4 thg 9, 2013

Biệt điện của ông vua cuối cùng triều Nguyễn ở Nha Trang

Khi nói về những biệt điện uyên ương của Vua Bảo Đại, người đời thường nghĩ ngay đến 3 dinh thự tráng lệ từng lưu dấu bóng dáng của ông vua cuối cùng triều Nguyễn ở thành phố ngàn thông. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều năm qua, các Dinh I, Dinh II, Dinh III ở Đà Lạt luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Đến tham lãm các "dinh Bảo Đại" ở Đà Lạt, đa phần khách nhàn du đều có cảm giác mê ly trước kiến trúc cổ lẫn lối bài trí mang phong cách cổ kính, vững chãi kiểu cung đình nhưng đậm phong cách Pháp, lòng không khỏi khâm phục việc chọn địa điểm của các kiến trúc sư thời bấy giờ khi xây dựng nên các biệt điện thiên thần cho vua thụ hưởng. Có người vì quá mê mẩn đã để lại những lời ngưỡng mộ rằng đó là "đệ nhất dinh thự ở Việt Nam". Nhưng khi biết được trên một số diễn đàn dành cho dân thích xê dịch thì cảnh trí của cả 3 dinh thự trên phố núi cao kia đều thua xa "dinh Bảo Đại" ở thành phố biển Nha Trang, lắm người... choáng.

Biệt thự Cầu Đá – Những bông hoa bên vịnh Nha Trang

Biệt thự Cầu Đá là tên gọi của quần thể công trình gồm 5 ngôi biệt thự trên ngọn núi Cảnh Long sát biển, phía nam thành phố Nha Trang.

5 ngôi biệt thự - 5 kiến trúc xinh xắn mang tên 5 loài cây – hoa, hoà vào cảnh quan thiên nhiên là những bông hoa tuyệt đẹp bên vịnh Nha Trang.

“Biệt thự Cầu Đá” (cùng một số công trình phụ trợ) được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng năm 1923, nhằm mục đích thiết lập một cơ sở hạ tầng - kiến trúc cho chiến lược nghiên cứu Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

Biệt thự Cầu Đá được xây dựng để làm nơi ăn ở, làm việc cho các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hải dương học đến từ phương Tây; là tiền đề cho việc thành lập Hải học viện Đông Dương (sau này là Viện Hải dương học Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa). Biệt thự Cầu Đá toạ lạc trên ngọn núi Cảnh Long (còn gọi là núi Chụt) nằm sát bờ biển, gần cảng Cầu Đá, hiện thuộc địa phận phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

3 thg 9, 2013

Sức quyến rũ của Kbang

Những tán cây cổ thụ hun hút dọc đường đi, cây cầu treo làng Krối hùng vĩ bắc qua dòng sông Ba, tiếng cồng tiếng chiêng rộn rã khi màn đêm xuống... 

Phong cảnh quyến rũ ở một đoạn sông Ba qua địa phận làng Krối, xã Đắk Smar - Ảnh: Tiến Thành

Khung cảnh thơ mộng ấy chắc hẳn sẽ để lại một ấn tượng khó quên về chốn núi rừng Kbang, nơi gắn bó với con đường Trường Sơn Đông huyền thoại năm xưa và nay vẫn như viên ngọc chưa tì vết của núi rừng Tây nguyên.

Vượt qua những vòng cua gấp, hiểm trở của đèo An Khê, đi thêm vài cây số nữa trên quốc lộ 19 thuộc địa phận thị xã An Khê, chúng tôi rẽ phải, tiến thẳng về Kbang, một thị trấn miền núi nhỏ nhắn, hiền hòa thuộc tỉnh Gia Lai. Tôi đến với Kbang trong sự tò mò của một chàng trai đất Bắc về một vùng Tây nguyên có người anh hùng dân tộc Ba Na tên Núp trong tác phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc vốn đã ăn sâu vào trí nhớ lớp học sinh chúng tôi thời ấy.

Ngôi chùa Nam tông Việt Nam đầu tiên

Đây là hình ảnh ngôi chùa Bửu Quang:

Tam quan chùa - Ảnh: Võ văn Tường

Hương thầm Cà Mau

Rong ruổi hơn 4.000km trên xe máy từ địa đầu Hà Giang qua miền Tây Bắc núi rừng rồi miền Trung khó nhọc, tôi đã đến được Cà Mau trong một chiều mưa tầm tã.

Một vườn chim tư nhân ở Cà Mau - Ảnh: TRI THỨC

Ấn tượng đầu tiên về Cà Mau đó là thành phố nhỏ xinh, yên bình, nụ cười con gái miền Tây ngọt lịm và những xe hàng rong dọc đường mời chào đầy hấp dẫn.

Bún đỏ: nét đặc sắc của ẩm thực đường phố Buôn Ma Thuột

“Đến Buôn Ma Thuột mà chưa ăn bún đỏ thì coi như chưa đến!”, nhiều người đã đúc kết như thế sau khi thưởng thức món ăn quen mà lạ này.

Chẳng ai biết bún đỏ ra đời từ khi nào và ai là tác giả của sự sáng tạo đó. Chỉ biết rằng bún đỏ là sự biến tấu, pha trộn hài hòa của nhiều món ăn, tạo nên cái sự đặc sắc, duyên dáng của riêng mình. Người ăn lần đầu, khi nhìn tô bún được bưng ra có thể thốt lên: "A! Bánh canh". Khi hít một hơi mùi thơm đặc trưng của bún đỏ lại thấy phảng phất hương vị của một tô bún riêu. Giống thì giống thế thôi, nhưng bún đỏ có cái riêng, khó mà lẫn được.

Bún đỏ cũng có riêu cua tương tự như cách làm riêu của Miền nam. Riêu được làm từ thịt cua, thịt heo và tép xay nhuyễn. Nước dùng của bún được ninh từ xương heo, xương bò và nước cua nên tạo được vị ngọt đậm đà. Ngoài ra còn có thêm trứng cút, huyết heo, điểm thêm ít hành phi, tóp mỡ. 

Bún đỏ là sự biến tấu, pha trộn hài hòa của nhiều món ăn, tạo nên cái sự đặc sắc, duyên dáng 
của riêng mình - Ảnh: Linh Nga 

Nhái cơm - ngọt vị đồng quê

Mùa này miền Trung buổi chiều thường có mưa giông. Tiếng sấm đì đùng vọng lại từ phía chân trời xa, rồi tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà, có khi cả làng quê chìm trong cơn mưa xối xả. Trời chập choạng tối, lũ ếch, nhái, ễnh ương bắt đầu rời hang ổ, đi tìm mồi và tìm bạn tình, cất lên những bản hợp xướng rền vang khắp cánh đồng quê.

Nhái cơm xào sả ớt. Ảnh: Kim Loan 

Lúc này những người đàn ông ở quê hông đeo cái giỏ, tay cầm đèn pin vội vã ra đồng soi nhái cơm. Nhái cơm đầu mùa nhiều vô kể, dựa vào tiếng kêu mà người đi soi nhái pha đèn, nhái cơm bị lóa mắt nằm chết trân như “chờ” người bắt. Trời càng tối chúng càng dạn ánh đèn, chỉ cần chịu khó khoảng hơn một giờ là có cả một giỏ đầy, khoảng hai ký nhái cơm mang về nhà.


Làng lụa Nha Xá

Dù chẳng giàu sang nhưng người dân làng Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam) cũng có cuộc sống tươm tất mà không phải bon chen vất vả nhờ có nghề dệt lụa. Làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 200 máy dệt. Nhiều hộ làm khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu, sản xuất và bán sản phẩm. 

Ngay từ đầu làng, du khách đã nghe âm thanh rộn ràng của những chiếc máy dệt. Người dân nơi này cho biết, trong làng, không còn nhà nào dệt lụa theo phương thức thủ công mà đã chuyển sang dệt máy hoàn toàn.

Phố núi Pleiku

Nằm trên độ cao trung bình 300 - 500m, quanh năm sương mù bao phủ, thành phố cao nguyên Pleiku (tỉnh Gia Lai) từ lâu được biết đến với tên gọi đặc trưng “phố núi Pleiku”. Đến với Pleiku, du khách như được trở về với thiên nhiên còn khá hoang sơ, được hít khí trời mát lạnh và cảm nhận trong gió thoang thoảng mùi hương của những nhánh lan rừng và hoa cà phê.

Cảm giác được thưởng thức một tách cà phê hay tô phở khô trong không khí se lạnh của phố núi Pleiku luôn mang lại những cảm xúc thú vị cho du khách khi khám phá vùng đất này. Có những ngày tiết trời ở phố núi Pleiku có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông hội tụ. Sáng sớm trời se se lạnh, buổi trưa, không khí trở nên oi bức như mùa hè. Khi chiều vừa tắt nắng đã có những cơn gió thoang thoảng của mùa thu làm dịu mát cái nắng gắt mùa hè. Và khi màn đêm xuống nghĩa là đông đã về. Trong cái lạnh của phố núi cao nguyên, du khách sẽ có cảm nhận về một bầu không khí trong lành và sự bình yên của cuộc sống nơi đây. Không gian, cảnh quan với đường phố là những triền dốc uốn quanh mang đặc trưng phố núi tạo một cảm giác khác biệt dễ khiến con người ta xua tan những mệt nhọc của cuộc sống thường nhật.


2 thg 9, 2013

Núi Thần Đinh, cảnh đẹp Quảng Bình

Nằm ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, núi Thần Đinh là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình.

Núi Thần Đinh

Lên núi vào lúc bảy giờ sáng, chúng tôi cứ ngỡ mình đi sớm, ai ngờ đi một chút đã thấy lác đác người đi xuống. Hỏi ra mới biết, những người này đã đến đây từ khuya. Du khách lên Thần Đinh để cúng bái, cầu mong, để lấy nước thiêng về thờ phụng bởi núi này không chỉ đẹp mà còn nổi tiếng linh thiêng.