16 thg 8, 2024

Tôm suối ở rừng

Tôm suối được xem là sản vật “hạng sang” của vùng rừng núi Trường Sơn.

Tôm suối rang món ngon dân dã giữa đại ngàn

Một bữa cơm đơn sơ giữa vùng núi đậm đà hương vị, có lẽ là niềm ao ước của nhiều người. Nếu ai đã từng ghé qua các huyện miền núi Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn trên tuyến đường Hồ Chí Minh hẳn sẽ không bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những bữa cơm đậm chất rừng với các món chà rá, heo núi, cơm lam,... và cả món tôm suối dân dã.

Chùa Tân Thanh

Chùa Tân Thanh không chỉ là nơi đáp ứng đời sống tâm linh, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.


Trên khắp dải đất Việt Nam từ biên cương đến nơi hải đảo, ở đâu cũng có những ngôi chùa với nét kiến trúc thuần Việt, thể hiện nền văn hóa đất nước và khát vọng hướng thiện, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Chùa Tân Thanh được hình thành cũng từ chính nguồn mạch ấy.

Được khởi công năm 2015, chùa Tân Thanh gồm 3 khu: điện thờ chính (cung Tam Bảo), điện thờ Đức Thánh Trần, điện thờ Đức Thánh Mẫu và Tam Quan. Trong khuôn viên chùa có trên 100 pho tượng và khoảng 1.000 cây xanh các loại, trong đó gần một nửa là những cây hoa đào bung cánh rực rỡ mỗi dịp Xuân về.

Tọa hướng Đông Bắc – Tây Nam, chùa Tân Thanh nằm trên thế đất đẹp với bên trái có núi hình rồng chầu, bên phải có núi hình voi phục, phía sau thế núi như ngai rồng… Chùa Tân Thanh được dựng trên vùng đất cao nhìn ra cửa khẩu Tân Thanh và cách đường biên giới chỉ khoảng 300 mét. Đây được coi là ngôi chùa sát với đường biên giới nhất của nước ta.

Chị Nguyễn Hạnh Trang (du khách người Hà Nội) chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi cảm nhận khi đến ngôi chùa này là không khí trong lành. Thú vị hơn cả là nó nằm ngay chợ Tân Thanh, ở ngay sát biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi và gia đình khi đến đây đã được trải nghiệm rất nhiều, kết hợp mua sắm, tham quan, vãn cảnh chùa và được biết thêm rất nhiều điều thú vị”.

Từ xa nhìn lại, cổng chùa Tân Thanh sừng sững với Tam quan chồng diêm lợp ngói mũi hài, mái đao đầu rồng đặc trưng ở các ngôi chùa Việt truyền thống. Đến chiêm bái chùa, du khách đều nhận thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn từ kiến trúc thuần Việt đặc sắc, hài hòa với cảnh quan tổng thể, cách trang trí cảnh quan, cách bố trí các khu thờ tự, bài trí trong các điện thờ… Đặc biệt là tất cả câu đối, hoành phi trong chùa đều hoàn toàn là chữ thư pháp Việt.

Bước vào chùa, phía tay phải của du khách là đền thờ Quan Trấn Ải – nơi tưởng nhớ công lao biết bao anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong chùa có bức hoành phi lớn chạm hai câu thơ “Trấn Ải Tân Thanh trung nghĩa lưu sử sách – Non sông Đại Việt trường tồn mãi nghìn thu” như lời nhắc nhở và khẳng định về chủ quyền bờ cõi nước Nam.

Đại đức Thích Bản Chung, người trông nom quản lý chùa Tân Thanh, cho biết: “Khi ở đây chúng tôi thấy cuộc sống rất an yên, là một ngôi chùa nơi địa đầu tổ quốc. Hằng ngày tụng niệm để cầu nguyện cho quốc thái dân an, trong tâm tôi cũng cảm nhận rằng đây là ngôi chùa đem lại sự an lạc cho mình và cho rất nhiều người đến với ngôi chùa này. Ngoài tu hành, chúng tôi cũng tổ chức hướng đạo cho nhân dân và du khách thập phương xa gần đến với chùa để hiểu hơn về ý nghĩa của ngôi chùa này. Cảm giác chung của rất nhiều du khách khi đến đây đó là khi ra về tâm đều được bình an, an lạc”.

Đứng trên hiên chùa nhìn ngược xuống Tam quan, đất trời, núi non và con người dường như hòa làm một. Thoảng trong gió, tiếng chuông chùa vang vọng càng làm cho không gian trong chùa như an yên, mang đến cảm giác thư thái cho Phật tử.

Thượng tọa Thích Quảng Truyền (Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Phó Trưởng ban Trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn), trụ trì chùa Tân Thanh cho biết: Ngôi chùa có một điểm hết sức đặc biệt, đó là mỗi viên gạch xây dựng đều được đúc nổi dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh, văn hoá mà còn là cột mốc chủ quyền vững chãi nơi biên cương của Tổ quốc.

“Khi xây dựng chùa tôi là người thiết kế, và đưa ra ý tưởng tất cả viên gạch xây dựng chùa đều được đúc chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Phật Lịch 2559 khởi tạo chùa Tân Thanh”. Đây là cột mốc văn hóa, cột mốc chủ quyền thể hiện nền văn hóa của người Việt, không gì có thể thay đổi được, thời gian có thể làm mục nát, làm hư hỏng nhiều thứ, nhưng cột mốc văn hóa tâm linh này muôn đời không bao giờ mất đi”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.

Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ tráng lệ cùng kiến trúc thuần Việt, chùa Tân Thanh khiến du khách luôn muốn được ghé thăm, dâng nén tâm nhang cầu nguyện cho quốc thái dân an và gửi gắm ước nguyện biên cương bình yên, giàu mạnh…

Như chia sẻ của Thượng tọa Thích Quảng Truyền: “Với vị thế, văn hóa của ngôi chùa nhắc nhở tất cả mọi người trong đó có bạn bè quốc tế rằng chúng ta phải yêu chuộng hòa bình. Tôi mong tất cả mọi người có một ngày nào đó đến với Tân Thanh, đến với Lạng Sơn, đến với địa đầu Tổ quốc để chúng ta thấy yêu giang sơn hơn, để quý trọng hơn hòa bình, để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, để chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với dân tộc, cùng nhau hoàn thiện, xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no, ngày càng phồn vinh”.

15 thg 8, 2024

Ấn tượng nghi lễ rước kiệu tại Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ

Đúng 12 giờ ngày 2/3 (tức ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra nghi thức rước kiệu của Quan lớn Tuần Tranh tại Đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) đến dự lễ hội, thăm hỏi và tạ ơn Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài ở Đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) vì đã minh oan cho Quan lớn Tuần Tranh. Đến 27 tháng Giêng đoàn lại rước ngài trở lại đền Kỳ Cùng.

Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc, ấn tượng về nghi lễ rước kiệu ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn: 

Đoàn đưa bát nhang Quan lớn Tuần Tranh (tại Đền Kỳ Cùng) lên kiệu để rước sang Đền Tả Phủ

Rực rỡ sắc hoa Chuông vàng

Trên địa bàn thành phố Lạng Sơn dọc 2 bên đường Hùng Vương (đoạn cầu Kỳ Lừa); đường Nam Cao, xã Mai Pha, những ngày này đang rực rỡ sắc hoa Chuông vàng. Những chùm hoa chuông vàng bung nở, góp phần tô điểm cho cảnh quan thành phố thêm thơ mộng.

Cây Chuông vàng còn được gọi là cây Phong linh, xuất xứ từ Nam Mỹ, là loại cây thân gỗ kích thước lớn. Trong điều kiện chăm sóc tốt cây có thể cao đến 10 đến 15 m, đường kính gốc lên đến 50 cm. Hoa Chuông vàng có màu vàng sặc sỡ, có hình chuông, thường mọc thành chùm trên mỗi cành nhỏ.

Giá trị lịch sử của chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã hay Nam Nhã đường, tên đầy đủ là Nam Nhã Phật đường, tọa lạc tại số 612 đường Cách mạng Tháng 8, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ theo đạo Minh Sư, mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng của các phong trào yêu nước ở Cần Thơ nói riêng, Nam Bộ nói chung vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Nam Nhã Phật Đường nằm bên dòng sông Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI

Người lập chùa Nam Nhã là ông Nguyễn Giác Nguyên (1850-1919), bí danh Nguyễn Phương Thảo, đạo danh Long Khê đạo nhân, đạo hiệu Nguyễn Đạo Cơ. Ông là học trò của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, là thầy quy y của ông Bùi Hữu Sanh (con trai của cụ Bùi) và là anh vợ của ông Nguyễn Doãn Cung - người đã góp tài vật chủ yếu xây dựng chùa Nam Nhã.

Du lịch miệt vườn ở Long Phước

Thưởng thức sầu riêng ngay tại vườn khi đến một tỉnh có thế mạnh về du lịch biển như Bà Rịa-Vũng Tàu có lẽ là điều ấn tượng nhất khi chúng tôi đặt chân tới mảnh đất này. Ở đây, dù không có đường bờ biển dài và đẹp như thành phố Vũng Tàu nhưng thành phố Bà Rịa gây thương nhớ cho du khách bởi những miệt vườn sầu riêng trĩu quả bên cạnh các địa danh lịch sử như núi Đất, núi Thị Vải, núi Dinh, địa đạo Long Phước...

Lối vào vườn sầu riêng của ông Tư Danh.

Khám phá du lịch sinh thái cộng đồng xã Vũ Lăng – huyện Bắc Sơn

Vũ Lăng là xã vùng cao nằm ở phía Tây Nam huyện Bắc Sơn, cách thung lũng Bắc Sơn 20 km, với tổng diện tích tự nhiên là 4.160,29 ha. Xã Vũ Lăng được công nhận là xã An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn có bề dày truyền thống lịch sử – văn hóa lâu đời cùng với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh độc đáo, phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc. Nằm trên mảnh đất có vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn – Ngân Sơn chạy qua nên trên địa bàn xã có rất nhiều hang động trong lòng núi, xen kẽ giữa các núi đá vôi đó là các vùng núi đất và các thung lũng bằng phẳng gọi là lân, lũng… Sinh sống trong xã chủ yếu là dân tộc Tày với phong tục tập quán, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc cùng danh lam thắng cảnh đẹp và thơ mộng trải dài trên trên khắp các thôn bản.

Với mục tiêu, định hướng đưa nơi đây trở thành một điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn, đầu năm 2018, xã Vũ Lăng đã có những bước khởi đầu để phát triển loại hình du lịch này thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, nhà sàn truyền thống và hoạt động sinh hoạt, sản xuất của đồng bào các dân tộc nơi đây. Dựa trên những điều kiện về mặt tự nhiên, Vũ Lăng là địa điểm có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành khu du lịch sinh thái cộng đồng.

Hồ Vũ Lăng

Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/2/1961 tức ngày mùng 7 tháng giêng năm Tân Sửu, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định vinh dự được đón bác Hồ về thăm tại Trạm khí tượng Thủy văn thuộc khu 5, thị trấn Thất Khê. Tại đây Bác đã ân cần hỏi thăm đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân Tràng Định , đặc biệt là phong trào hợp tác hóa nông nghiệp của huyện. Đồng thời Bác cũng nghiêm khắc chỉ rõ những yếu kém cần khắc phục, nhắc nhở huyện cần chú trọng chăm lo đời sống nhân dân, phát triển kinh tế của huyện, tích cực đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ chung của dân tộc.Trải qua thời gian, để trân trọng và lưu giữ các giá trị lịch sử về Bác, năm 2019, huyện Tràng Định đã đầu tư xây dựng công trình Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành điểm nhấn, thu hút du khách thập phương trong và ngoài huyện đến dâng lễ, thăm quan, học tập.

14 thg 8, 2024

Đi trên than bùn ở Vườn quốc gia U Minh Thượng

Không biết bây giờ ra sao, chớ hồi năm 2018 khi tui muốn đi tới Vườn quốc gia U Minh Thượng thì tui kiếm hoài không ra thông tin liên lạc. Website, fanpage, số điện thoại liên lạc... tất cả đều không có, thiếu điều không biết là nơi đây có mở cửa cho du khách tham quan không! May quá, cuối cùng tui tìm ra một website giới thiệu về những điều cơ bản của khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Thượng: giờ mở cửa, giá vé, các điểm tham quan chính... Mà không phải website của Vườn hay công ty du lịch nào, đó là trang web của một nhóm học sinh cấp 3 ở U Minh Thượng, làm bài tập cho môn học IT của các cháu!

Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: Thám hiểm Mekong

Cám ơn các cháu học sinh rất dễ thương, tui theo Google Maps lên đường đến U Minh Thượng. (Khỏi chỉ đường cho dài dòng ha, các bạn tìm địa điểm Vườn quốc gia U Minh Thượng trên Google Maps là xác định được vị trí ngay).

Hướng tới một di sản thiên nhiên liên quốc gia

Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) có đường biên giới tiếp giáp với Vườn quốc gia Hin Nam No (tỉnh Khăm Muộn) của nước bạn Lào. Cùng nằm trong hệ thống đá vôi có diện tích lớn nhất Đông Nam Á lại có rất nhiều sự tương đồng, việc hợp tác, liên kết giữa hai vườn quốc gia sẽ làm tăng quy mô, đồng thời nâng cao công tác bảo tồn và hướng tới trở thành di sản thiên nhiên liên quốc gia.