8 thg 3, 2023

Thala trong phum, sóc

Ven đường vào phum sóc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang, cứ vài cây số lại bắt gặp một Thala. Đó là một công trình có hình dáng như ngôi nhà, cất hình vuông hoặc chữ nhật, được đồng bào Khmer cắt nghĩa là nơi dừng chân, nghỉ mát cho khách qua đường.

5 thg 3, 2023

Ta là Alpha và Omega

Nhà thờ giáo xứ Thuận Hòa (KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai) có kiến trúc khá độc đáo.

Thiết kế nhà thờ được gợi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Giêrusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời và Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới" trong thiên niên kỷ mới.

Những thức quà đặc sản mang đậm hương vị Hưng Yên

Hưng Yên - mảnh đất nổi tiếng với câu nói "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến" với những di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Ngoài ra, Hưng Yên còn nổi danh với rất nhiều đặc sản quà quê nhưng gây thương nhớ sâu sắc.

Hãy cùng điểm qua 5 thức quà đặc sản Hưng Yên mà các vị khách có thể ghé mua nếu có dịp đến thăm mảnh đất trữ tình này.

Tương Bần

Một trong những đặc sản không thể không mua về làm quà khi đến Hưng Yên có lẽ phải nhắc đến tương Bần. Một thức quà vừa dễ mua, dễ chế biến, có thể chiều lòng cả những người “sành ăn” nhất. Tương Bần được sản xuất rộng rãi nhất ở thị trấn Bần Yên Nhân, nơi có nhiều gia đình làm nghề lâu năm.

Để làm ra thành phẩm cuối cùng phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, chăm chút từng bước để đảm bảo tương được tươi ngon, chuẩn vị. Tương Bần được đánh giá là loại nước chấm "thần thánh" chẳng kém cạnh các món mắm nổi tiếng nào.

Hình ảnh làng nghề truyền thống làm tương Bần dưới góc kính trên cao. Ảnh: Mahendra

5 món ăn đặc sản bạn nhất định phải thử khi đến Hưng Yên

Đặc sản Hưng Yên nổi tiếng với những món ăn đậm chất đồng quê, dân dã bình dị nhưng gây thương nhớ sâu sắc cho người thưởng thức.


Bánh cuốn Phú Thị

Bánh cuốn Phú Thị được mệnh danh là đặc sản ăn ngon nhớ lâu của người dân Hưng Yên. Đặc trưng của bánh cuốn làng Phú Thị là lớp vỏ bánh trắng tinh cuộn bên trong là nhân thịt ăn kèm với nước chấm chua ngọt rất dễ ghiền. Món ăn này giản dị, không hào nhoáng, không cầu kì nhưng rất dễ chiều lòng thực khách. Nếu có dịp đến vùng đất Văn Giang Hưng Yên, bạn nên thưởng thức thử món bánh cuốn Phú Thị để cảm nhận sự khác biệt.

Bánh cuốn Phú Thị. Ảnh: Mễ Sở Văn Giang Hưng Yên

Gà Đông Tảo


Gà Đông Tảo - đặc sản tiến Vua, là loại gà quý hiếm và hảo hạng ở Việt Nam. Chính vì vậy gà Đông Tảo được bán với giá "trên trời" và không dễ dàng để mua. Đặc trưng của loại gà này là chân to và khỏe, thịt thơm, khác biệt hoàn toàn so với các loại gà thông thường. Không ít người sành ăn đã phải tìm về huyện Khoái Châu, Hưng Yên để mua gà Đông Tảo chính hiệu. Một vài món ăn được chế biến từ gà Đông Tảo như: gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc, gà ủ muối, da gà bóp thính,...

Gà Đông Tảo quý hiếm được bán với giá rất cao. Ảnh: Trại gà Đông Tảo

Bún thang lươn


Nhắc đến bún thang nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản ở Hà Nội, tuy nhiên ở Hưng Yên cũng có đặc sản bún thang với hương vị khác hoàn toàn. Món ăn đồng quê dân dã này từ lâu đã trở thành "huyền thoại" trong lòng người dân nơi đây. Bún thang lươn Hưng Yên vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng với những nguyên liệu quen thuộc như bún, lươn đồng, thịt gà xé, giò, trứng thái sợi, rau răm, thịt ba chỉ,... Tô bún thang lươn Hưng Yên thơm ngon tuyệt hảo nhiều màu sắc nhờ sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu.

Tô bún thang đầy ắp topping. Ảnh: Bún thang 89 - Phố Hiến Xưa

Ếch om Phượng Tường

Thêm một món ăn đậm hương vị đồng quê Hưng Yên mà bạn nên thử khi ghé nơi đây chính là món ếch om Phượng Tường. Món ăn này trứ danh khắp nơi bởi cách chế biến cầu kỳ, màu sắc bắt mắt, mùi thơm quyến rũ và hương vị khác biệt, tinh tế. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của ếch kết hợp với nhiều gia vị đặc trưng gây kích thích vị giác. Nếu đã đến đây bạn nhất định không được bỏ qua món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn này nhé!

Chả gà Tiểu Quan

Món chả gà Tiểu Quan nổi tiếng xuất phát từ huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Được biết để làm ra món chả thơm ngon, người dân nơi đây phải thực hiện nhiều bước công phu, kĩ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu.

Thành phẩm vô cùng bắt mắt. Ảnh: Vietnamdiscover

Thành phẩm cuối cùng phải đảm bảo các tiêu chí như miếng chả màu vàng óng, có độ kết dính, không bị bở, thơm mùi thịt gà và thoang thoảng hương vỏ quýt. Chả gà Tiểu Quan có thể dùng kèm với xôi, cơm trắng, đảm bảo càng ăn càng ghiền.

Hà Nguyễn

Chùa Vĩnh Hưng: Ngôi chùa bằng đá độc đáo ở Sóc Trăng

Chùa Vĩnh Hưng (Thành phố Sóc Trăng) gây ấn tượng với du khách khi được xây dựng bằng đá, có màu xám tự nhiên.

Chùa Vĩnh Hưng hay Tổ đình Vĩnh Hưng, tọa lạc tại số 110, đường Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường 2, Thành phố Sóc Trăng. Chùa được thành lập vào năm 1912, đến nay đã trải qua bốn đời sư trụ trì và nhiều lần trùng tu lớn. Ngôi chùa hiện tại được khởi công xây dựng vào năm 2009.

Độc đáo tượng cổ của ngôi chùa vùng rốn lũ

Nằm trong quần thể Di tích đền Rậm ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên), chùa Long Đồng còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ độc đáo.

Quần thể Di tích đền Rậm có đền, nhà thánh, chùa... đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật quốc gia từ năm 2008. Nguyên xưa, chùa Long Đồng được xây dựng gần bờ sông Lam, năm 1968, người dân địa phương đã chuyển về dựng trong khuôn viên đền Rậm. Thời gian gần đây, chùa đã được tu bổ, tôn tạo khang trang (nhà ngói đỏ bên phải từ ngoài nhìn vào). Công trình chính của chùa là ngôi nhà gỗ 3 gian 2 hồi nằm dọc. Ảnh: Huy Thư

Lãng du cồn Phó Ba

Rời quê Chợ Mới, duyên phận đưa đẩy ông Lê Anh Tuấn (sinh năm 1956) lấy vợ, lập nghiệp ở cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên). Mấy chục năm trời gắn bó, ông biết rõ từ đầu cồn đến đuôi cồn, biết cả sự đổi thay của xứ sở này. Với chúng tôi, cồn Phó Ba chỉ là cuộc lãng du ngắn, nhưng với ông, là cả một đời.

“Ấp nhiều không”

Ở đô thị Long Xuyên, xã nằm biệt lập “riêng một góc trời” như Mỹ Hòa Hưng đã là chuyện lạ rồi. Vậy mà, ấp Mỹ Thạnh lại tách ra khỏi xã, tạo thành cồn nhỏ xíu cạnh bên. Ông Tuấn ví von, cồn Phó Ba như đứa con đeo theo mẹ - cù lao Ông Hổ. Chỗ gần nhau giữa 2 cồn đôi khi chỉ vài mét. Đoạn hở đó được người dân địa phương gọi là “khai long”. Họ chờ đất bồi lên, 2 cồn dính vào nhau (như câu chuyện của cồn Phó Quế nhập vào đất liền thuộc phường Mỹ Long hiện giờ). Nhưng không, cồn Phó Ba dù bồi rồi lở, vẫn nhất quyết sống tự lập với “cù lao mẹ”.

Độc đáo thiền viện Đông Lai

Từ lâu, thiền viện Đông Lai (xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang7) được người dân và du khách gần xa nhớ đến với cái tên... chùa Bánh xèo. Đến đây, du khách không chỉ lễ Phật cầu an, mà còn được sống trong nghĩa tình chan hòa hiếm nơi nào có được.

Tọa lạc bên trục giao thông chính vào trung tâm huyện Tịnh Biên, thiền viện Đông Lai là nơi tiếp đón rất đông du khách vào mùa hành hương hàng năm. Không chỉ nổi tiếng với “đặc sản” bánh xèo chay miễn phí, nơi này còn sở hữu kiến trúc đẹp với thế lưng tựa vào núi cao hùng vĩ.

4 thg 3, 2023

Me nước – món quà tuổi thơ

Ở vùng quê miền Tây, trên những con đê, bờ kênh, thấy ở đâu có mấy chùm trái xanh đỏ lấm tấm, lủng lẳng đung đưa theo gió, thì nhận biết đó là me nước - món ăn chơi của bao thế hệ ngày nào...


Khi mùa nắng gắt bao phủ khắp đồng bằng ở miền Tây, cũng là lúc nhiều loại hoa trái đặc thù thể hiện sức sống. Me nước là một trong số đó. Trái me nước phân thành từng đốt giống với me chua, nhưng cuốn thành vòng tròn lạ mắt.

5 đặc sản nức tiếng ở Lạng Sơn

Vùng núi cao xứ Lạng nổi tiếng với những món ăn độc đáo khiến bất kì dù khách nào khi đến đây cũng muốn thử.

Khâu nhục

Lạng Sơn phần lớn là dân tộc Tày, Nùng sinh sống nên món ăn truyền thống này của họ trở nên rất phổ biến. Khâu nhục có nghĩa là món thịt được nấu nhừ. Thịt để làm khâu nhục là thịt lợn đen, được ướp kĩ càng, chế biến cầu kì. Thịt đem chiên giòn và cắt thành miếng rồi ướp gia vị. Sau đó, xếp thịt vào bát sao cho phần da ở phía dưới đáy rồi đem kho trong 4 - 6 tiếng đến khi mềm rục. Khâu nhục có màu đỏ nâu óng ánh, thơm mùi tiêu, hồi... khi ăn thì có vị béo ngậy, đậm đà, mềm tan trong miệng, có thể ăn cùng cơm hoặc xôi cẩm.

Khâu nhục có cách chế biến cầu kì. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn.