25 thg 8, 2022
Tuyệt cảnh chùa Hang
Là một trong những điểm tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng ở TP. Châu Đốc, chùa Hang (Phước Điền tự) có kiến trúc vô cùng độc đáo, cùng cảnh quan tuyệt đẹp. Du khách thường đến chùa hành hương và thưởng ngoạn rất đông vào dịp cuối tuần.
Được hình thành trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, chùa Hang gắn liền với vị sư nữ Lê Thị Thơ, pháp danh Diệu Thiện. Trước khi xuất gia, bà làm nghề thợ may, nên người dân trong vùng gọi là bà Thợ. Sau mấy trăm năm tồn tại và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa Hang đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng Châu Đốc – núi Sam.
Chiều trên cù lao ông Hổ
Nằm soi bóng bên dòng sông Hậu, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) mang cái tên quen thuộc khác là cù lao ông Hổ. Ở nơi đó, nhịp sống dân dã miền Tây vẫn chất chứa trong từng nếp nhà, từng cảnh quan, như đang chờ đợi những người con phương xa trở về. Đặc biệt, vào mỗi chiều tà, cù lao toát lên vẻ bình yên làm dịu mát lòng người…
Mùa hoa dong riềng "thắp đỏ" núi lửa Chư Đang Ya
Những ngày tháng 8, khắp núi lửa Chư Đang Ya đều được nhuộm đỏ bởi màu hoa dong riềng. Ngoài mang lại kinh tế, đây còn là điểm du lịch hút khách đến check - in.
24 thg 8, 2022
Tĩnh lặng “hồ nước trời” lớn nhất miền Tây
Là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây, búng Bình Thiên (huyện An Phú, tỉnh An Giang) sở hữu vẻ đẹp trong trẻo lạ kỳ. Đến với búng, bạn sẽ chìm vào cảm giác mênh mang, thư thái và nhẹ nhàng của miền sông nước An Giang.
Đến búng Bình Thiên vào bất cứ thời điểm nào trong năm, bạn đều cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn bởi cảnh sắc nên thơ, trong trẻo của nơi đây. Theo cách hiểu thông dụng, búng Bình Thiên nghĩa là hồ nước bình yên do ông trời ban tặng, hay ngắn gọn hơn là “hồ nước trời” theo lối giải thích chiết tự. Trong đó, “Bình” được hiểu là bình yên, phẳng lặng; còn “Thiên” là trời.
Đến búng Bình Thiên vào bất cứ thời điểm nào trong năm, bạn đều cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn bởi cảnh sắc nên thơ, trong trẻo của nơi đây. Theo cách hiểu thông dụng, búng Bình Thiên nghĩa là hồ nước bình yên do ông trời ban tặng, hay ngắn gọn hơn là “hồ nước trời” theo lối giải thích chiết tự. Trong đó, “Bình” được hiểu là bình yên, phẳng lặng; còn “Thiên” là trời.
Bánh canh chả cua, bún chả cá
Nhìn thôi đã thèm... Ảnh: MC
Huế có bánh canh cá lóc, bánh canh Nam Phổ, bánh canh giò heo... nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh canh chả cua. Vì phổ biến nhất nên bánh canh này là rẻ nhất trong tất cả các loại bánh canh, cứ tô từ 10 đến 15 ngàn đồng. Hầu như trên mọi ngả đường của xứ Huế đều có những gánh bánh canh chả cua, có mấy gánh vô tận các ngõ hẻm nhỏ, các khu nhà trọ vào các buổi chiều...
Bún tôm, rạm nức tiếng Phù Mỹ có gì đặc biệt mà ăn lúc 2-3 tô vẫn thòm thèm
Bún tôm, bún rạm nức tiếng Phù Mỹ rất đơn giản nhưng nó hội tụ tinh hoa đất trời, sông nước của miền quê ở Bình Định, khiến thực khách một lần thưởng thức đều nhớ mãi.
Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách gần xa. Đến với vùng đất võ trời văn Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vùng biển, núi rừng và được cảm nhận cái gió cái nắng của vùng đất dọc dải miền Trung.
Đặc biệt, xứ Nẫu Bình Định còn hấp dẫn du khách với các món đặc sản độc đáo, trong đó phải kể đến bún tôm, bún rạm Phù Mỹ ngon nức tiếng.
Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách gần xa. Đến với vùng đất võ trời văn Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vùng biển, núi rừng và được cảm nhận cái gió cái nắng của vùng đất dọc dải miền Trung.
Đặc biệt, xứ Nẫu Bình Định còn hấp dẫn du khách với các món đặc sản độc đáo, trong đó phải kể đến bún tôm, bún rạm Phù Mỹ ngon nức tiếng.
Xem các "siêu đầu bếp" ở chùa đổ bánh xèo nhanh như máy
Tại An Giang có một ngôi chùa cực kỳ độc lạ, các "đầu bếp" chẳng qua trường lớp đào tạo nhưng lại có tay nghề đổ bánh xèo siêu đỉnh, cùng một lúc họ có thể đổ tới 12 cái bánh xèo.
Phục vụ bánh xèo chay từ năm 1999
Dù có tên gọi là Thiền viện Đông Lai (tọa lạc tại xã Xuân Hòa, huyện Tịnh Biên, An Giang) nhưng ít người gọi ngôi chùa này với tên chính gốc mà thường gọi tắt là chùa Bánh Xèo.
Phục vụ bánh xèo chay từ năm 1999
Dù có tên gọi là Thiền viện Đông Lai (tọa lạc tại xã Xuân Hòa, huyện Tịnh Biên, An Giang) nhưng ít người gọi ngôi chùa này với tên chính gốc mà thường gọi tắt là chùa Bánh Xèo.
23 thg 8, 2022
Mỹ Tho dạ vũ
Một trong 30 bài vịnh cảnh đẹp Gia Định thành (Gia Định tam thập cảnh) của Trịnh Hoài Đức là Mỹ Tho dạ vũ. Ý, đừng nghĩ là đêm khiêu vũ ở Mỹ Tho à nghen. Dạ vũ ở đây là mưa đêm (night rain) chớ không phải là... dancing all night!
Trăm món ngon ở An Giang
Bún cá, bánh xèo, cơm tấm, lẩu mắm, cá linh, bò leo, xôi phồng, gà đốt, tằm bì, để nếm những món ăn ngon mà dân dã của An Giang, bạn sẽ cần nhiều ngày tháng.
An Giang trải hai bên bờ Hậu Giang, có núi có sông, đất bằng trù phú, lại có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Chăm, Khmer... Nguyên liệu phong phú và sự giao thoa từ nhiều dân tộc đã giúp tạo ra một nền ẩm thực đa dạng, với mỗi món ăn đều mang hương vị, bản sắc riêng. Đến An Giang, bạn đừng nên bỏ lỡ những món tiêu biểu dưới đây.
An Giang trải hai bên bờ Hậu Giang, có núi có sông, đất bằng trù phú, lại có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Chăm, Khmer... Nguyên liệu phong phú và sự giao thoa từ nhiều dân tộc đã giúp tạo ra một nền ẩm thực đa dạng, với mỗi món ăn đều mang hương vị, bản sắc riêng. Đến An Giang, bạn đừng nên bỏ lỡ những món tiêu biểu dưới đây.
Độc lạ món gà "bốc hỏa", khách muốn ăn phải dùng chày đập niêu ở Đà Lạt
Món ăn được chế biến từ gà tre thả vườn có cân nặng từ 1,2-1,5kg, đem tẩm ướp gia vị rồi hấp sơ, sau đó đặt nguyên con vào niêu đất và xông hơi trên đá núi lửa, tạo hương vị lạ miệng hút khách gần xa.
Xuất hiện trong thực đơn của một quán ăn trên đường Thông Thiên Học, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ khoảng cuối năm 2019, món gà đập niêu "độc lạ" tại đây nhận được nhiều sự yêu thích, ưa chuộng của thực khách gần xa.
Theo đó, gà sẽ được sơ chế rồi nướng trong một chiếc niêu đất. Sau đó, nhân viên sẽ bưng món ăn lên và thực khách được tự tay xoay niêu, đập vỡ để thưởng thức phần gà nướng thơm lừng bên trong.
Chị Mộc Nữ - chủ quán cho biết, món ăn được lấy ý tưởng từ món gà nướng lu truyền thống, tuy nhiên cách chế biến, trình bày và thưởng thức có sự biến tấu mới mẻ, độc đáo hơn, mang đến hương vị đặc trưng riêng, khó hòa lẫn.
Xuất hiện trong thực đơn của một quán ăn trên đường Thông Thiên Học, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ khoảng cuối năm 2019, món gà đập niêu "độc lạ" tại đây nhận được nhiều sự yêu thích, ưa chuộng của thực khách gần xa.
Theo đó, gà sẽ được sơ chế rồi nướng trong một chiếc niêu đất. Sau đó, nhân viên sẽ bưng món ăn lên và thực khách được tự tay xoay niêu, đập vỡ để thưởng thức phần gà nướng thơm lừng bên trong.
Chị Mộc Nữ - chủ quán cho biết, món ăn được lấy ý tưởng từ món gà nướng lu truyền thống, tuy nhiên cách chế biến, trình bày và thưởng thức có sự biến tấu mới mẻ, độc đáo hơn, mang đến hương vị đặc trưng riêng, khó hòa lẫn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)