23 thg 6, 2016

Lê Lai cứu chúa xứ Kiên Giang

Hai con đường ở Rạch Giá

Ở Rạch Giá có 2 con đường lớn chạy song song với nhau, đường Nguyễn Trung Trực và đường Lâm Quang Ky. Nguyễn Trung Trực là con đường chính của thành phố này, đường Lâm Quang Ky nhỏ hơn. Nguyễn Trung Trực thì ai cũng biết rồi, đó là vị anh hùng dân tộc với 2 chiến công lẫy lừng:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Ông đã lập nên chiến công nức lòng người dân cả nước tại Kiên Giang và hy sinh đền nợ nước cũng tại nơi này. Con đường chính ở Rạch Giá mang tên ông là điều tất nhiên. Vậy còn Lâm Quang Ky là ai?

Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Lâm Quang Ky là vị phó tướng, người bạn chiến đấu của Nguyễn Trung Trực. Đặc biệt, ông đã đóng vai Lê Lai, giả làm Nguyễn Trung Trực để chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa.

Kẹo dồi - quà quê xưa thành đặc sản

Có những thứ quà quê dân dã tưởng như từ lâu đã vắng bóng. Nhưng giống như món sấu dầm, ô mai chua..., kẹo dồi đã được người dân âm thầm nuôi dưỡng rồi biến thành món quà ngon có thương hiệu. 

Kẹo dồi - Ảnh: Trân Duy 

Cô bạn có người nhà vùng làng cổ Đường Lâm, mỗi bận có ai vào Nam là lại chạy về làng mua ít kẹo dồi gởi đi làm quà. Những thanh kẹo trắng tinh, thơm nức mùi đường, nhân lạc, vani... sau chuyến đi dài vẫn còn giòn rụm như tấm lòng ấm áp của người phương xa.

Trải nghiệm cảm giác chèo thuyền ngắm cảnh trên hồ Quan Sơn

Hồ Quan Sơn là một địa điểm du lịch cuối tuần cuốn hút, nằm tại huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Đây là địa điểm thích hợp cho dân phượt bụi cũng như những gia đình muốn trải nghiệm một ngày rời thành phố ồn ào.

Non nước hữu tình ở cách Hà Nội không xa. 

Bạn có thể thăm thú nơi đây trong ngày với nhiều hoạt động thú vị. Chuyến đi mới đây của anh chàng Đào Hùng cùng những chiến lợi phẩm là những bức ảnh mà chàng trai này đem về chắc chắn sẽ khiến bạn ngay lập tức muốn xách balo lên và đi.

Hai ngày ở Sài Gòn theo chân du khách nước ngoài

Du khách người New Zealand, Brett Atkinson, đã chia sẻ lịch trình khám phá Sài Gòn trong 48 tiếng ít ỏi nhưng hết sức thú vị của mình trên trang Lonely Planet.
Ngày 1

Sáng

Hãy dành buổi sáng đầu tiên khi đến Sài Gòn của bạn tại chợ Bến Thành. Vào chợ và thưởng thức bữa sáng với một tô phở nóng hổi, thơm ngon và đừng quên gọi thêm một ly sữa đá kèm theo nhé. Từ chợ Bến Thành sẽ khá thuận tiện cho việc di chuyển đến Bảo tàng Mỹ thuật (số 97 Phó Đức Chính). Đây là nơi hiện còn sưu tầm, lưu giữ cũng như trưng bày rất nhiều các hiện vật mỹ thuật của TP HCM như đồ gốm Sài Gòn, gốm Nam Bộ hay những bộ sưu tập tranh quý hiếm đã có từ rất lâu đời. Đồng thời, những hiện vật về kháng chiến, tượng đề tài chiến tranh cách mạng, lịch sử của bảo tàng… đều là những điều khiến cho khách du lịch luôn tò mò, háo hức. 

Skydeck tầng 49 là nơi lý tưởng đến bạn ngắm nhìn toàn thành phố. 

Hè đến rủ nhau về Ninh Thuận hái nho

Trong hành trình khám phá mảnh đất Ninh Thuận đầy nắng, gió với những bờ biển hoang sơ, mộc mạc và quyến rũ thì những vườn nho xanh mướt bạt ngàn đang vào mùa chín mọng là địa điểm không nên bỏ qua khi đặt chân đến đây. 

Ninh Thuận đang bắt đầu vào mùa nho, du khách đến đây sẽ được tham quan các vườn nho căng mọng nước, tận mắt chiêm ngưỡng những giàn nho lúc lỉu đầy những quả và tự tay chọn hái những chùm ngon, thưởng thức ngay tại vườn. 

Xuất phát từ trung tâm thành phố Phan Rang 5km xuôi về phía Vĩnh Hy và đồi cát Nam Cương, những ngày này đi tới đâu bạn cũng dễ dàng bắt gặp những cánh đồng nho bạt ngàn xanh mướt dọc bãi biển. 

Nghề làm tượng Phật trong lòng phố

Có tuổi đời gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật nằm trong một con hẻm gần chùa Giác Hải (phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh) là nơi làm ra các tác phẩm khá phong phú, đa dạng từ tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền, Di Lặc, Hộ pháp, các danh nhân, Tứ đại Thiên vương… với nhiều kích cỡ khác nhau. Các pho tượng ở đây đều theo mẫu dân gian Nam Bộ vẫn tìm thấy trên các bức tượng có chất liệu gỗ, đất sét, thạch cao cổ hiện đặt tại các ngôi chùa cổ ở Tp. Hồ Chí Minh.

Cách đây gần 100 năm, hai ông Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh là những người bạn cùng nhau tu hành tại chùa Giác Hải. Cả hai cùng siêng năng và có nhiều sáng kiến khi học nghề điêu khắc trên gỗ từ ông Huệ Ngân. Do nhu cầu mỗi lúc một khác nên ông Huệ Ngân đã sáng kiến dạy học trò cách làm tượng bằng cách độn rơm làm nộm, sau đó bẻ sắt đắp lên làm cốt và trét xi măng trộn cát đắp bên ngoài, sau đó tô vẽ lại nên tượng vừa nhẹ, đẹp mà lại rất bền.

Tuy ông Huệ Ngân là thầy dạy và là người đầu tiên điêu khắc tượng, đắp tượng Phật nhưng theo những người thợ lâu năm ở làng nghề làm tượng Phật quận 6 thì các ông Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh mới được tôn là “tổ nghề” làm tượng Phật bởi hai ông có công phát triển để làng nghề có tiếng, rồi có hậu duệ truyền nghề và giữ nghề. Nhiều người là con cháu hai ông còn mở cơ sở riêng trong làng nghề để sau gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật ngày càng trở nên đông đúc hơn.

Làng nghề làm tượng phật có tuổi đời gần 100 năm vẫn tồn tại giữa nơi đô hội ở phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.

22 thg 6, 2016

Tây nguyên tuyệt đẹp đầu mùa mưa

Tây nguyên đang bước vào mùa mưa. Mùa mưa, đất trời, cây cối và con người Tây nguyên như tươi mới, khiến bao du khách ngẩn ngơ trên những nẻo đường và cao nguyên hoang vu. 

Thác Dray Nur ( Đắk Lắk) tung bọt trắng xóa - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Mới tháng trước, những ao hồ cạn trơ đáy, giờ đây nước tràn đầy sông suối, cây cối được tưới tắm, khoe màu xanh non.

Mùa mưa đến, những cánh rừng biên giới dọc các huyện Buôn Đôn, Ea Súp (Đắk Lắk) chuyển từ sắc vàng sang sắc xanh mơn mởn. Cỏ cây tươi tốt, đàn trâu bò, voi nhà thảnh thơi ăn uống.

Nhớ gỏi cà đắng cá khô Đắk Lắk

Nếu có một lần đặt chân đến Đắk Lắk thì bạn nhất định phải tìm ăn món cà đắng, quả cà màu xanh sọc trắng, be bé nhỏ bằng quả cà pháo và có vị đắng rất lạ. Ấy vậy mà người dân nơi đây ai nấy đều rất ghiền các món ăn làm từ thứ quả này. 

Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên. 

Cà đắng có thể om nhừ cùng thịt bò hoặc cá khô, ếch đồng cùng với lá lốt và ớt hiểm xanh rất nổi tiếng ở đây. Một món có thể dễ dàng tìm thấy trong các quán ở Đắk Lắk là gỏi cà đắng cá khô. 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch lạc ven sông Lam

Sau khi thu hoạch lạc, người dân đã tận dụng ngay mặt đê để sản xuất. Người phơi, người kéo, người sảy… tạo nên một bức tranh ngày mùa sinh động nơi bãi bồi ven sông Lam.

Những ngày này, đi dọc đê sông Lam qua đoạn xã Hưng Lam, Hưng Xuân… của huyện Hưng Nguyên sẽ bắt gặp hình ảnh nhộn nhịp ngày mùa. Người dân sau khi thu hoạch lạc đã tận dụng các mặ đê và các mô đất bên đường ven đê làm nơi phơi và xử lý lạc. 

Nhộn nhịp chợ quê có lịch sử gần 600 năm ở Nghệ An

Chợ Sơn ở xã Nghi Thạch, Nghi Lộc, Nghệ An có họp phiên vào những ngày lẻ âm lịch được hình thành từ cách đây gần 600 năm, gắn liền với những công trạng của Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét đẹp phiên chợ quê của làng Long Tráo xưa.

Hàng tháng, chợ Sơn chỉ họp vào các phiên ngày lẻ (âm lịch).Trước đây chợ có nếp, từ 3 giờ đến 6 giờ sáng là phiên chợ mua bán đông vật như trâu, bò, lợn, gà… thu hút người dân khắp nơi. Bây giờ phiên chợ động vật bắt đầu ít dần...