng của miền Tây Nam bộ. Đó là những thân tre được bắc qua kinh, qua rạch để làm cầu. Hình ảnh chiếc cầu tre thân thương đã đi vào ca dao, lời ru của má, như:


Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi

Cầu tre còn đi vào lời ca, như

Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre
Làng bên, băng qua kinh nối tình miền quê.


Tình rừng

Đối với người Việt, rừng không chỉ là vàng, mà còn được ví như lá phổi xanh của đất nước. Để tìm hiểu vai trò, ý nghĩa đặc biệt của những cánh rừng trong các khu vườn quốc gia đối với cuộc sống hôm nay và ngày mai, chúng tôi đã thực hiện một chuyến xuyên rừng quốc gia Xuân Sơn (thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Chuyến đi tới những điểm đến mới lạ đã mang lại cho chúng tôi khá nhiều cảm xúc.

Qua rừng cọ, đồi chè

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát…

Những đồi chè Thanh Sơn như chạy tới tận chân trời

Đặc sắc Lễ hội Gầu tào

Lễ hội Gầu tào của đồng bào Mông ở thôn Gì Thàng, xã Thải Giàng phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai diễn ra từ ngày mùng 3 đến 6 Tết.


Tết Giáp Ngọ 2014 là năm thứ ba Lễ hội Gầu tào, còn gọi là Lễ hội Say sán được tổ chức, cũng là năm cuối theo chu kỳ tổ chức lễ hội của đồng bào Mông ở địa phương.
Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Mông, với những nghi thức, hoạt động văn hóa - văn nghệ dân gian, thể dục - thể thao dân tộc đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc.

8 thg 2, 2014

Khám phá cảnh đẹp Bình Lập

Cách Nha Trang khoảng 90km và cách trung tâm thành phố Cam Ranh khoảng 30km, Bình Lập, một thôn nhỏ của xã Cam Lập đang được giới du lịch chú ý bởi nơi đây có hai bãi biển rất đẹp và một làng chài nằm dưới chân núi khá nên thơ.


Ngày trước, muốn đến Bình Lập phải đi ghe mất hai tiếng từ Cảng Ba Ngòi bởi thôn này nằm biệt lập với đất liền, sau lưng là núi bao bọc, trước mặt là biển khơi mênh mông. Dân cư sống rải rác trên ba khu vực là Bãi Ngang, Bãi Lao và Tàu Bể.

Từ năm 2007, con đường dài hơn mười cây số nối liền từ xã Cam Lập vào tận làng Tàu Bể, điểm cuối cùng của Bình Lập mới được xây dựng. Con đường này còn có một nhánh rẽ đi vào tỉnh Ninh Thuận dọc theo biển.

Hoa trong món ăn Việt

Ngày xuân xin kể hầu bạn đọc vài thứ hoa trên bàn ăn người Việt, từ món vua ngự cao sang ở cung đình đến mâm cơm dân dã thơm mùi gạo mới.

Đầu tiên là hoa thiên lý Xuân - Hè ba miền đều có. Hoa thiên lý dùng nấu canh, là món ăn dân dã mà sang trọng. “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen”, nghĩa là hoa thiên lý nằm trong các món bổ, tráng dương.

Hoa thiên lý còn dùng xào với thịt bò, làm rau sống nhúng lẩu. Hoa thiên lý phải hái lúc sáng sớm, màu hoa còn xanh mướt, lúc đó vị hoa sẽ ngọt hơn. Canh thiên lý chỉ nấu một nhúm hoa thôi, hương đã tỏa thơm ngát, đã khiến người thưởng thức hứng khởi lạ thường. Thịt heo nạc băm nhỏ, hay tôm tươi lột nõn, điểm thêm ít măng vòi, bắp non, rau tập tàng, nêm tiêu, hành, mắm ruốc cho vừa ăn, xào thịt hay tôm xong mới bỏ hoa thiên lý vào.


Món Tết của người Sài Gòn

Những món ăn trong dịp Tết của người Sài Gòn gồm thịt kho hột vịt ăn kèm dưa giá, canh khổ qua hay củ kiệu ăn với với tôm khô. Và tất nhiên, không thể thiếu món bánh tét cùng các loại mứt đặc trưng ở xứ này.

Miếng thịt kho nước dừa cho vào miệng đã tan mềm, có vị mặn và ngòn ngọt này rất thích hợp với dưa giá muối chua cùng lá hẹ và cà rốt sau một đêm 

Người Sài Gòn không có khái niệm “cỗ tết” như người Hà Nội. Do vậy, vào dịp này, người ta thường làm những món ăn đơn giản hơn ngoài Bắc, để được lâu vì còn dành thời gian “chơi Tết”.

7 thg 2, 2014

Ngôi đền thờ Ông Bà Chủ Chợ

Tam quan của ngôi đền thờ Ông Bà Chủ Chợ. 

Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên vì sao ông bà chủ một cái chợ lại được lập đền thờ. Ấy vậy mà ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) có một ngôi đền như thế. Đó là đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay còn gọi ông bà chủ chợ Cao Lãnh. Ngôi đền rất cổ kính, trang nghiêm, nằm ngay khu trung tâm, trên đường Lê Lợi thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh.

Ông Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh. Người sinh quán ở miền Trung đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà dưới triều Gia Long vào năm Đinh Sửu (1817). Với đức tính cần cù, chịu khó, ông bà đã khai khẩn đất hoang, trồng được một vườn quít khá lớn, cây trái sum suê.

Xe ngựa - dấu ấn văn hóa vùng Bảy Núi

Cũng như con trâu và chiếc xuồng với người đồng bằng sông nước, từ xa xưa, bà con người dân tộc vùng Bảy Núi - An Giang đã gắn bó với con bò và ngựa. Và không biết tự bao giờ, những chiếc xe ngựa đã trở thành hồn và sức sống của vùng đất này.

Những chiếc xe ngựa kiểu dáng thô sơ trên vùng Bảy Núi - Ảnh: H.Vũ

Bảy Núi - An Giang là một vùng bán sơn địa. Từ xa xưa, nơi đây toàn là rừng rậm âm u, núi rừng hiểm trở. Ngày nay, Bảy Núi gồm hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đã trở thành đô thị miền núi văn minh và lịch sự và là điểm đến của nhiều tour du lịch sinh thái tuyệt vời nhờ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử và một nền văn hóa đậm đà bản sắc dận tộc, nổi bật là lễ hội đua bò và hoạt động của loại hình xe ngựa trên vùng Bảy Núi.

Làm bánh nhúng ăn tết

Không biết bánh nhúng có tự bao giờ, xuất xứ từ đâu, nhưng đối với người dân miền sông nước Cửu Long, đây là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp giỗ chạp hay ngày tết.

Những chiếc bánh nhúng vàng ươm, giòn, ngọt thơm đầy hấp dẫn - Ảnh: T.Tâm

Không cầu kỳ hoa mỹ, đúng như tên gọi chân quê của người dân miền Tây, chỉ cần nhúng bột vào khuôn và cho vào chảo dầu đang sôi chín vàng là đã có được chiếc bánh mang tên bánh nhúng.

Làm bánh nhúng rất dễ dàng và nhanh gọn. Chỉ cần có các nguyên liệu giản đơn, dễ tìm như trứng gà, đường cát, bột mì, bột gạo, nước cốt dừa, mè rang và một ít muối là đủ. Nói thế nhưng để có chiếc bánh đẹp, giòn ngon, hợp khẩu vị cũng cần phải có những bí quyết riêng.

6 thg 2, 2014

Hoang dã lễ pơ thi miền biên viễn

Dưới những tán cây bằng lăng cổ thụ quanh nhà mồ, tiếng cồng chiêng trầm hùng ngân vang hòa lẫn tiếng khóc than ai oán, tiếng người í ới mời gọi nhau uống rượu cần, tiếng thở phì phò của trâu bò đang bị cột để chuẩn bị cho bữa tiệc lớn của buôn làng… 

Đó là khung cảnh đầy màu sắc, hoang dã trong ngày lễ pơ thi (lễ bỏ mả) của đồng bào Jrai ở làng Pi, xã Ia O, huyện biên giới Ia Grai (Gia Lai) mà tôi được chứng kiến. 

Người làng Pi cùng uống những ché rượu cần trong lễ pơ thi - Ảnh: Tiến Thành


Đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng

“Em muốn uống trà mật ong Quản Bạ, ăn bát phở gà Tráng Kìm, cà phê trên thảm cỏ xanh Yên Minh, ngắm hoa hồng Phó Bảng, ăn xôi gà trên dốc Sủng Là, tất bật với Đồng Văn…”, đọc Facebook của bạn ngày cuối năm, đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng lại xốn xang trở về... 

Bạn đồng hành trên đỉnh Mã Pì Lèng - Ảnh: Đức Hùng

Đã bao nhiêu lần đi qua Mã Pì Lèng (Hà Giang), tôi không đếm nữa. Con đèo mà người bạn Tày so sánh độ hiểm nguy như "một con chuột béo chạy qua mũi một con mèo đói". Một hình ảnh so sánh khiến tôi bật cười, quên đi cái nôn nao trong dạ bởi sự xoắn xuýt của cung đường.

Lễ hội nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Lễ hội nàng Hai hay còn gọi là nàng Trăng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Lễ hội diễn ra vào dịp đầu xuân, gắn với tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, với ước mong về mùa màng tươi tốt, con người sinh sôi nảy nở. Hiện lễ hội này vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn tại xã Tiên Thành (huyện Phục Hòa) và xã Kim Đồng (huyện Thạch An).

Mới đây, trong khuôn khổ của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ hội Nàng Hai của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng đã được tái hiện sinh động, thu hút đông đảo người xem.

Theo tín ngưỡng dân gian người Tày, trên cung Trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên là con các Mẹ Trăng, hàng năm chăm lo, bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho dân chúng ở trần gian. Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian, giúp dân việc đồng áng, mùa màng bội thu, muôn nhà hạnh phúc.

Trai bản đưa lễ vật ra cúng tại miếu thổ công để mời Mẹ Trăng xuống trần cầu mùa, cầu phúc.

5 thg 2, 2014

Bánh tổ

Người dân Quảng Nam dù có tha phương sống ở bất cứ nơi đâu, đến ngày tết cổ truyền dân tộc vẫn không quên món bánh tổ.

Chưa có ai biết chính xác nguồn gốc của bánh tổ có từ đâu, người Quảng Nam thì bảo đây là loại bánh làm ra để cúng tổ tiên, ông bà trong ngày đầu năm mới nên gọi là bánh tổ. Cũng có truyền thuyết cho rằng bánh tổ do mẹ Âu Cơ làm ra phân phối cho đàn con thay lương khô mang theo để ăn khi lên rừng, xuống biển.

Bánh tổ xuất hiện ở Hội An (Quảng Nam) vào giữa thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ và nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng người dân Quảng.


Những di tích cổ xưa ở Quảng Yên

Được bao bọc bởi Hải Phòng, Hạ Long, Uông Bí, thị xã Quảng Yên dường như có chút “lép vế” vì mọi sự chú ý của du khách đã bị hút về ba thành phố náo nhiệt kia. Thế nhưng nếu có một ngày thong thả ở đô thị hai trăm năm tuổi này, người ta sẽ tìm thấy những khoảnh khắc đẹp và thật yên bình.

Hai cây lim giếng Rừng, chứng tích còn lại của khu rừng cung cấp gỗ vót cọc cắm trên sông Bạch Đằng xưa

Hơn hai thế kỷ trước, trấn lỵ Quảng Yên bên dòng sông Chanh đã được nhà Nguyễn lập nên. Nền nông nghiệp trù phú và giao thương thuận lợi mang lại cho vùng đất này sự giàu có về cả di tích vật thể lẫn phi vật thể.

Đặc sắc lễ hội chùa Minh Khánh

Nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà, chùa Minh Khánh là một trong những kiến trúc cổ đẹp nhất Hải Dương. Đặc biệt, công trình gần ngàn năm tuổi này gắn liền với những dấu ấn về vua Trần Nhân Tông, vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Bảo vật quý nhất của chùa là chín hạt xá lợi, tương truyền là xá lợi của chính đức Phật hoàng.

Bước qua tam quan ba tầng mái độc đáo, du khách thấy mình tách biệt hẳn cuộc sống phố thị để bước vào một không gian cổ kính, thanh tịnh. Khuôn viên chùa khá rộng. Sân chùa có một con đường đá dài thẳng đến tiền đường và điện tổ, nơi có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tạc khắc công phu. 

Chùa Minh Khánh có quy mô to lớn, gồm tam quan ba tầng, mái chồng diêm, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tổ, giải vũ, nhà tăng, nhà khách… tất cả là 84 gian trên mặt bằng 14 ngàn mét vuông.

Phía sau còn có hai dãy hành lang nối thẳng vào điện thờ Phật. Ngoài ra còn là các kiến trúc khác như nhà tăng, nhà khách, vườn hoa.

Tam quan chùa cổ kính

4 thg 2, 2014

Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék

Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék hay còn được gọi là chùa Bốn Mặt, tọa lạc tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 7km theo hướng Quốc lộ 1A đến ngã 3 An Trạch, rẽ phải đi về huyện Kế Sách.

Tượng Phật Bốn mặt 

Theo một số tư liệu lưu lại, chùa được xây dựng vào năm 1537, có diện tích 65.000 m². Tổng thể kiến trúc ngôi chùa bao gồm: chánh điện, sala, đường nội bộ, sân, thư viện, trại để ghe ngo, nhà ở cho các vị sư, tháp để tro cốt người chết và lò hỏa táng,... Hơn 470 năm hình thành và phát triển, Chùa Bốn Mặt đã trải qua 20 đời trụ trì và hiện nay trụ trì chùa là Thượng tọa Thạch Boene.

Âm thanh của tre nứa còn mãi với thời gian

Anh vào rừng sâu tìm những ống lồ ô.  Anh chọn ống to căng no gió núi. Anh lựa ống nhỏ chứa tròn tiếng suối.  Về làm đàn Ting gling. Anh treo thành dàn trên rẫy.  Anh giăng thành dãy trên nương. Nước suối kéo cần đung đưa ống đàn.  Cho những âm thanh vui rừng ấm núi ....

Đấy là những ca từ mở đầu của ca khúc Ting gling - Đàn suối khá nổi tiếng của Nhạc sỹ A Đủh phổ thơ của Tạ Văn Sỹ. Ca khúc này đã được Đoàn nghệ thuật dân tộc Kon Tum dàn dựng đi tham gia và giành được Huy chương vàng tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Ting gling - là tên gọi theo tiếng đồng bào Ba Na về một loại đàn nước (thủy cầm), ngoài Ting gling, ở Kon Tum còn có Klong put của người Xơ Đăng, Đing Tut của người Giẻ-Triêng - ba loại nhạc cụ dân gian truyền thống được làm từ những ống lồ ô, ống nứa đơn giản, khiêm nhường, mọc hoang dã tự nhiên ở các cánh rừng, với ba cách sử dụng khác nhau là gõ, vỗ và thổi tạo ra những âm thanh vô cùng quyến rũ làm nên bản sắc độc đáo của các tộc người bản địa ở Kon Tum - những tiếng vọng trường tồn của thời gian từ đại ngàn hùng vĩ.

Vỗ đàn Klong put

Bảo vật quốc gia - Trống đồng đền Hùng khẳng định vị thế tổ tiên

Trong gần 1.000 trống đồng Đông Sơn được tìm thấy, trống đồng đền Hùng nổi bật lên vì ngoài kỹ thuật luyện kim đúc đồng và chế tác tinh xảo thì vị trí tìm được trống đặt ra nhiều câu hỏi thú vị cho giới nghiên cứu.

Trống đồng đền Hùng được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Ảnh: Hoàng Long 

Trong suốt thời kỳ đô hộ, người phương bắc không bao giờ ngừng nghỉ mục tiêu làm người Việt quên đi nguồn gốc của tổ tiên để dễ bề đồng hóa, thôn tính. Tuy nhiên, theo TS Trần Văn Đạt, người dành rất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu trống đồng Đông Sơn, “sự hiện diện của các cổ vật có niên đại thời kỳ Đông Sơn, trong đó tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn đã xác minh những bằng chứng không thể chối cãi về nguồn gốc và nền văn minh cổ xưa của người Lạc Việt mà phương bắc cố tình che đậy, ngụy tạo”.

Bảo vật quốc gia - Bia Sùng Khánh và chuông Bình Lâm

Bia đá chùa Sùng Khánh cũng như chuông chùa Bình Lâm đã thoát sự phá hoại của thời gian và giặc Minh, nay được gọi theo tên các di tích gốc của chúng. Cả hai ngôi chùa có bảo vật quốc gia này đều là những di tích nhà Trần hiếm hoi còn lại ở vùng biên cương Tổ quốc.

Chuông chùa Bình Lâm 

Chùa Sùng Khánh hiện ở H.Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, được xếp hạng di tích quốc gia năm 1993. Địa thế của ngôi chùa rất đẹp, phía sau lưng dựa vào núi, mặt quay về hướng đông. Chùa Sùng Khánh được xây dựng năm 1356. Người có công lao to lớn đã gây dựng và để lại cho muôn đời sau một di sản văn hóa vô cùng quý báu đó chính là một vị tướng thời vua Trần Dụ Tông, đời vua thứ 7 của nhà Trần, trị vì từ năm 1341 đến 1369.

Bảo vật quốc gia - Tấm bia tôn vinh Phật pháp thời Lý

Bia Sùng Thiện Diên Linh là bức tranh chữ đồ sộ nhất tôn vinh Phật pháp thời Lý. Nó cũng phản ánh khá đầy đủ về đời sống xã hội no ấm của vương triều này.

Bia Sùng Thiện Diên Linh tại chùa Long Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, H.Duy Tiên, Hà Nam - Ảnh: Hoàng Long 

Lý Nhân Tông lệnh tạo tác và ngự đề

Truyền thuyết của vùng Đọi Sơn cho biết đây là đất phát tích đế vương với câu phương ngôn Đầu gối núi Đọi. Chân dọi Tuần Vường. Phát tích Đế vương. Lưu truyền vạn đại. Vua Lý Nhân Tông trên đường kinh lý nhìn thế núi, thế đất đã cho xây dựng chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng trên đỉnh núi.

Bảo vật quốc gia - Tấm bia quý thời Lý

Tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Tuyên Quang) cho thấy chính sách dân tộc của nước ta xưa kia.

Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc - Ảnh: Lý Thịnh 

Những năm 1980, khu vực chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, còn gọi là chùa Khuân Khoai, thật khó đến do dốc lên dựng ngược, cây cối rậm rạp che khuất, toàn bộ nền chùa bị che phủ... Vì thế, người dân địa phương rất ít lên đó. Nhưng họ vẫn truyền miệng cho nhau nghe về một tấm bia đá ở khu vực phía nam đồi Khuân Khoai. “Sau đó, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã mở một cuộc điều tra. Họ tìm được tấm bia bằng đá xanh xám mịn. Bia cao 1,45 m; rộng 0,8 m; được đặt trên lưng một con rùa. Chính giữa trán bia khắc 6 chữ: Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi”, TS Trần Anh Dũng, Viện Khảo cổ nhớ lại.

Bảo vật quốc gia - Bộ khóa đai lưng 2.500 năm

Bộ khóa đai lưng bằng đồng được tìm thấy ở Phú Thọ cho hình dung về thời kỳ cách đây 2.500 năm.

Ảnh: Hoàng Long 

Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Thọ cho biết bộ khóa đai lưng bằng đồng được khai quật năm 1976, tại mộ táng số 33 thuộc di chỉ khảo cổ học Làng Cả, P.Thọ Sơn, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Thọ.

Bộ khóa đai lưng trên dài 21 cm, rộng 5,5 cm, nặng 380 gr, được làm từ chất liệu đồng thau, màu xanh xám, gồm 4 cặp rùa (8 con) móc lại với nhau. Đáng tiếc là khi được tìm thấy, nó đã bị gãy mất một móc ở phía dưới và 5 móc phía trên.

Bảo vật quốc gia - Xá lợi tháp minh - văn bia cổ nhất

Bia Xá lợi tháp minh tại Bắc Ninh được xác định là tấm văn bia cổ nhất ở nước ta.

Văn bia Xá lợi tháp minh - Ảnh: ThS Phạm Lê Huy 

Năm 2004, ông Nguyễn Văn Đức (thôn Xuân Quang, xã Trí Quả, H.Thuận Thành) đào đất làm gạch ở gần khu vực chùa làng, đã va phải một vật rất cứng. Đó chính là tấm bia Xá lợi tháp minh. Khi đó, bia gồm hai phần úp khít vào nhau, được kết dính bằng một chất nào đó chưa rõ, phải dùng mai đào đất mới tách đôi được. Bia được tìm thấy cùng một hòm đá cũng bao gồm phần nắp và phần thân. Ông Đức sau đó mang tấm bia này cất giữ đến năm 2012. Trong thời gian này, ông có cho một vài người biết đôi chút chữ Hán Nôm xem.

3 thg 2, 2014

Đường lên suối Đổ

Suối Đổ nằm ở phía Tây dãy núi Hoàng Ngưu, thuộc địa phận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Mùa xuân, phong cảnh nơi đây vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn với suối reo, thác đổ và màu xanh bạt ngàn của cây lá.

Đường lên Suối Đổ là hơn trăm bậc xi măng khá cheo leo. Bên trái là rừng cây bạt ngàn, râm ran tiếng ve kêu. Bên phải, dòng suối róc rách trườn qua các khe đá, lúc ẩn lúc hiện giữa những tán cây cổ thụ rậm rạp. Tiếng suối róc rách hòa lẫn tiếng hót lảnh lót của chim rừng. Bản hòa tấu thanh bình khiến tâm hồn du khách nhẹ nhàng thanh thản. 

Đường lên Suối Đổ 

Bảo tàng Đông Nam Á

Bảo tàng Đông Nam Á là bảo tàng đầu tiên về văn hóa các nước Đông Nam Á, một trong những điểm kết nối giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước trong khu vực. 

Bảo tàng Đông Nam Á trực thuộc và nằm trong khuôn viên Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, là công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tòa nhà bảo tàng có diện tích gần 
500m2, được thiết kế theo hình cánh diều thể hiện văn hóa Đông Nam Á. Đây là thành quả của sự đầu tư từ Chính phủ Việt Nam và sự hợp tác của một số chuyên gia Pháp trong khuôn khổ dự án "Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam" do Chính phủ Pháp tài trợ.

Để có một cái nhìn khái quát về văn hóa Đông Nam Á, trong 5 năm qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thực hiện nhiều chuyến đi nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và tư liệu ở các nước trong khu vực. Với hơn 2.000 hiện vật và gần 100 băng ghi âm, ghi hình, tư liệu quan trọng tạo dựng trưng bày để khách tham quan có một cái nhìn đầy đủ về văn hóa các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Bảo tàng được thừa hưởng nhiều bộ sưu tập quí của các nhà khoa học ở các nước hiến tặng với gần 400 hiện vật và 130 ảnh, kèm theo là hệ thống thông tin bao gồm bản đồ, các chú thích, bài viết và phim video, được bố trí trong không gian rộng gần 
500m2, ở tầng 1 của tòa nhà 4 tầng.

Bảo tàng Đông Nam Á mang kiến trúc đặc trưng, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Bảo vật quốc gia - Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay

Bức tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tiêu biểu cho di sản mỹ thuật Phật giáo thời Lê Trung hưng.

Gian nan dời tượng quý

Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật - Ảnh: Ngọc Thắng 

Nhà nghiên cứu Trần Thức không bao giờ quên nhiệm vụ trọng đại mà Viện trưởng Viện Mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung giao cho mình hồi năm 1964. Ông Cung mời ông Thức lên và nói: “Nhờ đồng chí lên chùa Hội Hạ, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Yên, nơi có pho tượng Phật bà Quan âm khá đẹp. Tôi đã có dịp xem và tìm hiểu, mời đồng chí đến xem, nghiên cứu; nếu thấy được thì ta đề nghị nhà chùa và địa phương nhường cho Bảo tàng Mỹ thuật đưa về Hà Nội giới thiệu với nhân dân và quốc tế thì thật tốt”.

Bảo vật quốc gia - Vạc đồng Cẩm Thủy

Là hiện vật độc bản và hoàn hảo, vạc đồng Cẩm Thủy vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Vạc đồng Cẩm Thủy - Ảnh: Ngọc Minh 

Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được vạc đồng Cẩm Thủy được dùng vào mục đích gì và tại sao một vị quan khâm sai lại cho làm ra chiếc vạc này.

Năm 1981, trong quá trình đào đắp một công trình tại khu vực ngã ba Đình Hương, thuộc địa bàn P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa đã phát hiện ra chiếc vạc này. Sau đó, chiếc vạc được mang về bảo quản tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa và mãi đến ngày 1.8.2002, chiếc vạc quý mới được bàn giao cho Bảo tàng Thanh Hóa quản lý và trưng bày.

Bảo vật quốc gia - Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng

Nếu như bệ đá tam thế thời Trần còn lại nhiều, thì tượng tam thế thời này còn lại rất ít. Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng nằm trong số ít ỏi đó.

Ba pho tượng tam thế chùa Linh Ứng - Ảnh: Tư liệu 

Hồ sơ bảo vật quốc gia của tỉnh Bắc Ninh cho biết tượng tam thế chùa Linh Ứng ra đời đầu đời Trần, thế kỷ thứ 13. Chùa đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng 3 pho tượng tam thế tạc bằng đá này vẫn còn. Đây là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.

Từ bi và phật tính

Cũng theo hồ sơ, cả 3 pho tượng đều có nhiều nét giống nhau là từ bi và phật tính. Các pho tượng bằng đá xanh, cấu tạo thành 3 phần: bệ tượng, tòa sen, thân tượng, đều ở trong tư thế, sắc tướng của tượng tam thế trong tòa tam bảo. Chúng cũng giống nhau về trang phục. Tuy nhiên mỗi pho tượng đều có những chi tiết, họa tiết riêng, thể hiện cá tính, hình thức và sắc thái tư duy khác nhau. Cụ thể là khác nhau cách ngồi thiền.

2 thg 2, 2014

Men say xứ Huế

Khách phương xa về thăm Huế, thường được mời nếm rượu làng Chuồn – xưa nay được xếp vào loại “đệ nhất danh tửu” của đất thần kinh.

Tên chữ của làng Chuồn là làng An Truyền, một làng cổ có lịch sử hơn 600 năm, cách Huế chừng 10km, gần với Phá Tam Giang. Ngôi đình làng đã có tuổi mấy trăm năm, sau này được tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm bề thế với lối kiến trúc triều Nguyễn, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hằng năm lễ hội làng An Truyền được tổ chức thu hút nhiều du khách tham dự. Làng còn nổi tiếng với hai nghề truyền thống là nấu rượu và gói bánh tét.

Đặc biệt rượu làng Chuồn có hương vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được giữa bao loại rượu dân gian khắp Huế. Làng An Truyền có hàng trăm lò rượu gia đình suốt ngày đêm đỏ lửa nên mùi rượu thoang thoảng khắp nơi.

Lễ hội làng An Truyền

Bảo vật quốc gia - Ba khẩu thần công dưới đáy biển

Được phát hiện và trục vớt lên sau gần 200 năm chìm dưới đáy biển, ba khẩu thần công triều Nguyễn còn nguyên vẹn với những hoa văn tinh xảo đúc nổi trên thân súng.

Một trong ba khẩu thần công sau khi được phục chế - Ảnh: K.Hoan 

Giữa tháng 8.2003, trong khi đang lặn sò ngoài khơi vùng biển Hà Tĩnh, cách đất liền 36 hải lý, một nhóm thợ lặn người xã Cẩm Lĩnh, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh phát hiện một con tàu cổ chìm dưới đáy biển. Nhóm thợ lặn này đã đào bới để tìm kiếm cổ vật và phát hiện một số cổ vật quý, trong đó có 3 khẩu thần công. Sau 10 ngày tìm cách trục vớt 3 khẩu súng này nhưng không thành vì súng có trọng lượng quá nặng, những thợ lặn đã hợp tác với một chủ tàu có cần cẩu ở xã Thạch Kim, H.Thạch Hà ra trục vớt súng với phương thức ăn chia cổ vật. Khi khẩu thần công thuộc phần chủ tàu được mang đi bán thì bị công an phát hiện, thu giữ. Từ đó, Bảo tàng Hà Tĩnh biết tin và đến vận động người dân giao nộp hai khẩu còn lại.

Bảo vật quốc gia - Mộ thuyền Việt Khê

Mộ thuyền Việt Khê là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục Đông Sơn.

Mộ thuyền Việt Khê - Ảnh: Ngọc Thắng 

Năm 1961, cuộc khai quật ở xã Phù Ninh, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng phát hiện 5 chiếc quan tài hình thuyền. Quan tài là những thân cây khoét rỗng, dài hơn 4 m, có nắp. Tìm được 5 nhưng chỉ một chiếc còn các vật chôn theo. Đầu to của thuyền có đồ đồng lớn như trống, thạp, đỉnh, bình. Đầu nhỏ có rìu, đục, dao găm. Chiếc quan tài duy nhất có chứa hiện vật giờ đây đã trở thành bảo vật quốc gia - mộ thuyền Việt Khê, đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Theo các chuyên gia lịch sử, tục chôn cất người chết xưa hết sức phong phú. Mộ táng thời Đông Sơn có loại mộ huyệt đất, mộ có quan tài hình thuyền, mộ nồi vò... Người Đông Sơn cho rằng cái chết chấm dứt cuộc sống ở thế giới bên này, mở ra cuộc sống ở thế giới bên kia. Sang bên đó, họ vẫn tiếp tục lao động, sinh hoạt và chiến đấu. Vì thế, người Đông Sơn khi chết đều thực hiện táng tục giống nhau. Người chết được chôn cùng đủ ba loại đồ vật: sinh hoạt, công cụ sản xuất và vũ khí.

Bảo vật quốc gia - Bia Vĩnh Lăng - bản hùng ca trên đá

Bia Vĩnh Lăng tại Lam Kinh (Thanh Hóa) do Nguyễn Trãi phụng thảo ghi lại thân thế, sự nghiệp của Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi không những có giá trị tài liệu lịch sử gốc, mà còn là tài liệu quý cho các nhà khoa học khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc thời Lê.

Bia Vĩnh Lăng tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa) - Ảnh: Ngọc Minh 

Vùng đất Lam Sơn (xã Xuân Lam, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa) là quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi - vua Lê Thái Tổ. Cũng chính nơi đây, Lê Lợi đã mang cả sản nghiệp của gia đình để chiêu hiền đãi sĩ, hội tụ nhân tâm làm nên cuộc khởi nghĩa 10 năm đánh đuổi giặc Minh ở thế kỷ 15, lập ra vương triều nhà Lê kéo dài tới 360 năm. Năm 1430, vua Lê Thái Tổ cho đổi vùng đất Lam Sơn thành Tây Kinh (hay Lam Kinh).

1 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Kiếm ngắn núi Nưa

Được phát hiện vào năm 1961 ở căn cứ khởi nghĩa của Bà Triệu tại chân núi Nưa, xã Tân Ninh, H.Triệu Sơn (Thanh Hóa), kiếm ngắn núi Nưa được dân gian liên tưởng đây là thanh kiếm lệnh của Bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phương Bắc.

Kiếm ngắn núi Nưa đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Thanh Hóa - Ảnh: N.M 

Tại Bảo tàng Thanh Hóa hiện nay đang lưu giữ và trưng bày những bộ sưu tập binh khí thuộc thời đại văn hóa Đông Sơn hết sức đa dạng và phong phú. Độc đáo và nổi bật nhất là thanh kiếm ngắn núi Nưa có cán là khối tượng hình người phụ nữ. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu thì kiếm ngắn núi Nưa có cấu trúc, kiểu dáng, tiêu chí thẩm mỹ nghệ thuật rất đẹp; là kiếm ngắn đẹp nhất trong các kiếm ngắn có khối tượng người ở Việt Nam.

Bảo vật quốc gia - Tượng đá ẩn mình trốn giặc

Tượng Phật Adiđà bằng đá thời Lý ở chùa Ngô Xá (Nam Định) có mấy trăm năm ẩn mình dưới lớp sơn son, thếp vàng như một tượng gỗ bình thường để lưu lại cho kho tàng bảo vật quốc gia một khuôn mặt Phật độc đáo.

Pho tượng Phật bằng đá thời Lý - Ảnh: Hoàng Long 

Giả làm tượng gỗ

Tượng hiện đang được thờ tại chùa Ngô Xá (tên chữ là “Phi Lai tự”) ở thôn Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Các cuộc khai quật, khảo cổ bắt đầu vào những năm 1960 - 1970 tại đây đã phát hiện một lượng lớn lên tới hơn 200 hiện vật bằng nhiều chất liệu, liên quan đến Phật giáo thời Lý. Tuy nhiên, điều mà các nhà nghiên cứu, khảo cổ quan tâm nhất là tượng Phật, dù các mảnh vỡ lại không hề thấy xuất hiện.

Bảo vật quốc gia - Thạp Hợp Minh - Quan tài cho người quyền quý

 GS Hà Văn Phùng, thạp Hợp Minh đã khiến Yên Bái trở thành một cái tên gắn với văn hóa Đông Sơn sáng giá.

Trong một bài viết trên Tạp chí Khảo cổ học, GS Hà Văn Phùng, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học đã nói về thời điểm tìm thấy thạp Hợp Minh - năm 1995. Khi đó, niềm tự hào về văn hóa Đông Sơn của Yên Bái chỉ là Đào Thịnh (thạp đồng Đào Thịnh là bảo vật quốc gia đợt 1 - NV). Niềm tự hào Đào Thịnh đó cũng đã cách xa hàng chục năm, kể từ khi nó được tìm thấy tại H.Trấn Yên, Yên Bái. “35 năm sau, cũng ở H.Trấn Yên, cách khu di tích Đào Thịnh không xa, người ta lại phát hiện một di tích mới. Đó là di tích Hợp Minh. Dân quân xã Hợp Minh đã tìm thấy di tích này khi đào công sự. Nhờ đó thạp đồng nguyên vẹn đã được tìm thấy”, GS Phùng nhớ lại.


PGS-TS Tống Trung Tín khảo sát thạp Hợp Minh - Ảnh: tư liệu báo Yên Bái 

Khi đó, theo các nhà khảo cổ, thạp được tìm thấy nguyên vẹn, trong đó có một bộ hài cốt; cũng có một số hiện vật như rìu, chuông, dao găm, khuyên tai và một số mảnh gốm vụn. Phía trên, bên ngoài thạp đồng còn tìm thấy một âu đồng ba chân đã bị vỡ làm nhiều mảnh.

Sự nguyên vẹn được giữ gìn

Nghiên cứu của GS Phùng cho thấy thạp đồng Hợp Minh còn nguyên vẹn có nắp đậy. “Đây là một trong số những thạp được giữ gìn tốt nhất từ trước đến nay. Tuy kích thước của thạp không lớn bằng Đào Thịnh nhưng lớn hơn thạp Vạn Thắng, Xuân Lạp. Điều đáng chú ý là hoa văn trang trí trên thạp rất sống động”, GS Phùng viết.

Cũng theo ông Phùng, các mô típ được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hài hòa với nhiều chủ để sinh động, vừa cách điệu vừa hiện thực. Hoa văn trên thạp Hợp Minh không chỉ thể hiện các mô típ truyền thống như trên các thạp đồng mà còn có nhiều mô típ miêu tả cảnh sinh hoạt như trên nhóm trống đồng Heger I (dựa theo phân loại của nhà khảo cổ học người Áo Franz Heger).

Về kỹ thuật, thạp đồng Hợp Minh nặng 13,5 kg, đúc bằng khuôn hai mang. Đường giáp khuôn chia thạp thành hai nửa bằng nhau. Đó cũng là ranh giới phân chia các mảng hoa văn, không làm ảnh hưởng đến đường nét của các đồ án.

Thạp cũng có đôi quai hình chữ U lộn ngược đối xứng nhau qua thân. Đôi quai này được gắn ở miệng và cao vượt hẳn lên trên miệng. Ở lòng mỗi quai hình chữ U ta thấy người xưa còn gắn thêm một quai hình nui thuyền nhỏ. Sát với mép của nắp thạp cũng vậy. Khi nắp thạp đóng lại, chúng gắn khít với nhau.

Thạp cũng còn có cảnh 2 người hóa trang đứng đối diện, chân trước chân sau, tóc dài, chày đâm xuống một vật hình chiếc cối. Còn có cả cảnh người đang làm động tác như sàng sảy.

Tượng tròn gắn trên thạp Hợp Minh thuộc loại chim nước. Nó khác với tượng hổ báo trên thạp Vạn Thắng, tượng vật trên thạp Xuân Lộc.

Cấu trúc của tia mặt trời trên thạp Hợp Minh giống hệt các tia mặt trời trên trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa. Một số mảng hoa văn trên thân thạp được lặp lại các họa tiết thường thấy trên các thạp nhỏ. Đó là đường tròn đồng tâm có tiếp tuyến, răng cưa, vạch ngắn song song, chữ S gãy khúc.

Thạp cũng có mảng hình chim khắc chìm mô phỏng một loại chim nước như loại tượng chim gắn trên nắp thạp song đã cách điệu. Hình dáng của loại chim này ta từng thấy khắc trên thạp Vạn Thắng 1. “Vành 30 là những con thú tạm gọi là hươu nai. Tuy nhiên, nó lại không giống một loại hươu nai nào trên nhóm trống đồng Ngọc Lũ. Đây cũng là một đề tài cần sự giúp sức của các nhà động vật học để xác định tên gọi của chúng trong quá khứ cũng như trong hiện tại”, GS Phùng đánh giá.

Nghiên cứu những hoa văn khắc trên thạp, cho thấy chủ nhân của những hoa văn này cũng chính là chủ nhân những bức tranh trên trống đồng Ngọc Lũ. Do vậy, thạp Hợp Minh cùng với trống Ngọc Lũ, thạp Đào Thịnh cũng cùng niên đại.

Theo PGS-TS Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học phân tích thành phần hợp kim thạp đồng Hợp Minh cho thấy thành phần chủ yếu là đồng, thiếc, chì. Đó là thành phần cơ bản và ổn định của các di vật đồng văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam.

Không chỉ để dùng làm đồ đựng

Tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Quang cho biết người trực tiếp mở nắp thạp khi mới tìm thấy là anh Hà Xuân Trùy. Anh Trùy nhớ lại, khi ấy, mép thạp thấy một lớp màng màu đen phủ phía trên. Bóc đi lớp mảng màu đen này xuất hiện một lớp mền bằng vỏ một thực vật màu xám. Dưới lớp mền là bộ xương đặt ở tư thế ngồi, lưng tựa vào thành thạp, mặt nhìn ra hướng sông. Bên cạnh đó có 1 con dao găm, 1 quả chuông nhỏ, 1 khuyên tai đá 4 mấu.

PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ cho biết bộ xương đã được thu thập cẩn thận. Các mảnh sọ, xương chủ, xương sườn, đốt sống đã được gắn chắp và đo chỉ số. Qua giám định sơ bộ thấy đây là hài cốt của một bé gái chừng 4 - 4 tuổi rưỡi.

“Phát hiện di tích Hợp Minh khẳng định chắc chắn một trong những công dụng của thạp là được dùng để làm quan tài chôn người chết, ngoài việc dùng làm đồ đựng, vật tùy táng”, GS Phùng viết.

Trước đó, văn hóa Đông Sơn chỉ có sọ người trong thạp ở Thiệu Dương, hoặc than trong thạp Vạn Thắng, Đào Thịnh. Từ đó, các nhà khoa học cũng chỉ dừng lại ở giả thuyết về việc dùng thạp để chôn người đã cải táng hay hỏa thiêu. “Bộ cốt trẻ em còn nguyên vẹn chứng tỏ thạp đồng đã có lúc dùng làm quan tài để chôn người chết, nhưng không phải phổ biến. Điều đó chỉ có được với những người quyền uy giàu có. Còn hầu hết những thạp dùng trong mộ cùng những đồ tùy táng khác đều thuộc loại nhỏ, hoa văn trang trí đơn giản và hầu hết là đồ minh khí”, GS Phùng khẳng định.


“Thạp đồng Hợp Minh một trong những thạp lớn nhất, trang trí hoàn mỹ nhất của văn hóa Đông Sơn. Yên Bái đã lấy hình mặt thạp đồng làm biểu tượng của truyền hình tỉnh. Nó cũng là biểu tượng, biểu trưng tự hào của tỉnh” - PGS-TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ.



Trinh Nguyễn