26 thg 6, 2013

Chim quyên ăn trái nhãn lồng

Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi

Có 2 thứ trái cây mang tên nhãn lồng. Một là loài dây leo mọc hoang dại ở miền Nam, còn có tên là chùm bao. Hai là một loại nhãn đặc sản nổi tiếng ở Hưng Yên. Vậy con chim quyên ăn trái nhãn lồng nào?

Nhãn lồng Hưng Yên chính là trái nhãn, một giống nhãn rất ngon đã từng được tiến vua. Có tên gọi là nhãn lồng vì khi nhãn chín phải dùng lồng bằng tre, nứa che lại để chim dơi khỏi ăn (đây là tôi ghi lại theo thông tin trên Wiki, ở miền Nam thì thường thấy bao lại bằng bao nylon hơn!).

Trại rắn Đồng Tâm

Đó là một trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu, chữa trị rắn cắn cho bà con khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Xí nghiệp dược phẩm Quân khu 9. Nơi này, trước đây là căn cứ quân sự của Mỹ ở Đồng Tâm. Diện tích khoảng 30 hecta, nằm bên bờ sông Tiền, cách Mỹ Tho khoảng 9 km. Nhưng, tên gọi dễ nhớ và gần gũi với bà con miệt vườn đồng bằng và du khách khắp nơi là Trại rắn Đồng Tâm.

Rắn được nuôi thả trong môi trường tự nhiên. 


Vuốt đuôi cá lóc trời...

Những kẻ “ba phải” hoặc “thừa gió bẻ măng” thật không đáng nể. Song “hội” thích vuốt ve cá lóc tự nhiên vẫn đáng kính... trọng!

Lóc truyền kỳ

Chuyện cóc mọc râu thật huyền hoặc nhưng cá lóc thì có thể. Cách nay khoảng 2 năm, anh Quốc Việt, chủ quán Tạ Hiền ở TP. Mỹ Tho, Tiền Giang mua được một “cụ” lóc đồng nặng gần 4kg, mép lún phún vài cọng râu ngắn ngủn. Anh Việt liền xây một cái hồ nhỏ thả cá vào rộng, réo gọi bạn bè chốn xa về thưởng lãm. Nào ngờ, không quá 3 ngày, “cụ” lóc đã... hấp hối, mặc dù được “cung phụng” rất nhiều mồi ngon: rô bí, sặc non, lia thia... Tiệc “tống tiễn” cụ quả là thơm nức nở!


Mập “nươn nưỡn” lóc miền Tây mùa lũ. 


Lẩu đông lạnh chưa có món súng đạn

Thị trường lẩu đông lạnh khá phong phú, nhưng lại thiếu một loại lẩu “sặc mùi” chiến tranh: lẩu súng đạn mà các ông theo trường phái ăn gì bổ nấy ưa chuộng.

Lẩu Thái luôn có vị hơi cay. 

Dạo một vòng qua các siêu thị lớn, có thể đếm được gần 20 loại từ nhiều đơn vị cung cấp như Sài Gòn Food, Hải Lộc, Duyên Hải, An Vĩnh… chưa kể một số sản phẩm là nhãn hàng riêng của siêu thị.


Tấm bia trấn yểm ở vùng Thất Sơn huyền bí

Hiện tại, nơi hậu liêu chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ. Giữa mặt bia không có chữ nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán "Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán", có nghĩa là "Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu". Tương truyền tấm bia đó là một đạo "bùa Cao Biền" trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc. 

Cô Út và tấm “Cao Biền trấn phù bia”.


Sự thật về giếng Thánh và những viên ngọc Phật Trùm

Kể từ tết cổ truyền đến nay, một số người dân ở TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đi hành hương về vùng thánh địa Thất Sơn (tỉnh An Giang) trở về kháo nhau rằng: Ở ấp Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đất bỗng dưng nứt toác ra để lộ một hộp gỗ bọc giấy đỏ chứa 2 viên ngọc Xá Lợi của Phật. Ban đêm, ngọc sáng đến mức có thể soi đường đi. Ai đang bệnh nan y chạm tay vào sẽ hết bệnh ngay. Những người khỏe mạnh, chạm tay vào sẽ gặp may mắn như trúng số, mua may bán đắt, kinh doanh phát đạt.

Bàn thờ và di ảnh của Phật Trùm


24 thg 6, 2013

Cái mặt chù ụ

Ở bãi biển Ba Động, Trà Vinh, bạn có thể thấy người ta bán một con giống con cua hay con ba khía, nhưng có cái bản mặt đẹp trai ấn tượng như thế này:



Hỏi người ta con này là con gì, bạn sẽ nhận được câu trả lời:
  • Con chù ụ chớ con gì!
Ha ha ha, vui dễ sợ! Tưởng giỡn, ai dè thiệt, con này đúng tên là con chù ụ! Dân miền Tây vốn đơn giản, vui tính, có sao nói vậy, cho nên thấy con này tướng tá ù lì, cái bản mặt một đống thì kêu luôn nó là con chù ụ, khỏi nghĩ ngợi ra cái tên khác chi cho mệt!

Phượt ẩm thực xứ Gò

Em Gò Công một phần giống em Pleiku - có nắng có gió, phần tựa em xứ Quảng - có biển có sông. Nổi hơn cả lại là nguồn hải sản nước lợ phủ phê và nụ cười đôn hậu.

Không ít người bạn than vãn rằng, về quê bà Từ Dũ không biết tìm ăn ngon ở đâu. Đúng là mấy kẻ "đơn giản đến thanh thản".

Sản vật vùng này phong phú. Bởi là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông, cửa biển: Vàm Cỏ Đông, Xoài Rạp, cửa Tiểu..., nên cá tôm thích bám trụ cũng để… thưởng thức ẩm thực. Các chuyên gia hải sản trong nước cũng như một số người sành ăn, kiến thức rộng quả quyết: chính chất lượng hệ phiêu sinh nước lợ (nước xà hai) đã làm cho hải sản thơm ngọt lạ.


Ăn mộc mới cảm nhận hết sức quyến rũ của nghêu Gò Công. 


Về xứ sở vải thiều

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đang chính vụ và ùn ùn xuống phố, nhưng chúng tôi vẫn muốn vào tận sâu các bản làng vùng cao của xứ sở này để được trải nghiệm cảm giác làm một nông dân thứ thiệt. 

Người dân Lục Ngạn thu hoạch vải

Giữa cái nắng rát bỏng ngày hè, quốc lộ 31 (đoạn từ phố Kim đến thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn) như ngột ngạt hơn bởi đường sá ùn tắc và cảnh ồn ào tranh mua tranh bán. Trên các con phố chính, nhìn đâu cũng thấy xe chở vải, từ xe máy đến xe tải, thậm chí nhiều đoạn đường tắc nghẽn.

Bữa ngon trên đảo

Những ngày nghỉ ở Phú Quốc không chỉ có biển xanh cát trắng mê hồn người, mà còn có nhiều món ngon vật lạ lần đầu được nếm thử…

Chủ nhân Nhà hàng Vườn Táo thường chiêu đãi khách quý khi có dịp ra Phú Quốc món cá nhúng giấm và gỏi cá mai, được dọn dưới bóng mát của vườn dừa xum xuê tại nhà hàng dân dã này.

Một nồi giấm sôi, một đĩa cá tươi lóc xương, đĩa bánh tráng, những loại lá và rau, hành sống… tất cả được cuốn với bánh tráng, song độc đáo là có thêm nhúm dừa non nạo tơi trộn vào cùng với cá. Miếng ăn làm dậy lên trong khứu giác, vị giác và cả thị giác một trời Nam bộ với biển khơi mênh mông và những rừng dừa ngút ngàn.

Cầu gai hay con nhum là đặc sản của vùng biển Phú Quốc