4 thg 4, 2024

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bức tranh cỡ lớn lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam tái hiện chiến dịch 56 ngày đêm, được mở cửa cho du khách tham quan nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.


Bức tranh khổng lồ tại Bảo tàng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tái hiện 56 ngày đêm tháng 5/1954. Công trình tổng hòa nhiều loại hình nghệ thuật: hội họa, sắp đặt, điêu khắc, âm thanh, ánh sáng.

Con đường giữa cánh đồng vàng ruộm ở Vũng Tàu gây sốt vì đẹp như phim hoạt hình

Con đường nhựa băng giữa cánh đồng lúa vàng ruộm, trải dài tít tắp tại xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang thu hút rất đông người dân và du khách tìm tới chụp ảnh.

Những ngày gần đây, con đường nhựa băng giữa cánh đồng lúa vàng ruộm, trải dài tít tắp tại xã An Nhứt gây sốt trên mạng xã hội. Khung cảnh này được ví von như phong cảnh trong những bộ phim hoạt hình nổi tiếng, nhanh chóng thu hút người dân và du khách khắp nơi tìm tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Woai Nguyễn (29 tuổi), một bạn trẻ mê nhiếp ảnh tại TP.HCM đã tìm tới cánh đồng xã An Nhứt 5 lần liên tiếp trong tuần cuối cùng của tháng 3, để ngắm trọn khung cảnh lúc bình minh, trưa nắng tới hoàng hôn.

"Ngay khi xem được video ngắn về đồng lúa vàng ruộm này mình đã xách xe, ba lô lên đường. Khu vực cánh đồng nằm ngay cầu An Nhứt, cách TP.HCM chỉ hơn 80km, tương đương 1h15 phút lái xe", Woai Nguyễn chia sẻ.

Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"

Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.


Tương truyền, nghề rèn nơi đây đã có từ thế kỉ thứ XI, ban đầu là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tôn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống xâm lược. Sau chiến tranh, người dân dần chuyển sang rèn công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Người Mạ ở Đồng Nai Thượng giữ nghề truyền thống

Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được bao bọc bởi những cánh rừng già, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn lưu giữ được nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đến ngày hôm nay.

Già làng K’Lộc (bên phải) cùng mọi người trong buôn rèn nông cụ.

3 thg 4, 2024

Đến Điện Biên ăn xôi sắn, cơm lam nếp nương

Người Thái ở Điện Biên ăn xôi sắn, cơm lam chấm với muối ớt, chẳm chéo.

Lên Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên, những ngày cuối thu khi tiết trời bắt đầu se lạnh, du khách thường bị hấp dẫn bởi những món cơm mới nóng hổi do người địa phương chế biến. Một trong số đó là xôi sắn - món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Xôi sắn có hương vị dẻo, bùi, ngậy và thơm của gạo nếp nương nấu cùng củ sắn.

Sắn được trồng trên nương, sau khi thu hoạch về thì chọn những củ ngắn, bở và tròn trịa để hấp xôi đãi khách. Ảnh: TTXTDL Điện Biên

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai

Dinh đang được trùng tu Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc và nghệ thuật tồn tại hơn 100 năm qua ở Bắc Hà, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.


Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, được xây dựng năm 1914 và hoàn thành vào năm 1921. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Hoàng Yến Tchao.

Đến Cố đô Hoa Lư, thăm ngôi đền cổ nổi tiếng linh thiêng

Được ôm ấp bởi núi rừng trầm tĩnh nơi cố đô Hoa Lư, (Ninh Bình), đền vua Đinh Tiên Hoàng ghi dấu ấn với du khách không chỉ bởi những giá trị lịch sử mà còn từ từng chi tiết kiến trúc cổ kính, thâm nghiêm.

Thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm trong cụm di tích thuộc cố đô Hoa Lư. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông, các con trai và là nơi tưởng niệm các tướng triều đình nhà Đinh.

Phủ thờ Tôn Thất Thuyết - Di tích lich sử cấp Quốc gia

Địa điểm: Thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ trung tâm thành phố Huế đến cầu An Cựu (bờ bắc) theo đường Tỉnh lộ qua Cầu ngói Thanh Toàn về thôn Vân Thê là đến di tích (khoảng 7 km).


Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29/3 năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại xóm Phú Mộng, xã Xuân Hòa, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long – thành phố Huế) trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp thuộc phòng 4 hệ 5 của dòng họ Nguyễn Phúc. Thân sinh là Đề đốc Tôn Thất Đính, thân mẫu là bà Văn Thị Thu.

2 thg 4, 2024

Hàng nghìn du khách tham gia chợ quê ven sông Tiền

Chợ quê họp thứ 7 hằng tuần, bán các món đặc trưng địa phương, bánh dân gian, đồ uống, rau quả miệt vườn với giá "quê", thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi phiên.


Chợ thuộc cù lao Tân Thuận Đông, cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 3 km. Du khách có thể đến chợ bằng phương tiện cá nhân qua một chuyến đò hoặc đi tàu du lịch. Bến tàu cách phà Cao Lãnh cũ khoảng 2 km, giá vé khứ hồi 20.000 đồng.

Về làng cổ Phước Tích

Nếu nghề gốm truyền thống đã đem lại sự giàu có và danh tiếng cho người dân làng cổ Phước Tích, thì chính cảnh sắc ở Phước tích với dòng Ô Lâu trong xanh và những ngôi nhà rường cổ lại đem đến cho Phước tích có một sức hút lạ kỳ.

Nghề gốm ở Phước Tích chuyển hướng trở thành trải nghiệm thú vị cho khách tham quan.

Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) được hình thành từ thế kỷ 15, gần sát với thời điểm Nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam.