Đồi núi chiêng chao, cây rừng nghiêng ngả, mái tóc phiêu bồng…, K’Truik đang cùng con tuấn mã Rambô tung vó băng băng về đích trong ánh mắt đắm đuối của sơn nữ buôn làng.
Có lẽ, hiếm nơi nào có “hội đua ngựa” độc đáo, nguyên sơ và hồn nhiên như thế! “Kỵ mã” đầu trần, chân trần, ngựa không yên, không bàn đạp. Họ bước vào cuộc chơi bản năng phóng khoáng, để thỏa chí và thể hiện bản lĩnh của những bước chân lữ hành không bao giờ mỏi…
25 thg 9, 2023
Hương vị đậm đà của ẩm thực miền Trung
Các món như nem lụi Huế, bánh hỏi, nem chua... được nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích bởi nguyên liệu địa phương đa dạng, hương vị đậm đà có phần cay nồng đặc trưng.
Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.
Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.
Chùa gốm sứ ở Bát Tràng
Nhiều chi tiết trong chùa Tiêu Dao được trang trí bằng gốm sứ, thể hiện tinh hoa của làng nghề truyền thống Bát Tràng.
24 thg 9, 2023
Giảng Yên Phụ, nơi tìm lại 'phong vị' xưa của cà phê trứng
Quán cà phê Giảng Yên Phụ do con trai ông Nguyễn Văn Giảng mở bán là nơi nhiều người đến tìm lại "phong vị" cà phê trứng Hàng Gai khi xưa.
Ở Hà Nội, Cà phê Giảng được biết đến là một trong "tứ trụ cà phê" thời kỳ đầu của Hà Nội với câu Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng. Giảng cũng là cái nôi của cà phê trứng, món đồ uống bình dân sử dụng lòng đỏ trứng gà thay cho sữa. Đến nay, cà phê trứng đã trở thành đặc sản của đất Hà thành.
Ở Hà Nội, Cà phê Giảng được biết đến là một trong "tứ trụ cà phê" thời kỳ đầu của Hà Nội với câu Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng. Giảng cũng là cái nôi của cà phê trứng, món đồ uống bình dân sử dụng lòng đỏ trứng gà thay cho sữa. Đến nay, cà phê trứng đã trở thành đặc sản của đất Hà thành.
Những điểm du lịch hoang sơ tại Bình Phước
Vườn quốc gia Bù Gia Mập, hồ Suối Lam, thác Voi... là những điểm du lịch còn giữ được vẻ hoang sơ, thu hút nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Nơi đây được mệnh danh là cánh rừng nguyên sinh còn sót của tỉnh Bình Phước. Đây cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn dành cho những ai thích khám phá những điều mới lạ. Vườn quốc gia sở hữu thiên nhiên hoang dã, là nơi bảo tồn của nhiều loại cây quý hiếm, các nguồn gen quý hiếm của hệ động vật, thực vật trong danh sách đặc biệt của Việt Nam.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Nơi đây được mệnh danh là cánh rừng nguyên sinh còn sót của tỉnh Bình Phước. Đây cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn dành cho những ai thích khám phá những điều mới lạ. Vườn quốc gia sở hữu thiên nhiên hoang dã, là nơi bảo tồn của nhiều loại cây quý hiếm, các nguồn gen quý hiếm của hệ động vật, thực vật trong danh sách đặc biệt của Việt Nam.
Chùa cổ Khánh Lâm và lịch sử khẩn hoang Nhơn Trạch
Trong lịch sử khẩn hoang, mở đất của xứ Đồng Nai, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo luôn gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất. Chùa cổ Khánh Lâm (xã Phú Thạnh) chính là minh chứng cho quá trình khẩn hoang của lưu dân Việt xưa ở vùng đất Nhơn Trạch.
Như hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở Đồng Nai, đến nay chưa có tư liệu văn bản chính thức nào về năm hình thành, nhưng theo các lạc khoản còn lưu giữ trong chùa thì Khánh Lâm cổ tự được xây dựng vào năm 1787 và có lẽ đây là ngôi chùa ra đời sớm nhất ở vùng Nhơn Trạch. Ngoài giá trị là cơ sở tôn giáo gắn bó lâu đời với đời sống tinh thần của cư dân địa phương, gắn liền với lịch sử khẩn hoang của vùng đất, chùa Khánh Lâm còn lưu giữ những giá trị mỹ thuật độc đáo.
Chính diện chùa Khánh Lâm (xã Phú Thạnh, H.Nhơn Trạch). Ảnh: H.Lam
Như hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở Đồng Nai, đến nay chưa có tư liệu văn bản chính thức nào về năm hình thành, nhưng theo các lạc khoản còn lưu giữ trong chùa thì Khánh Lâm cổ tự được xây dựng vào năm 1787 và có lẽ đây là ngôi chùa ra đời sớm nhất ở vùng Nhơn Trạch. Ngoài giá trị là cơ sở tôn giáo gắn bó lâu đời với đời sống tinh thần của cư dân địa phương, gắn liền với lịch sử khẩn hoang của vùng đất, chùa Khánh Lâm còn lưu giữ những giá trị mỹ thuật độc đáo.
23 thg 9, 2023
Làng bè sắc màu trên sông Châu Đốc
Hơn 160 bè nuôi cá trên đoạn sông Châu Đốc dài hơn 1 km được sơn màu sắc rực rỡ nhằm thu hút khách du lịch.
Dự án sắc màu hóa làng cá bè ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang thực hiện nhằm tạo điểm nhấn mới cho sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 161 lồng bè nuôi cá trải dài hơn 1 km được phủ lên màu sắc theo thứ tự đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Vị trí của làng cá bè nằm trên tuyến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang.
Dự án sắc màu hóa làng cá bè ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang thực hiện nhằm tạo điểm nhấn mới cho sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 161 lồng bè nuôi cá trải dài hơn 1 km được phủ lên màu sắc theo thứ tự đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Vị trí của làng cá bè nằm trên tuyến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang.
Lò bánh pía Triều Châu nặn tay 75 năm ở TP HCM
Lò bánh Triệu Minh Hiệp đã truyền qua 3 đời, lưu giữ cách làm thủ công món bánh pía truyền thống của người Hoa gốc Triều Châu.
Vào dịp rằm tháng tám, người Hoa gốc Triều Châu ở TP HCM thường tặng nhau những hộp bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. Ông Triệu An, chủ tiệm bánh pía Triệu Minh Hiệp ở quận 6, nói hiện không còn nhiều tiệm làm bánh pía thủ công ở TP HCM. Loại bánh này gắn bó với đời sống người Triều Châu qua nhiều thế hệ, không thể thiếu trong các dịp cưới xin, lễ Tết. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".
Ông An cho biết bánh pía không phổ biến như bánh Trung thu kiểu Quảng Đông thường thấy trên thị trường. Hầu như chỉ người Triều Châu mới sử dụng bánh pía vào dịp Trung thu.
Vào dịp rằm tháng tám, người Hoa gốc Triều Châu ở TP HCM thường tặng nhau những hộp bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. Ông Triệu An, chủ tiệm bánh pía Triệu Minh Hiệp ở quận 6, nói hiện không còn nhiều tiệm làm bánh pía thủ công ở TP HCM. Loại bánh này gắn bó với đời sống người Triều Châu qua nhiều thế hệ, không thể thiếu trong các dịp cưới xin, lễ Tết. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".
Ông An cho biết bánh pía không phổ biến như bánh Trung thu kiểu Quảng Đông thường thấy trên thị trường. Hầu như chỉ người Triều Châu mới sử dụng bánh pía vào dịp Trung thu.
21 thg 9, 2023
Eo biển Vĩnh Tân - một thắng cảnh đẹp
Ông Minke - một giáo sư người Pháp có lần cùng chúng tôi qua eo biển Vĩnh Tân – Cà Ná ngồi trong xe ô tô kéo kính xuống nhìn về phía biển, ông thốt lên bằng tiếng Việt: “Ôi đẹp quá! Bên trái là núi cao vút, bên phải là biển mênh mông, ở giữa là những con đường uốn lượn, tựa như một bức tranh vẽ tuyệt đẹp…”.
Du khách ngoại trừ đi máy bay, còn di chuyển bằng đường bộ hay đường sắt để vào Nam, ra Bắc ai cũng có thể nhìn thấy cảnh đẹp eo biển Vĩnh Tân - Cà Ná. Bởi nơi đây có dãy núi Trường Sơn nhô ra sát bờ biển. Đó cũng là nơi “hẹn” của tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy xích lại gần nhau, để cùng ngắm núi non, biển cả, những bãi cát trắng tinh và công trình nhiệt điện Vĩnh Tân lớn nhất Việt Nam. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non, pháo đài công nghiệp điện đồ sộ… đã tạo nên một Vĩnh Tân - Cà Ná tuyệt đẹp với những con đường cùng nhau uốn lượn hình chữ S theo bờ biển áp sát chân núi.
Eo biển Vĩnh Tân - Cà Ná
Du khách ngoại trừ đi máy bay, còn di chuyển bằng đường bộ hay đường sắt để vào Nam, ra Bắc ai cũng có thể nhìn thấy cảnh đẹp eo biển Vĩnh Tân - Cà Ná. Bởi nơi đây có dãy núi Trường Sơn nhô ra sát bờ biển. Đó cũng là nơi “hẹn” của tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy xích lại gần nhau, để cùng ngắm núi non, biển cả, những bãi cát trắng tinh và công trình nhiệt điện Vĩnh Tân lớn nhất Việt Nam. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non, pháo đài công nghiệp điện đồ sộ… đã tạo nên một Vĩnh Tân - Cà Ná tuyệt đẹp với những con đường cùng nhau uốn lượn hình chữ S theo bờ biển áp sát chân núi.
Vườn dừa Thiện Trung hút khách
Dừa xiêm Thiện Trung được đánh giá là loại thức uống bổ dưỡng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Giống dừa xiêm dễ trồng, vốn đầu tư ít, tiêu thụ lại ổn định.
Vì thế, các hộ dân Thiện Trung tận dụng đất trống để trồng dừa. Dừa Thiện Trung nói riêng và Thiện Nghiệp nói chung không chỉ được xem là đặc sản của địa phương mà còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp vùng gió cát, hấp dẫn khách du lịch, nhất là mỗi khi rảo bước dưới rặng dừa trĩu trái.
Vì thế, các hộ dân Thiện Trung tận dụng đất trống để trồng dừa. Dừa Thiện Trung nói riêng và Thiện Nghiệp nói chung không chỉ được xem là đặc sản của địa phương mà còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp vùng gió cát, hấp dẫn khách du lịch, nhất là mỗi khi rảo bước dưới rặng dừa trĩu trái.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)