21 thg 10, 2012

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh

Nếu như ở Thanh Hóa có bánh gai, ở Quảng Ngãi có kẹo gương thì ở Hà Tĩnh có kẹo cu đơ. Một đặc sản khiến bao người con của quê hương "Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh", hay khách thập phương đã từng một lần được nếm thử thì khó có thể quên.



Kẹo Cu Đơ và bát nước chè xanh

Kẹo cu đơ lúc đầu có tên là cu hai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, từ "hai" được các ông nghè nơi đây chuyển sang tiếng Pháp là "Deux" cho nó "trí thức". Từ đó, "cu deux" được đọc chệch thành cu đơ.


Cơm lam Hòa Bình

Gạo nếp - tinh hoa của đất - giao tình với nước, lửa và những ống nứa non tạo nên một món ăn đơn giản, khiêm tốn nhưng chứa trong đó biết bao nghệ thuật: cơm lam của người dân tộc Mường ở Hòa Bình.


Cơm lam - Ảnh: blogtamtay.vn

Không ai biết cái tên cơm lam có từ bao giờ, chỉ được nghe các già làng kể lại rằng: xa xưa trong những lần đi nương rẫy, dân trong bản thường không mang theo nồi, chảo, không cơm nắm phiền toái mà chỉ mang theo mình ít gạo nếp, một con dao, một hòn đá và ít bùi nhùi đánh lửa.

Về xem thổ cẩm Thái Mai Châu

Đến với bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), bạn không những được thưởng thức một không gian trong lành, đắm mình với khung cảnh lãng mạn mà còn được thỏa thích chiêm ngưỡng hay sở hữu những chiếc váy, chiếc túi thổ cẩm rực rỡ sắc màu, hoa văn sinh động. 


Cô gái Mai Châu trong điệu múa dệt vải - Ảnh: Tiếu Phong

Thổ cẩm Mai Châu từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.


Khám phá khu mộ cổ Đống Thếch

Nằm giữa núi rừng thâm u, những cột đá gần 400 năm tuổi vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Đó là điểm độc đáo của khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) - một “kho báu” mang đậm bản sắc văn hóa xứ Mường Động.


Các cột đá được dựng theo theo quy luật, ẩn dưới mỗi nấm mộ là những đồ tùy táng có giá trị khảo cổ học… - Ảnh: Tiến Thành


Có câu “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” để chỉ sự giàu có và độc đáo trên mỗi mảnh đất xứ Mường. Mường Động là một trong những mảnh đất ấy. Với đam mê khám phá những vùng đất mới, từ Hà Nội, theo quốc lộ 21B chúng tôi đi ngược lên huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình - cái nôi trung tâm của văn hóa Mường Động.


Về Sóc Trăng thử món bò giá tréo


Bê thui tái chanh

Bà con Khmer ở Sóc Trăng và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tập quán nuôi bò trên đất cát giồng. Con bò vừa là tài sản vừa giúp ích cho nhà nông trong việc đồng áng, vận chuyển nông sản. Đàn bò cũng là nguồn cung cấp thực phẩm trong những dịp hội hè, lễ tiệc và sinh hoạt hàng ngày. Một món ngon từ thịt bò, tuy dân dã nhưng rất hấp dẫn là món bê thui mà người dân địa phương gọi là bò giá tréo hay bò tái mướt.

Hủ tiếu cá Sóc Trăng


Sóc Trăng vốn có nhiều món ăn ngon, nhưng xưa nay ít ai nói đến món hủ tiếu như một đặc sản của địa phương này, nhất là hủ tiếu cá. Nhưng nhiều du khách đến đây có dịp thưởng thức món hủ tiếu cá một lần đều tấm tắc khen ngợi như một phát hiện thú vị.

Tô hủ tiếu cá gồm hủ tiếu, cá, mực và cật heo, ăn kèm với ba loại rau gồm xà lách dòn, giá và rau cần. Một đặc điểm của món hủ tiếu cá là nồi nước dùng được hầm xương heo suốt đêm, cứ ba bộ xương heo hầm cho lượng nước dùng của 50 tô. Để nước dùng được trong, nồi nước không để dầu, mỡ vào.

Đầu bếp một quán hủ tiếu cá ở Sóc Trăng cho biết, hủ tiếu cá ở đây chỉ dùng cá chẽm, phi lê lấy phần thịt; tôm, mực loại tươi; cật heo phải dòn, ngon bằng cách ngâm nước đá cho nở. Riêng hủ tiếu làm bằng bột gạo lúa mùa.

Thụy Mẫn 

Hột vịt lộn rang me


Hột vịt lộn rang me. Ảnh: TPD

Một lần đến thị xã Sóc Trăng, anh bạn đi cùng dẫn tôi vô một cái quán bên đường Hùng Vương, kêu 4 cái hột vịt lộn rang me. Nghe qua, tôi thấy lạ quá, hột vịt lộn luộc chín rồi ăn với chút rau răm hay đập vỏ thả vô nồi lẩu ăn chung chớ nào giờ chưa nghe món hột vịt lộn mà lại rang me.

Nghe lạ hoắc vậy mà có thiệt. Chừng 15 phút sau, chị chủ quán bưng ra cho chúng tôi 4 cái hột vịt lộn thơm phức, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy thèm rồi. Không chờ bạn nhắc, tôi ăn thử ngay vì rất tò mò.

Chất quê trong tô bún nước lèo Sóc Trăng

Vị mằn mặn thơm phức của mắm bồ hóc, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo, làm nên chất quê của bún nước lèo Sóc Trăng.



Tô bún bún nước lèo Sóc Trăng đậm đà. Ảnh: Thi Ngoan

Tài liệu ẩm thực Việt Nam ghi nhận, bún nước lèo Sóc Trăng có lịch sử từ lâu đời, mà tiền thân của nó là món ăn truyền thống của người Khmer. Tỉnh Sóc Trăng là vùng đất giáp biển trù phú, có nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Khmer sinh sống. Trong quá trình cùng lao động, khai khẩn đất đai, các dân tộc đã chịu ảnh hưởng lẫn nhau làm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng quê này. Và bún nước lèo Sóc Trăng là một trong những sản phẩm của quá trình cộng sinh ấy.

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng


Hương án trong gian giữa chính điện chùa Ông Bổn. Ảnh: Trần Kiều Quang

Chùa Ông Bổn còn có tên gọi là chùa A Côn, hay Hòa An hội quán, có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc tại số 9 đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đây là một di tích nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung. 

Theo tài liệu của ban quản trị chùa thì vào năm 1875, chùa Ông Bổn được xây dựng tại làng Khánh Hưng, tổng Nhiêu Khánh, tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 1911 được trùng tu lần thứ nhất và đổi tên là Hòa An hội quán cho đến nay. Qua bảy lần trùng tu vào các năm 1953, 1969, 1987, 1990, 1994, 1999 có kiến tạo gia cố thêm nhưng vẫn đảm bảo được nguyên dạng xưa. Do chùa nằm ngay trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho nhân dân địa phương và du khách đến tham quan, chiêm bái. 

Chùa được cất theo hình chữ Phu - tượng trưng cho sự ấm no, phú quý. Chùa cất tuy không cao nhưng thoáng đãng, mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa. Mái chùa lợp ngói ống phủ lớp rêu phong. Trên nóc có tượng lưỡng long chầu nguyệt - cách trang trí truyền thống trong các ngôi chùa Hoa. Trên các gờ mái cũng có tượng rồng, kỳ lân nằm trải dài. Phía trước mái hiên chùa có treo một dãy đèn lồng đỏ. 

Chùa Ông Bổn được xây dựng hoàn toàn bằng đá và gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa có chính diện quay về hướng nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp nổi bằng xi măng rộng khoảng một thước là hai đại tự Tăng Phước - ngụ ý chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc, tạo thêm vẻ bề thế cho ngôi chùa. Ngoài ra, ở bên hữu khuôn viên chùa còn có ngôi miếu nhỏ thờ thần hoàng bổn cảnh của địa phương. 

Quan sát từ đỉnh hương lớn đặt giữa khuôn viên khá rộng của ngôi chùa, tổng thể kiến trúc di tích này có toàn bộ phần chân cột, đá xanh viền nền tam cấp trong khu vực nội thất đến khung cửa chính của ngôi chùa… đều được các nghệ nhân người Hoa đời trước tạc bằng đá tảng của Trung Quốc. Ngôi chùa được thợ xây dựng theo dạng phân kim tam cấp qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ Phu - theo quan niệm của người Hoa. 

Vào bên trong ngôi chùa, du khách sẽ choáng ngợp trước một “rừng” hoành phi câu đối bằng chữ Hán được treo và ốp cột từ gian tiền điện đến gian chính điện, với nội dung ca ngợi công đức của các vị thần. Phía bên trái (nhìn từ ngoài vào) là bàn thờ Bạch Hổ uy nghi, bên phải là bàn thờ của Thanh Long hùng dũng - đây vừa là yếu tố phong thủy, lại vừa là vật linh nhằm để trấn giữ tà ma, xua đi những điều xui xẻo, không hên. 

Tòa chính điện gồm ba gian. Gian chính giữa thờ Trịnh Ân, tức Cảm thiên đại đế là vị phúc thần trong tâm thức của bà con người Hoa nơi đây. Tương truyền, Trịnh Ân là vị khai quốc công thần, văn võ song toàn, sống vào triều đại nhà Tống bên Trung Quốc. Ông có nhiều công lớn trong việc dạy dân bền chí làm ăn để khẩn hoang, lập ấp và khuyên mọi người phải biết giữ lễ nghĩa, giữ vẹn thuần phong mỹ tục. 

Do bị gian thần hãm hại nên ông bị triều đình khép vào tội chết. Lúc xử trảm ông, đất trời cảm động trút cơn mưa, điểm vần sắc hồng. Dân chúng thấy điềm trời như thế nên càng tỏ lòng thương tiếc và lập miếu thờ ông làm vị phúc thần. Chuyện này lan đến triều đình, làm vua tỉnh ngộ, thương cảm và phong sắc cho ông là Cảm thiên đại đế, tức lòng trung cảm động đến trời. 


Mặt trước chùa Ông Bổn. Ảnh: Trần Kiều Quang

Bên trái chính điện là hương án thờ Phúc đức chính thần, bên phải là trang thờ của Thiên Hậu thánh mẫu. Trước gian chính điện còn có hai hàng bát bửu hai bên. Đặc biệt nét điêu khắc trong chùa hết sức điêu luyện, tinh xảo, thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân Trung Quốc đời trước. Tiêu biểu, các bức điêu khắc gỗ, hoành phi chạm trổ ba lớp, tượng thờ bằng gỗ, câu đối bằng gỗ quý, các tượng gỗ chạm trổ các linh vật: long, lân, quy, phụng, nai, hạc… đều thể hiện các điển tích mà các vua chúa ngày xưa thường dùng trang trí trong cung đình, như lân hóa rồng, rồng hóa long dây lá, Bá Ngư chầu hoàng, Bá Ngư Điểu Chích… tất cả đều là các tác phẩm điêu khắc, hội họa đặc biệt quý hiếm thể hiện đúng theo khuôn mẫu bên Trung Quốc. 

Ngoài ra, trong chùa còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là tượng gỗ thờ Ông Bổn, Ông Phước Đức, Bà Thiên Hậu, sơn son thiếp vàng rực rỡ; bộ lư quỳ cổ hình thái tuế, ba bộ lư vuông, cặp hạc rùa ngậm hoa sen bằng kim loại màu… các bộ bàn thờ (quý tự) bằng gỗ quý đều được các nghệ nhân chạm khắc ba lớp và dát vàng rất tinh xảo. 

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở đây, mà còn là nơi thu hút đông đảo bà con người Kinh, người Khmer cũng như khách thập phương đến đây tham quan cúng bái trong các dịp rằm, lễ tết, ngày vía Ông… Bên cạnh đó, chùa Ông Bổn còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc của bà con người Hoa và thông qua đó đã tập hợp, đoàn kết mọi người cùng nhau đóng góp, gây quỹ làm công tác từ thiện… thể hiện truyền thống đoàn kết lâu đời của bà con người Hoa và các dân tộc Kinh, Khmer anh em.


Trần Kiều Quang 

Chơi núi Bà Đen



Núi Bà Đen nhìn từ bãi đậu xe dưới chân núi. Ảnh: Anh Việt

Về miền Đông Nam bộ, đi trên tuyến quốc lộ 22 (đường xuyên Á) đến Gò Dầu rẽ phải (22B) chừng 36 ki lô mét sẽ đến thị xã Tây Ninh. Từ đây du khách có thể viếng thăm nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Danh thắng núi Bà Đen cao 986 mét cách thị xã Tây Ninh 11 ki lô mét về phía đông bắc, nằm sừng sững giữa đồng bằng mênh mông, nhìn từ xa như một chiếc nón lá úp khổng lồ.

Mua vé vào cổng 15.000đ/người, du khách bắt đầu đi lên núi theo những bậc tam cấp đá. Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu nhưng thoáng mát, khá dễ đi so với mươi năm về trước. Hồi ấy, du khách và người hành hương phải đi theo những lối mòn nhỏ, hiểm trở. Dọc đường lên núi, ta sẽ gặp nhiều khe nước nhỏ trong veo chảy róc rách, len lỏi qua những cánh rừng có rất nhiều hoa dại tuyệt đẹp. Du khách sẽ ngạc nhiên khi gặp những bụi “tre khổng lồ” cao có đến 50 mét, cành lá sum sê, xanh mướt với những lóng to bằng bắp vế người lớn, dài gần 1 mét. Có những cây long não, mét, dầu lông, xoài mút vòng tròn gốc to đến vài người ôm!