Chùa Vạn Linh tọa lạc tại số A4/444 đường Bùi Hữu Nghĩa, Tân Vạn, Biên Hòa. Thú thật là sống ở Biên Hòa bao lâu nay nhưng tui không hề biết ở đây có núi Ông Sảnh, như tên gọi dân gian được ghi ở cổng chùa.
Lần dò tìm hiểu thì được biết như sau:
Núi ông Sảnh nằm trong quần thể núi đá xanh bao gồm núi Bửu Long và Châu Thới, nằm rải rác hai bên bờ sông Đồng Nai. Vị trí núi Ông Sảnh khoảng giữa núi Bửu Long và Châu Thới, tính theo đường chim bay. Người ta kể lại rằng xưa kia có ông tiều phu tên Sảnh thường lên núi đốn củi. Sau, do già yếu, ông mất ở trên núi. Từ đó người ta gọi đây là núi ông Sảnh.
6 thg 7, 2018
Huyền bí Ông Đỏ, Ông Đen 700 tuổi trong chùa cổ Bình Định
Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử được lưu truyền lại qua nhiều thể hệ.
Nằm ở thôn Bắc Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn
(còn có tên gọi khác là chùa Ông Đá, Thạch Công tự, Song Nghĩa tự) là
một di tích lịch sử ghi dấu sự giao thoa giữa văn hoá Chăm bản địa và
văn hoá Việt.
Chiêm ngưỡng kiến trúc 'Quốc Tử Giám' của phương Nam
Đến Vĩnh Long, du khách được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ nổi tiếng bậc nhất xứ Nam Kỳ ở Văn Thánh Miếu – nơi được mệnh danh là 'Quốc Tử Giám' của phương Nam.
Văn Thánh Miếu tọa lạc trên một vùng đất rộng, bên dòng Long Hồ giang, thuộc phường 4, thị xã Vĩnh Long, được xây dựng và hoàn thành trong vòng hai năm từ 1864 - 1866.
Chùa Đá Trắng Phú Yên có gì đặc biệt?
Không chỉ là nơi có giống xoài tiến vua trứ danh, chùa Đá Trắng còn thu hút du khách gần xa với cảnh quan đẹp và những nét kiến trúc độc nhất vô nhị.
Nằm ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, chùa Đá Trắng là một ngôi cổ tự nổi tiếng với nhiều nét độc đáo hấp dẫn du khách.
Bấp bênh phận chèo đò, đánh xe ngựa ở miền Tây
Từ giữa thập niên 1990 trở lại đây, ngành du lịch sinh thái tại Tiền Giang phát triển rất mạnh. Năm 2017, có gần 2 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch sông nước, chủ yếu là cồn Thới Sơn (xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho) giữa sông Tiền.
Xe ngựa chở khách du lịch trên cồn Thới Sơn. Ảnh: Hoàng Phương
5 thg 7, 2018
Cháo hà lạ miệng cho chuyến khám phá ẩm thực Hạ Long
Cháo hà là món dân dã nên thử nếu bạn có dịp đến thăm vịnh Hạ Long.
Hà là giống nhuyễn thể sống quanh những hòn đá chìm trong nước mặn. Để bắt được con hà cũng lắm công phu, ngư dân thường phải lội xuống chỗ nước sâu. Chúng bám chằng chịt trên những tảng đá. Muốn lấy được hà, người ta phải dùng búa gõ. Nếu mạnh tay quá hà sẽ vỡ nát, không ngon.
Những con hà béo múp, chứa nhiều chất dinh dưỡng được dùng để nấu cháo là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Hạ Long.
Hà là giống nhuyễn thể sống quanh những hòn đá chìm trong nước mặn. Để bắt được con hà cũng lắm công phu, ngư dân thường phải lội xuống chỗ nước sâu. Chúng bám chằng chịt trên những tảng đá. Muốn lấy được hà, người ta phải dùng búa gõ. Nếu mạnh tay quá hà sẽ vỡ nát, không ngon.
Những con hà béo múp, chứa nhiều chất dinh dưỡng được dùng để nấu cháo là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Hạ Long.
Cháo hà là món ăn phổ biến ở Hạ Long. Ảnh: baoquangninh.
Đầm sen rộng hàng nghìn mét vuông ở Sài Gòn nở rộ
Cách trung tâm 20 km, đầm sen Tam Đa vẫn thu hút đông bạn trẻ tới ngắm và chụp ảnh.
Đầm sen Tam Đa (quận 9, TP HCM) được gia đình anh Lý Mộng Thành trồng từ hai năm nay. Đầm sen rộng khoảng 3 ha, nằm bên bờ sông Tắc, đoạn hạ nguồn của sông Đồng Nai, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 20 km.
Bên trong bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam
Du khách đến bảo tàng Làng Chài Xưa ở Phan Thiết có thể tương tác, nhập vai để tìm hiểu về quá trình làm mắm tại không gian nhà thùng.
Mở cửa hai tháng nay, Làng Chài Xưa là bảo tàng được thiết kế với phong cách đương đại, dạng phim trường tương tác nhập vai. Nơi đây có diện tích gần 2.000 m2 được chia thành 14 không gian đánh sáng, tái hiện 300 năm làng chài Phan Thiết xưa từ thời Chăm Pa, thời vua Nguyễn, thời Pháp và những thập niên 40 - 60.
Bún lá cá dầm - món ngon bị nhiều người hiểu nhầm
Nhiều người tưởng món ăn nổi tiếng ở Nha Trang được làm từ một loại cá mang tên 'dầm' nhưng sự thật không phải vậy.
Tên gọi "bún lá cá dầm" xuất phát từ cách chế biến nước lèo đặc trưng của món ăn này. Nồi nước lèo trong, không tanh, ít dầu mỡ được nấu từ các loại cá khác nhau, tùy theo công thức của mỗi hàng. Trước khi nấu, cá sẽ được gỡ xương, dầm ra thành các miếng nhỏ.
Thông thường, đầu bếp sẽ chọn những con cá nhiều đạm, ngọt thịt và dai như cá cờ, cá bè, cá bò hoặc cá ngừ. Cá được chọn là loại tươi để nấu không bị nát.
Tên gọi "bún lá cá dầm" xuất phát từ cách chế biến nước lèo đặc trưng của món ăn này. Nồi nước lèo trong, không tanh, ít dầu mỡ được nấu từ các loại cá khác nhau, tùy theo công thức của mỗi hàng. Trước khi nấu, cá sẽ được gỡ xương, dầm ra thành các miếng nhỏ.
Thông thường, đầu bếp sẽ chọn những con cá nhiều đạm, ngọt thịt và dai như cá cờ, cá bè, cá bò hoặc cá ngừ. Cá được chọn là loại tươi để nấu không bị nát.
Bún lá cá dầm là một trong những món đặc sản dễ tìm thấy ở Nha Trang. Ảnh: Di Vỹ.
Nghĩa tên gọi "Châu Đốc" là gì?
Xin sơ lược trình bày tình hình tra cứu như sau:
1- Gia Định Thành Thông Chí (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức (THĐ) là sách đầu tiên chép về tên sông tên đất ở Gia Định xưa (Nam bộ ngày nay) kể từ lúc người Việt ta đặt chân đến đây rồi dần dần làm chủ đến giờ. (Chắc chắn sách được chép vào đời vua Gia Long 1802 – 1820. Bởi sang đầu đời vua Minh Mạng vừa có chiếu cầu sách cũ THĐ đã kịp thời dâng lên).
Theo lời giới thiệu của viện Sử Học Việt Nam trong dịp ấn hành ra mắt GĐTTC vào năm 1998 các sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên Đại Nam Nhất Thống Chí Phần Nam Kỳ Lục Tỉnh do các sử gia triều Nguyễn soạn ra sau đó cũng phải dựa vào đây.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)