Quả bo bo còn gọi là bon bo, mạc cà, cọ cà... là cây hoang dại phân bố rộng rãi trên đất lâm nghiệp; sinh trưởng, phát triển dưới tán rừng tự nhiên. Ảnh: Cường Phương
22 thg 8, 2018
Miền Tây nhộn nhịp mùa bo bo
Trong những ngày này, người dân ở các huyện miền núi Nghệ An như: Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương… đang tập trung thu hoạch quả bo bo. Đây là hàng lâm sản phụ mang lại thu nhập khá cho đồng bào.
Xác định Diễn Châu là quê quán của tác giả ca khúc “Ai lên xứ hoa đào“
Ngày 12/8, Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Diễn Châu (Nghệ An) tổ chức buổi Tọa đàm về nhạc sỹ Hoàng Nguyên (Cao Cự Phúc).
Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Hồ Mậu Thanh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; đại diện Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh; lãnh đạo huyện Diễn Châu và xã Diễn Bình; các nhạc sỹ và các nhà nghiên cứu VHNT cùng đông đảo người thân, gia đình, họ hàng của nhạc sỹ Hoàng Nguyên.
Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Hồ Mậu Thanh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; đại diện Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh; lãnh đạo huyện Diễn Châu và xã Diễn Bình; các nhạc sỹ và các nhà nghiên cứu VHNT cùng đông đảo người thân, gia đình, họ hàng của nhạc sỹ Hoàng Nguyên.
Quang cảnh buổi tọa đàm về nhạc sỹ Hoàng Nguyên. Ảnh: Công Kiên
Ổi xá lỵ
Quê ngoại tui ở Cái Bè, Tiền Giang (hồi đó hổng có tên Tiền Giang đâu nghen, mà là Định Tường). Có điều tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, chả khi nào có dịp về quê ngoại. Thấy Long Khánh có nhiều trái cây (chôm chôm, sầu riêng, mít...), tui hỏi Cái Bè có gì? Các dì tui hãnh diện nói Cái Bè có ổi xá lỵ, ngon nổi tiếng luôn. Long Khánh là xứ trái cây nên dĩ nhiên cũng có ổi, nhưng mà không có ổi xá lỵ, các dì càng tự hào ca ngợi trái ổi đặc sản quê hương mình, không nơi nào có được.
Lâu lâu tui cũng có dịp ăn ổi xá lỵ - không biết có phải Cái Bè không - nhưng đúng là ngon, trái to, ngọt, thơm. Tui vẫn chẳng có dịp nào về Cái Bè để thấy những vườn ổi xá lỵ, đặc sản quê ngoại mình.
Ổi xá lỵ. Ảnh sưu tầm
Lâu lâu tui cũng có dịp ăn ổi xá lỵ - không biết có phải Cái Bè không - nhưng đúng là ngon, trái to, ngọt, thơm. Tui vẫn chẳng có dịp nào về Cái Bè để thấy những vườn ổi xá lỵ, đặc sản quê ngoại mình.
Ký ức Hội An
Chính thức được ra mắt từ tháng 5/2018, tại Hội An, cho đến nay, vở diễn sân khấu thực cảnh mang tên "Ký ức Hội An" đã là sản phẩm nghệ thuật biểu diễn độc đáo và đẹp mắt của người Việt.
Nằm trong chuỗi các hoạt động tại hệ thống công viên văn hóa chủ đề - Hội An Impression Theme Park, chương trình "Ký ức Hội An" hướng tới mục đích lan tỏa những nét đẹp của Hội An xưa và nay. Với 5 màn diễn trong thời gian khoảng hơn 60 phút, chương trình đã phần nào tái tạo một cách ngắn gọn quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Hội An trong đó nhấn mạnh đến sự hội nhập, giao thoa từ rất sớm của những nền văn hóa đa dạng tại đây.
Nằm trong chuỗi các hoạt động tại hệ thống công viên văn hóa chủ đề - Hội An Impression Theme Park, chương trình "Ký ức Hội An" hướng tới mục đích lan tỏa những nét đẹp của Hội An xưa và nay. Với 5 màn diễn trong thời gian khoảng hơn 60 phút, chương trình đã phần nào tái tạo một cách ngắn gọn quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Hội An trong đó nhấn mạnh đến sự hội nhập, giao thoa từ rất sớm của những nền văn hóa đa dạng tại đây.
Chùa Cầu biểu tượng của Hội An được đưa vào trong khung cảnh của buổi diễn "Ký ức Hội An".
Gìn giữ làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân
Mỗi năm hai lần, cói vào mùa thu hoạch và người dân làng chiếu cói Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An (Phú Yên) lại bận rộn với việc nhuộm cói, phơi cói để dành dệt chiếu cho cả năm. Nghề dệt chiếu đã có mặt tại đây hằng trăm năm và vẫn tiếp tục phát triển giúp người dân tăng thêm thu nhập.
Nghề cha truyền con nối
Ông Tiếu Xuân Nghiệm, người đã có 30 năm dệt chiếu cói cũng không biết cái nghề làm chiếu ở làng có từ bao giờ. Đến đời ông, đã thấy cha mẹ mình làm và cứ thế được truyền lại cho tới nay. Ông Nghiệm cho hay: Ban đầu cói mọc hoang, nhưng để chủ động nguồn nguyên liệu, người ta bứng gốc về cấy dọc theo bãi bồi ven sông, rạch. Hiện nay, diện tích trồng cói ở đây đã lên tới 25 ha. Sau cấy khoảng 3 tháng, thu hoạch bằng cách dùng phảng phát ngang trên gốc; gốc cói còn lại sẽ nảy mầm, lên cọng cho những vụ thu hoạch sau. Sau vài ba vụ, cói xấu dần, cọng ngắn; người trồng phải bứng gốc, cấy lại gốc mới. Cói được phân loại ngắn, dài; sau đó, dùng dao nhỏ, nhọn chẻ lác, phơi 2 - 3 nắng cho khô; lác đang phơi mà gặp mưa thì sau này chiếu sẽ bị thâm.
Nghề cha truyền con nối
Ông Tiếu Xuân Nghiệm, người đã có 30 năm dệt chiếu cói cũng không biết cái nghề làm chiếu ở làng có từ bao giờ. Đến đời ông, đã thấy cha mẹ mình làm và cứ thế được truyền lại cho tới nay. Ông Nghiệm cho hay: Ban đầu cói mọc hoang, nhưng để chủ động nguồn nguyên liệu, người ta bứng gốc về cấy dọc theo bãi bồi ven sông, rạch. Hiện nay, diện tích trồng cói ở đây đã lên tới 25 ha. Sau cấy khoảng 3 tháng, thu hoạch bằng cách dùng phảng phát ngang trên gốc; gốc cói còn lại sẽ nảy mầm, lên cọng cho những vụ thu hoạch sau. Sau vài ba vụ, cói xấu dần, cọng ngắn; người trồng phải bứng gốc, cấy lại gốc mới. Cói được phân loại ngắn, dài; sau đó, dùng dao nhỏ, nhọn chẻ lác, phơi 2 - 3 nắng cho khô; lác đang phơi mà gặp mưa thì sau này chiếu sẽ bị thâm.
Công đoạn may viền cho chiếu cói Phú Tân thêm chắc chắn. Ảnh: Nguyễn Lê
Trải nghiệm tuyến du lịch viếng nhà bác học Yersin
Di tích lịch sử lưu niệm nhà bác học Alexandre Yersin bao gồm 3 địa điểm: Bảo tàng Yersin, chùa Linh Sơn và mộ Yersin tại thành phố Nha Trang.
Bảo tàng Yersin nằm trong khuôn viên của viện Pasteur Nha Trang
Cuộc sống của người dân nơi tận cùng Tổ quốc
Cuộc sống dù đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn đó những nét hoang sơ thú vị của người dân Cà Mau sống dưới tán rừng tràm.
Ngày xưa, khi nói đến đất rừng U Minh hạ là nói đến vùng đất còn nhiều khó khăn
Đong đưa lạp xưởng tươi miền sông nước
Dòng lạp xưởng tươi ở hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông lao xao sóng vỗ, hương vị khác hẳn so với sản phẩm cùng loại của nhóm người Hoa Chợ Lớn hoặc những cây xúc xích Đức “chà bá” (lớn quá khổ), tràn ngập khắp các siêu thị, cửa hàng tiện lợi... tại các thành phố lớn, thị tứ hiện nay.
Thú vị hơn, đất Nam bộ có khá nhiều bà giáo nổi danh với nghề tay trái. Châu Đốc có bà Giáo Khỏe, chuyên làm/bán các loại mắm cá nước ngọt. Bình Dương có bà giáo Toàn, nổi tiếng với quán bún bò. Gần phà Mỹ Lợi cũ, phía Gò Công Đông (Tiền Giang) còn có bà giáo Cúc, mát tay làm lạp xưởng tươi.
Xúc xích của “dân xứ mình”
“Mặt mũi” chúng đỏ hồng, da căng bóng chứ không nhăn nheo, “hốc hác” như đám “đàn anh” lạp xưởng khô. Và “vóc dáng” cũng mảnh mai hơn mấy “bác” xúc xích Đức, trung bình: dài cỡ nửa gang tay, to hơn ngón chân cái người lớn một chút.
Hay nói cách khác, đó là những nấc thang sáng tạo đáng nể của người miền hạ!
Thú vị hơn, đất Nam bộ có khá nhiều bà giáo nổi danh với nghề tay trái. Châu Đốc có bà Giáo Khỏe, chuyên làm/bán các loại mắm cá nước ngọt. Bình Dương có bà giáo Toàn, nổi tiếng với quán bún bò. Gần phà Mỹ Lợi cũ, phía Gò Công Đông (Tiền Giang) còn có bà giáo Cúc, mát tay làm lạp xưởng tươi.
Xúc xích của “dân xứ mình”
“Mặt mũi” chúng đỏ hồng, da căng bóng chứ không nhăn nheo, “hốc hác” như đám “đàn anh” lạp xưởng khô. Và “vóc dáng” cũng mảnh mai hơn mấy “bác” xúc xích Đức, trung bình: dài cỡ nửa gang tay, to hơn ngón chân cái người lớn một chút.
Hay nói cách khác, đó là những nấc thang sáng tạo đáng nể của người miền hạ!
Đưa cơm hay đưa cay đều bén mồi!
20 thg 8, 2018
Bánh cuốn trứng Hà Giang
Là món ăn đặc sản của du khách khi đến Hà Giang. Cái mùi thơm của chả của hành hòa cùng vị đậm đà của nước dùng cho bạn món ăn ngon miệng khó quên.
Bánh cuốn trứng Hà Giang là một món ăn độc đáo, khác xa so với những món đặc sản khác ở Hà Giang. Đây là món ăn mà du khách thường lựa chọn cho bữa sáng của mình khi tới Hà Giang du lịch. Một “món lạnh” được ăn cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.
Bánh cuốn trứng Hà Giang là một món ăn độc đáo, khác xa so với những món đặc sản khác ở Hà Giang. Đây là món ăn mà du khách thường lựa chọn cho bữa sáng của mình khi tới Hà Giang du lịch. Một “món lạnh” được ăn cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.
Tung lò mò – hương vị khác biệt của người Chăm An Giang
Người Chăm ở An Giang có nhiều món truyền thống đặc sắc trong đó phải kể đến món tung lò mò (lạp xưởng bò) với hương vị khác biệt.
Thoạt nhìn bên ngoài tung lò mò có hình dáng giống như món lạp xưởng của người Kinh và người Hoa, nhưng khi tìm hiểu sâu vào bên trong, người thưởng thức sẽ nhận ra nhiều khác biệt.
Tung lò mò được tạo nên từ nhiều thành phần của thịt bò, không lẫn một chút thịt heo. Để làm món ăn này, người ta sử dụng ruột bò làm bao bên ngoài. Ruột bò được lộn bề trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại, phơi hơi se.
Nhân bên trong là thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người Chăm, để được tung lò mò ngon nhất, người ta phải lấy thịt bò ngon như đùi, bắp hoặc thịt bò nạc lóc từ xương. Sau khi khử mùi bò bằng rượu và gừng, thịt bò được loại bỏ hết gân và bầy nhầy thì xắt nhuyễn. Khi làm lạp xường bò, thịt và mỡ bò phải theo tỷ lệ hai thịt một mỡ và mỡ bò dùng làm lạp xưởng là loại mỡ sa, mỡ chày vừa mỏng, vừa không nặng mùi như mỡ thăn.
Thoạt nhìn bên ngoài tung lò mò có hình dáng giống như món lạp xưởng của người Kinh và người Hoa, nhưng khi tìm hiểu sâu vào bên trong, người thưởng thức sẽ nhận ra nhiều khác biệt.
Tung lò mò được tạo nên từ nhiều thành phần của thịt bò, không lẫn một chút thịt heo. Để làm món ăn này, người ta sử dụng ruột bò làm bao bên ngoài. Ruột bò được lộn bề trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại, phơi hơi se.
Nhân bên trong là thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người Chăm, để được tung lò mò ngon nhất, người ta phải lấy thịt bò ngon như đùi, bắp hoặc thịt bò nạc lóc từ xương. Sau khi khử mùi bò bằng rượu và gừng, thịt bò được loại bỏ hết gân và bầy nhầy thì xắt nhuyễn. Khi làm lạp xường bò, thịt và mỡ bò phải theo tỷ lệ hai thịt một mỡ và mỡ bò dùng làm lạp xưởng là loại mỡ sa, mỡ chày vừa mỏng, vừa không nặng mùi như mỡ thăn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)