Rằm tháng 7 đã đến rất gần, thời điểm này, nhiều gia đình ở Lạng Sơn đang tất bật mua sắm, chuẩn bị các nguyên liệu để làm các loại bánh như: bánh rợm, bánh gai, bánh chuối… Giống như nhiều gia đình người Tày, Nùng khác ở Lạng Sơn, năm nay, gia đình bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan vẫn duy trì việc làm bánh chuối vào dịp rằm tháng 7. Trong lúc đang nhanh tay lau từng chiếc lá chuối, bà Nhị cho biết: Hằng năm vào dịp này, gia đình tôi thường làm bánh chuối, một loại bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng. Nguyên liệu để làm bánh rất mộc mạc, dễ kiếm như: gạo nếp, chuối tây, đỗ xanh… nhưng để làm được ra những chiếc bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người làm. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên cặp bánh chuối bày cạnh mâm cỗ cúng của mỗi gia đình còn thể hiện cho tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.
21 thg 2, 2024
Ngọt thanh bánh chuối ngày rằm tháng 7
Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng chuẩn bị và thưởng thức những loại bánh, món ăn truyền thống. Một trong số đó không thể thiếu bánh chuối, loại bánh mang hương vị ngọt thanh, đậm chất quê.
Rằm tháng 7 đã đến rất gần, thời điểm này, nhiều gia đình ở Lạng Sơn đang tất bật mua sắm, chuẩn bị các nguyên liệu để làm các loại bánh như: bánh rợm, bánh gai, bánh chuối… Giống như nhiều gia đình người Tày, Nùng khác ở Lạng Sơn, năm nay, gia đình bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan vẫn duy trì việc làm bánh chuối vào dịp rằm tháng 7. Trong lúc đang nhanh tay lau từng chiếc lá chuối, bà Nhị cho biết: Hằng năm vào dịp này, gia đình tôi thường làm bánh chuối, một loại bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng. Nguyên liệu để làm bánh rất mộc mạc, dễ kiếm như: gạo nếp, chuối tây, đỗ xanh… nhưng để làm được ra những chiếc bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người làm. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên cặp bánh chuối bày cạnh mâm cỗ cúng của mỗi gia đình còn thể hiện cho tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.
Rằm tháng 7 đã đến rất gần, thời điểm này, nhiều gia đình ở Lạng Sơn đang tất bật mua sắm, chuẩn bị các nguyên liệu để làm các loại bánh như: bánh rợm, bánh gai, bánh chuối… Giống như nhiều gia đình người Tày, Nùng khác ở Lạng Sơn, năm nay, gia đình bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan vẫn duy trì việc làm bánh chuối vào dịp rằm tháng 7. Trong lúc đang nhanh tay lau từng chiếc lá chuối, bà Nhị cho biết: Hằng năm vào dịp này, gia đình tôi thường làm bánh chuối, một loại bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng. Nguyên liệu để làm bánh rất mộc mạc, dễ kiếm như: gạo nếp, chuối tây, đỗ xanh… nhưng để làm được ra những chiếc bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người làm. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên cặp bánh chuối bày cạnh mâm cỗ cúng của mỗi gia đình còn thể hiện cho tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.
Ngọt ngào hương vị bánh nướng lò củi truyền thống Tràng Định
Khi đất trời chuyển mình sang thu, không khí mát mẻ cũng là lúc Tết Trung thu về. Tháng 8 mùa thu, tìm về mảnh đất Tràng Định giàu truyền thống ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như thạch đen, bánh khảo, cốm, khẩu sli, vịt quay… ta thật khó để cưỡng lại thứ hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những chiếc bánh nướng mới ra lò. Không ai biết được nghề làm bánh trung thu ở đây có từ bao giờ, chỉ biết đây chính là thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng là sản phẩm truyền thống bao đời nay của người dân huyện Tràng Định.
Đến thăm nhà chị Nông Thị Hồi tại thôn Cà Cáy, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Vừa bước chân vào cửa chúng tôi đã nghe được tiếng âm thanh lộp cộp của khuôn làm bánh nướng và hương thơm hấp dẫn của những chiếc bánh nóng hổi, vàng ruộm mới ra lò. Bên chiếc lò nướng đang rực lửa, ai nấy đều tất bật, hối hả thoăn thoắt từng động tác, người nhào bột, người trộn nhân, người nướng bánh… tất cả các công đoạn đều được làm thủ công để cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon mang hương vị bếp củi truyền thống. Ngôi nhà và cũng chính là cửa hàng kiêm xưởng bánh trung thu của của gia đình chị Hồi những ngày này nhộn nhịp hơn bao giờ hết, dù không có biển quảng cáo nổi bật bắt mắt như những nơi khác nhưng tiếng lành đồn xa, những người xếp hàng mua bánh và mang nguyên liệu đến lò bánh để tự tay làm những chiếc bánh cho gia đình mình bằng lò nướng thủ công vẫn nườm nượp kéo đến.
Đến thăm nhà chị Nông Thị Hồi tại thôn Cà Cáy, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Vừa bước chân vào cửa chúng tôi đã nghe được tiếng âm thanh lộp cộp của khuôn làm bánh nướng và hương thơm hấp dẫn của những chiếc bánh nóng hổi, vàng ruộm mới ra lò. Bên chiếc lò nướng đang rực lửa, ai nấy đều tất bật, hối hả thoăn thoắt từng động tác, người nhào bột, người trộn nhân, người nướng bánh… tất cả các công đoạn đều được làm thủ công để cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon mang hương vị bếp củi truyền thống. Ngôi nhà và cũng chính là cửa hàng kiêm xưởng bánh trung thu của của gia đình chị Hồi những ngày này nhộn nhịp hơn bao giờ hết, dù không có biển quảng cáo nổi bật bắt mắt như những nơi khác nhưng tiếng lành đồn xa, những người xếp hàng mua bánh và mang nguyên liệu đến lò bánh để tự tay làm những chiếc bánh cho gia đình mình bằng lò nướng thủ công vẫn nườm nượp kéo đến.
20 thg 2, 2024
Hang Quân y – công trình độc đáo trên đảo Cát Bà
Hang Quân y là một hang động sở hữu vẻ đẹp độc đáo bậc nhất trong khu vực quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Khoảng những năm 1960, nơi đây được thiết kế là một bệnh viện dã chiến để phục vụ kháng chiến chống Mỹ và đến nay đã trở thành niềm tự hào của Quân y Việt Nam.
Cách trung tâm thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) khoảng 15 km, hang Quân y được thiết kế trong một hang động thuộc Vườn quốc gia Cát Bà với lối đi thoai thoải, cây cối bao quanh. Hang động này được hình thành với cấu trúc độc đáo là đá vôi và thạch anh. Những khối thạch nhũ lung linh đủ hình thù tự nhiên do trầm tích ven biển tạo thành đã tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng cho hang động này.
Trước đây hang có tên là Hùng Sơn được đặt theo tên một vị tướng nhà Trần đã đánh trận Bạch Đằng lịch sử và là người đã phát hiện ra hang. Trong chiến tranh chống Mỹ, khoảng những năm 1960 hang được thiết kế thành bệnh viện cho thương binh và là nơi trú ẩn tránh bom đạn cho người dân địa phương cũng như người dân đảo Bạch Long Vỹ lân cận với sức chứa khoảng 100 bệnh nhân. Hang Quân y thực sự là một kiệt tác của thời chiến, vì công trình được xây dựng hoàn toàn bên trong núi, một bệnh viện tạm bợ được xây dựng trong hang là nơi lý tưởng để phục hồi chức năng.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến trúc hang động của hang Quân y vẫn còn nguyên vẹn. Công trình được xây dựng khép kín bằng bê tông cốt thép, chiều dài giữa hai động khoảng 200 mét, được thiết kế có cửa trước hướng Tây, cửa sau quay về hướng Đông. Qua ba lớp cửa dày đặc là bệnh viện gồm 3 tầng, trong đó tầng 1 là khu chính với 14 phòng chức năng như phòng mổ, phòng chờ và phòng thuốc, tầng 2 là rạp chiếu phim và phòng tập, kiểm tra thể lực, tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng cho lính canh và sĩ quan. Được xây dựng như một bệnh viện thời chiến, hang Quân y được trang bị hệ thống ra vào, thoát nước, thông gió ... hoàn hảo. Trong hang có dấu vết của những thanh gỗ ốp vào tường làm tủ thuốc, lối thoát hiểm từ tầng 3 xuống tầng 1 dẫn ra cửa sau ẩn hiện sau những măng đá lớn ở lưng núi. Động Quân Y đại diện cho một bệnh viện Quân Y lớn thời chiến với đầy đủ trang thiết bị và khu điều trị cho hàng trăm người.
Ngay ở lối vào hang đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Cửa được thiết kế đường cong để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào đường cong này sẽ khiến đạn, bom bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.
Những năm gần đây, hoạt động khám phá hang động ở Cát Bà ngày càng thu hút nhiều du khách, hệ thống hang động với các tour du lịch sinh thái, cộng đồng, đi bộ đường dài ... ở Việt Hải, Trân Châu ... đang đóng góp vào sự phát triển du lịch của Cát Bà. Đặc biệt, với giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc được hình thành bởi sự kết hợp giữa bàn tay thiên nhiên và con người, hang Quân y đang trở thành địa điểm hấp dẫn trong hành trình của những trải nghiệm đến với hòn đảo Cát Bà xinh đẹp.
Cách trung tâm thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) khoảng 15 km, hang Quân y được thiết kế trong một hang động thuộc Vườn quốc gia Cát Bà với lối đi thoai thoải, cây cối bao quanh. Hang động này được hình thành với cấu trúc độc đáo là đá vôi và thạch anh. Những khối thạch nhũ lung linh đủ hình thù tự nhiên do trầm tích ven biển tạo thành đã tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng cho hang động này.
Phòng họp chỉ huy tác chiến bên trong hang Quân Y.
Trước đây hang có tên là Hùng Sơn được đặt theo tên một vị tướng nhà Trần đã đánh trận Bạch Đằng lịch sử và là người đã phát hiện ra hang. Trong chiến tranh chống Mỹ, khoảng những năm 1960 hang được thiết kế thành bệnh viện cho thương binh và là nơi trú ẩn tránh bom đạn cho người dân địa phương cũng như người dân đảo Bạch Long Vỹ lân cận với sức chứa khoảng 100 bệnh nhân. Hang Quân y thực sự là một kiệt tác của thời chiến, vì công trình được xây dựng hoàn toàn bên trong núi, một bệnh viện tạm bợ được xây dựng trong hang là nơi lý tưởng để phục hồi chức năng.
Ngay ở lối vào hang đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Cửa được thiết kế đường cong để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào đường cong này sẽ khiến đạn, bom bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.
Du khách nước ngoài tham quan hang Quân y trong hành trình khám phá đảo Cát Bà.
Bài: Công Đạt - Ảnh: Thanh Giang
Bánh dày – lễ vật trong cưới hỏi của người Tày Xứ Lạng
Đối với đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn, chiếc bánh dày có ý nghĩa quan trọng trong những dịp lễ hội, đặc biệt là trong dịp cưới hỏi, bánh dày là một lễ vật không thể thiếu của người Tày nơi đây. Bánh dày trong lễ cưới hỏi không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn thể hiện mong ước của gia đình về một hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn.
Bánh dày là loại bánh truyền thống của người dân Xứ Lạng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời. Trong lễ cưới của người Tày từ xưa đã có tục lệ nhà chú rể đưa lễ vật bánh dày cho gia đình cô dâu. Thông thường, lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái được thống nhất từ lễ ăn hỏi, ngoài một khoản tiền để nhà gái sắm sửa đồ dùng trong gia đình cho đôi vợ chồng trẻ thì nhà trai sẽ hỏi nhà gái lấy thêm bao nhiêu chiếc bánh dày để nhà trai chuẩn bị trước. Số bánh dày được căn cứ vào số lượng họ hàng thân thích trong gia đình nhà gái, thường là 50 đến 100 chiếc bánh cỡ nhỏ (to bằng miệng cốc uống nước) và một cặp bánh cỡ lớn bằng chiếc đĩa hay còn gọi là pẻng me (bánh mẹ). Đối với người Tày Lạng Sơn, bánh dày trong lễ cưới hỏi tượng trưng cho sự gắn kết hoà hợp trời đất, bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng của bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc Xứ Lạng nói riêng.
Bánh dày là loại bánh truyền thống của người dân Xứ Lạng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời. Trong lễ cưới của người Tày từ xưa đã có tục lệ nhà chú rể đưa lễ vật bánh dày cho gia đình cô dâu. Thông thường, lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái được thống nhất từ lễ ăn hỏi, ngoài một khoản tiền để nhà gái sắm sửa đồ dùng trong gia đình cho đôi vợ chồng trẻ thì nhà trai sẽ hỏi nhà gái lấy thêm bao nhiêu chiếc bánh dày để nhà trai chuẩn bị trước. Số bánh dày được căn cứ vào số lượng họ hàng thân thích trong gia đình nhà gái, thường là 50 đến 100 chiếc bánh cỡ nhỏ (to bằng miệng cốc uống nước) và một cặp bánh cỡ lớn bằng chiếc đĩa hay còn gọi là pẻng me (bánh mẹ). Đối với người Tày Lạng Sơn, bánh dày trong lễ cưới hỏi tượng trưng cho sự gắn kết hoà hợp trời đất, bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng của bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc Xứ Lạng nói riêng.
Thơm bùi xôi hạt dẻ
Vào giữa tháng 7 âm lịch, khi những vườn dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn vào mùa thu hoạch cũng là lúc người dân nơi đây dùng hạt dẻ làm xôi để thưởng thức hoặc bán cho các khách hàng đến thăm quan, trải nghiệm vườn dẻ. Nếu ai đã từng một lần được thưởng thức, chắc hẳn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng của món xôi này.
Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Lạc có hơn 100 ha cây dẻ, sản phẩm hạt dẻ tươi Quảng Lạc hiện đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của thành phố Lạng Sơn.
Ông Phạm Đình Duy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc cho biết: Để từng bước nâng cao giá trị kinh tế từ cây dẻ, từ năm 2021, cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động các hộ trồng dẻ kết hợp sản xuất gắn với phát triển du lịch trải nghiệm để du khách thăm quan có thể vừa hái vừa thưởng thức hạt dẻ. Đặc biệt, để thu hút, tạo điểm nhấn từ sản phẩm hạt dẻ, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chế biến nhiều món ăn ngon từ hạt dẻ, đặc biệt là xôi hạt dẻ.
Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Lạc có hơn 100 ha cây dẻ, sản phẩm hạt dẻ tươi Quảng Lạc hiện đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của thành phố Lạng Sơn.
Ông Phạm Đình Duy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc cho biết: Để từng bước nâng cao giá trị kinh tế từ cây dẻ, từ năm 2021, cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động các hộ trồng dẻ kết hợp sản xuất gắn với phát triển du lịch trải nghiệm để du khách thăm quan có thể vừa hái vừa thưởng thức hạt dẻ. Đặc biệt, để thu hút, tạo điểm nhấn từ sản phẩm hạt dẻ, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chế biến nhiều món ăn ngon từ hạt dẻ, đặc biệt là xôi hạt dẻ.
Phoóng dăm – món ăn độc đáo ngày đông Xứ Lạng
Phoóng dăm hay còn gọi là coóng dăm là một món ăn có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng. Từ những nguyên liệu bình dị như gạo nếp, thịt lợn…, người dân đã sáng tạo ra một món ăn độc đáo, mang hương vị rất riêng. Đây cũng là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng trong mùa đông Xứ Lạng.
Cuối tháng 10, vào những ngày thời tiết se se lạnh, dạo quanh những tuyến phố như Lê Lợi, Bà Triệu… thành phố Lạng Sơn không khó để bắt gặp hình ảnh những quán bán phoóng dăm nườm mượp khách hàng.
Cuối tháng 10, vào những ngày thời tiết se se lạnh, dạo quanh những tuyến phố như Lê Lợi, Bà Triệu… thành phố Lạng Sơn không khó để bắt gặp hình ảnh những quán bán phoóng dăm nườm mượp khách hàng.
19 thg 2, 2024
Khiêm Lăng - vẻ lãng mạn của lăng mộ hoàng gia xứ Huế
Toàn cảnh lăng vua Tự Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà/Báo ảnh Việt Nam
Lăng vua Tự Đức là tên thường gọi của Khiêm Lăng, là công trình lăng mộ hoàng đế đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong kiến trúc lăng mộ của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc lăng mộ truyền thống Việt Nam thời kì phong kiến nói chung.
Vua Tự Đức (1829-1883) là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn, ở ngôi đến 36 năm (1848-1883). Ông là vị hoàng đế tài hoa, giỏi chữ nghĩa, uyên thâm Nho học. Trong số các di sản mà vua Tự Đức để lại có lẽ Khiêm Lăng là công trình độc đáo và có giá trị nhất.
Độc đáo ấn Rồng làng Bát Tràng
Những ngày này, ông Phạm Việt Khoa cùng những người thợ làm gốm đang tất bật hoàn thiện những sản phẩm có biểu tượng linh vật rồng theo đơn hàng của một cơ sở kinh doanh phục vụ nhu cầu khách tiêu dùng.
Tiếp nối sự thành công của làng Bát Tràng qua nhiều sản phẩm của các nghệ nhân. Các nghệ nhân làng Bát Tràng đã lấy cảm hứng từ chiếc ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam để chế tác, tạo nên những chiếc ấn Rồng dát vàng độc đáo phục vụ cho nhu cầu năm Giáp Thìn sắp tới.
Khách du lịch đổ về thăm chùa 'chín đầu rồng' năm Giáp Thìn
Nhiều du khách đổ về tham quan, viếng chùa “chín đầu rồng” uốn lượn nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 và chiêm bái tượng phật A Di Đà cao 42m giữa đồng lúa ở Núi Nổi, An Giang.
Ngày 17-2, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dù mùng 8 nhưng lượng khách vẫn tấp nập về chùa Huỳnh Đạo, phường Núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang. Nơi đây nổi tiếng với tượng "chín đầu rồng" uốn lượn xung quanh quả địa cầu đặt trên mặt nước hồ sen.
Du khách chụp hình với chín đầu rồng nổi trên hồ sen - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngày 17-2, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dù mùng 8 nhưng lượng khách vẫn tấp nập về chùa Huỳnh Đạo, phường Núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang. Nơi đây nổi tiếng với tượng "chín đầu rồng" uốn lượn xung quanh quả địa cầu đặt trên mặt nước hồ sen.
Hai món Việt vào top món cá ngon nhất châu Á
Canh chua cá và cá kho tộ là hai đại diện của Việt Nam xuất hiện trong danh sách 53 món ăn từ cá ngon nhất châu Á.
Trang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas đầu tháng hai công bố top 53 món ăn làm từ cá ngon nhất châu Á dựa trên bình chọn từ thực khách và chuyên gia ẩm thực khắp thế giới.
Canh chua cá của Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng, được chấm 4,4 trên 5 sao. Cá kho tộ đứng thứ 44, được chấm 3,6 trên 5 sao.
Tiêu chí bình chọn các món ăn dựa trên hương vị, độ phổ biến, đạt từ 3,5 trên 5 sao trở lên và bỏ qua các bình chọn mang tính phân biệt vùng miền. Dánh sách được đưa ra nhằm giúp các quốc gia quảng bá món ngon địa phương, khơi dậy niềm tự hào về cá món ăn truyền thống và sự tò mò về những món ăn mà bạn chưa từng thử.
Trang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas đầu tháng hai công bố top 53 món ăn làm từ cá ngon nhất châu Á dựa trên bình chọn từ thực khách và chuyên gia ẩm thực khắp thế giới.
Canh chua cá của Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng, được chấm 4,4 trên 5 sao. Cá kho tộ đứng thứ 44, được chấm 3,6 trên 5 sao.
Tiêu chí bình chọn các món ăn dựa trên hương vị, độ phổ biến, đạt từ 3,5 trên 5 sao trở lên và bỏ qua các bình chọn mang tính phân biệt vùng miền. Dánh sách được đưa ra nhằm giúp các quốc gia quảng bá món ngon địa phương, khơi dậy niềm tự hào về cá món ăn truyền thống và sự tò mò về những món ăn mà bạn chưa từng thử.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)