11 thg 5, 2020

Măng trúc Yên Tử xào thịt bò

Đến với Yên Tử, Quảng Ninh bạn không chỉ được du ngoạn và ngắm nhìn thiên nhiên đất trời mà còn được thưởng thức những món đặc sản được chế biến từ măng trúc. Trong đó món ăn quen thuộc nhất phải kể đến món măng trúc xào thịt bò.

Mùa xuân, là mùa của Lễ hội và cũng là mùa thu hoạch măng trúc của người dân sống quanh dãy núi Yên Tử, Quảng Ninh. Vào những ngày này, khi tới đây, du khách sẽ thấy người dân bán măng trúc dọc các tuyến đường. Món này ngon và lạ đến mức hầu như ai đi du lịch Yên Tử cũng mua một vài bó về thưởng thức.

Măng trúc không chỉ là món ăn được sử dụng nhiều trong thực đơn của các nhà sư, tu sĩ mà còn là món ăn phổ biến của nhiều gia đình Việt. Vì sống ở độ cao trên núi chịu nhiều sương gió, rét lạnh nên măng trúc Yên Tử có độ chắc và nhỏ hơn những loại măng trúc ở khu vực khác. Măng có vị ngọt bùi, hơi đắng và đậm hương vị của núi rừng. Để loại bỏ bớt độ đắng của măng, trước khi chế biến phải rửa măng sạch, cắt thành các lát nhỏ, bổ dọc. 

Măng trúc được lựa chọn ở Yên Tử (Quảng Ninh), thịt bò là phần thăn (lưng) bò cùng các loại rau sống.

Miếu Cây Vông - Di tích lịch sử cách mạng hơn 240 năm tuổi


Miếu Cây Vông (tọa lạc ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho) là điểm hội họp của các tổ chức cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, miếu Cây Vông là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân trong và ngoài tỉnh Tiền Giang. Với những ý nghĩa lịch sử và các giá trị mang lại, năm 2013 miếu Cây Vông đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

ĐIỂM HỘI HỌP CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

Theo nguồn tư liệu của các bậc lão thành trong Ban Hội hương miếu Cây Vông, miếu được lập vào thế kỷ XVIII, do người dân từ miền Bắc vào Nam khai hoang lập ấp, thấy khu vực này có một gò đất cao hơn các nơi xung quanh nên đặt ở nơi này một ngôi miếu nhỏ làm bằng gốc tre, lợp lá để thờ Thổ Thần (thần đất), cạnh miếu có một cây vông nên nhân dân trong vùng gọi là miếu Cây Vông.

Bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè

Hình thành từ lâu đời, Chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) là một trong những chợ nổi mang nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam bộ. Sự ra đời và phát triển chợ nổi đã khẳng định tinh thần năng động, đầy sáng tạo của cư dân vùng sông nước. Với những nét sinh hoạt độc đáo, Chợ nổi Cái Bè là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Tiền Giang nói riêng và Tây Nam bộ nói chung. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè cần được quan tâm và chú trọng.


Họp ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, Chợ nổi Cái Bè là một trong những khu chợ nổi có quy mô lớn nhất ở khu vực Nam bộ. Chợ nổi Tây Nam bộ nói chung và Cái Bè nói riêng đã được hình thành từ khi có bước chân của lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất này từ thế kỷ XVII - XVIII. Chợ nổi hình thành trong điều kiện giao thông và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, nên khi có nhu cầu buôn bán, trao đổi, người ta liền tụ tập mua bán trên sông, bằng các phương tiện như xuồng, ghe. Sách Gia Định thành thông chí ghi nhận đầu thế kỷ XIX, Chợ nổi Cái Bè rất sung túc. Bè tre đậu kín vàm rạch, chở lúa gạo, cá khô, cau khô và các loại vỏ cây già, cây đước bán tận Campuchia. Đến cuối thế kỷ XX, nơi đây đã trở thành một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất khu vực Nam bộ.

Trắng đêm ở chợ rau đầu mối

Không phải là chợ đêm, nhưng cứ 10 giờ tối, tiểu thương ở chợ Bà Rịa đã nhóm họp. Họ làm suốt đêm với những chuyến xe chở rau, trái cây từ các tỉnh, thành lân cận, các huyện trong tỉnh đưa về. Người dỡ hàng từ xe tải xuống, người bốc hàng ra xe kéo, rồi phân loại, cân kéo… Trên gương mặt mọi người ánh lên niềm hy vọng cho một ngày “buôn may bán đắt”.

Một nhóm người được thuê gọt rau, củ tại chợ Bà Rịa.

Ngay đầu cổng vào chợ Bà Rịa, những chiếc xe tải “cõng” trên mình hàng chục tấn cà chua, khoai tây, rau xanh… tấp vào đậu sát nhau. Ngay sau đó, “gánh nặng” này được “trút sang” đôi vai những người đàn ông to khỏe với những chiếc xe kéo đang chờ sẵn bên cạnh. Dưới ánh đèn neon sáng rực, những đôi tay căng vồng cơ bắp ra sức kéo chiếc xe hàng chất đầy những sọt rau về nơi tập kết. Những sọt cà chua chín đỏ, cà rốt, khoai tây, bắp cải, những sọt xoài, cam, thanh long… đầy ắp, tươi ngon, được tiểu thương tiếp tục chuyển xuống các xe kéo nhỏ, phân loại vào từng bao lưới chừng 10-20kg/bao. Sau đó, số hàng này được chuyển lên các xe ba-gác, xe máy chở về các chợ ở Bà Tô (Xuyên Mộc), Phước Hải (Long Điền), Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ), chợ Vũng Tàu. Rau muống, rau bí, các loại cải… cũng được phân loại, cột thành từng bó, xếp gọn gàng vào các sọt tre, sọt nhựa gần đó. Phía trong chợ, một vài người phụ nữ đứng tuổi đưa tay nhẩm tính từng lô hàng. Tiếng nói cười, xì xào, ra giá, tiếng bước chân hối hả của tiểu thương, của đầu mối đến lấy hàng… nhộn nhịp, tất bật.

10 thg 5, 2020

Nhịp sống Đầm Nại

Đầm Nại là món quà thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) bởi nơi đây có phong cảnh hữu tình và mang lại nguồn lợi thủy sản cho người dân trong vùng.

Từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đi về hướng Bắc theo đường Yên Ninh khoảng 10km sẽ đến cầu Tri Thủy, cây cầu như ngăn chia Đầm Nại thành hai khu vực hoàn toàn khác biệt. Nếu như bên trái cầu là phần lớn diện tích mặt nước của Đầm Nại nằm yên bình dưới chân dãy núi đá và những làng chài ngư dân thân thiện thì bên phải cầu là chợ cá Làng Nại sầm uất, nhộn nhịp người mua, kẻ bán.

Đầm Nại xưa kia có tên gọi là đầm Hương Cựu (hay Phương Cựu) nằm phía dưới chân núi Hòn Thiên. Đầm Nại còn được ví như lá phổi xanh của của vùng đất nhiệt đới khô hạn này. Nhiều khách du lịch đến đây thoải mái chạy xe dạo quanh đầm, trên bờ hoa giấy nở đỏ rực trên đầu che bóng mát, phía dưới đầm là khung cảnh ngư dân giăng lưới bắt cá.

Đầm Nại là một đầm nước rộng khoảng 1.200ha thuộc huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Luân

Làng nghề đan lát M’nông

Đan gùi tuốt lúa

M’Nông là một trong ba nhóm dân tộc bản địa ở tỉnh Đắk Nông và là cư dân sống lâu đời nhất trên vùng đất này. Văn hóa M’nông nổi bật, có tầm ảnh hưởng lớn và lan tỏa trên khắp vùng đất Đắk Nông nên các nhà nghiên cứu đặt tên cho khu vực này là “Cao nguyên M’nông”. Cuộc sống của người M’nông gắn bó mật thiết với rừng, họ cư trú cả trên vùng đồi núi cao lẫn nơi trũng thấp nên biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ bon làng, lãnh thổ trong suốt chiều dài lịch sử. Rừng vừa là mái nhà che chở, vừa cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên giúp người M’nông tạo ra những vật dụng phục vụ đời sống.

Làng nghề đúc đồng Long Điền

Long Điền là một huyện nằm trên trục lộ 55 nối liền thành phố Bà Rịa, thành phố Hồ Chí Minh với huyện Xuyên Mộc và tỉnh Bình Thuận. Do vị thế thuận lợi, cách đây 300 năm, những người Việt trên con đường mở đất về phương nam đã chọn vùng đất trù phú này làm nơi an cư và lập nghiệp. Sự quy tụ được nhiều dân cư nhiều nơi về đây sinh sống đã làm cho thôn xóm trở nên đông đúc kéo theo là sự phát triển mạnh của các nghề nông, diên, ngư nghiệp và thương nghiệp, tiếp đó là hàng loạt các nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ những lĩnh vực này ra đời như nghề đóng ghe, nghề đục đá, nghề mộc, nghề làm bún… Đặc biệt là nghề đúc đồng tương đối phát triển. Nhiều sản phẩm bằng đồng của Long Điền đã nổi tiếng khắp thị trường miền tây Nam Bộ.
Nghề đúc đồng ở Long Điền có từ những năm 90 của thế kỷ XVII, đến nay đã được truyền qua nhiều đời. Không một dòng gia phả ghi chép lại và những người thợ đúc chuông cũng không ai biết xóm chuông có từ khi nào và ông tổ của làng nghề truyền thống này là ai. Đúc chuông đồng là một sáng tạo văn hoá độc đáo mang đậm chất dân gian truyền thống. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ đúc phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn như théc chuông, song sườn, vẽ hoa văn, tiết hoạ… Đúc đồng là nghề có một sức sáng tạo độc đáo với những hoa văn phức tạp trên sản phẩm mang đậm nét dân gian truyền thống đòi hỏi người thợ phải có cặp mắt tinh tường, đôi tay khéo léo và phải là những nghệ sỹ bậc thầy về âm thanh. "Quá khứ vàng son" của nghề là vào thời Chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn khi mà triều đình phong kiến còn tồn tại với sự phát triển mạnh của các đền miếu, chùa chiền,…

Nghệ nhân đang thao tác trên sản phẩm.

Người Anh hùng đất Mũi

Nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.

Đất mũi Cà Mau luôn luôn xanh tươi với thời gian. Diện tích mỗi ngày một mở rộng. Rừng đước, rừng tràm mỗi ngày một ngát hương. Con sông Cửa Lớn ôm chặt lấy miền đất trẻ cuộn sóng ngày đêm chảy ra biển Đông. Và nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.
Âm vang chiến công Hòn Khoai
Cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền chừng 14,50km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đó là một dấu mốc tiền tiêu cho mảnh đất non trẻ được hình thành theo thời gian. Hoang vu, mang nét đẹp thần tiên ẩn giấu với bãi cát vàng trải dài kỳ thú. Cùng với đó là những bãi đá trứng tròn sắp đặt tự nhiên yên hòa dưới làn nước xanh trong bất tận. Sóng vỗ hiền hòa. Ngọn núi điệp trùng rậm rạp và cô đơn giữa biển khơi. Hòn Khoai chỉ cao hơn 300m, với cây đèn biển cục mịch, cần mẫn ngày đêm chiếu sáng về phía chân trời. Ngày ấy còn u tịch hoang vu lắm. Khi thầy giáo Phan Ngọc Hiển ra mở trường dạy học, đảo chỉ có độ mươi người, chủ yếu là những nhân viên trông coi đèn biển trên đỉnh núi, dưới sự chỉ huy của tên sĩ quan Pháp, tên là Oliver. Đó là câu chuyện cách đây 77 năm...

Bia tưởng niệm nơi liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển bị xử bắn cùng đồng đội.

Lễ hội cúng bến nước của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê (Tây Nguyên) có hệ thống lễ hội theo chu kỳ sản xuất. Một trong những lễ hội độc đáo là lễ cúng bến nước. Sau khi kết thúc mùa rẫy, chủ bến nước mời các chức sắc trong buôn đến họp bàn về việc chuẩn bị lễ cúng bến nước.

Lễ nghi nông nghiệp độc đáo
Theo phong tục của người Ê Đê, trong những ngày tổ chức lễ cúng bến nước, không một ai trong buôn được đi rừng, đi rẫy, không được ra suối lấy nước hoặc tắm giặt.

Sau nghi thức cúng thần, các chàng trai và các cô gái sẽ cùng tham gia lễ hội té nước và tắm nhằm cầu mong điều tốt lành. 

Dàn nhạc ngũ âm – tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ

Trong kho tàng văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Nam Bộ, dàn nhạc ngũ âm là sự hội tụ tinh tế của chủ thể văn hóa, không chỉ về sự tài hoa của người diễn tấu, thẩm mỹ âm nhạc truyền thống mà còn chứa đựng trong đó lịch sử - địa văn hóa, phong tục tập quán và khát vọng thuần hậu.

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa tài hoa
Người Khmer Nam Bộ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, vốn có chung nguồn gốc với người Campuchia và có nguồn gốc gần gũi với các dân tộc Indonesia, Malaysia ở các hải đảo phía Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sống gần gũi, đồng bào đã hòa hợp với các cộng đồng Chăm, Hoa, Việt tại vùng Nam Bộ. Những sự tiếp nối, giao lưu văn hóa này là nguồn gốc tạo nên bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Dàn nhạc ngũ âm phản ánh rõ nét những đặc điểm này với ảnh hưởng từ âm nhạc cổ truyền Campuchia, Ấn Độ và Indonesia, đã được bản địa hóa. 

Dàn nhạc ngũ âm – nhạc cụ truyền thống của người Khmer.