17 thg 3, 2015

Gỏi cá sặc bông bần - "phlia" của người Khmer Nam bộ

Người Khmer Nam bộ có nhiều món ăn dân dã nổi tiếng, xứng đáng lưu giữ trong văn hóa ẩm thực dân gian, trong đó có món gỏi cá sặc trộn bông bần, tiếng dân tộc gọi là “phlia”.

Đĩa phlia - gỏi cá sặt trộn bông bần trông thật ngon mắt và hấp dẫn - Ảnh: Hoài Vũ 

"Phlia" không chỉ phổ biến trong các phum sóc của người Khmer mà hiện còn lan tỏa trong làng ẩm thực của người Việt. Món ăn tận dụng môi trường thiên nhiên và chế biến một cách tinh tế, đòi hỏi người làm phải có bàn tay nghệ thuật và sành điệu về ăn uống.

16 thg 3, 2015

Thăm Long Tuyền cổ miếu - Cần Thơ


Long Tuyền cổ miếu tức Đình Bình Thủy ngày nay đã được vua Tự Đức năm thứ 5 phong sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng ngày 29 tháng 11 năm 1852.

Ngôi đình hiện tại được xây dựng từ 1909. Đây là một trong những ngôi đình lâu đời của Nam bộ còn giữ được khá nguyên vẹn ở Cần Thơ.

Đình Bình Thủy là một công trình kiến trúc - nghệ thuật có giá trị của dân tộc Việt Nam, nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống.

Ngày 5 tháng 8 năm 1989, bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đình Bình Thủy là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật.

Lên 'nóc' Xê Đăng mùa cúng máng nước

Men theo quốc lộ 40B, chúng tôi lên với những bản làng của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh đúng vào dịp bà con dân bản nơi đây đang chuẩn bị cho lễ cúng máng nước.

Quốc lộ 40B rộng mở dẫn lên đỉnh Ngọc Linh 

Đồng bào Xê Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) quần tụ sống tại 3 xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang. Sau khi đón tết cổ truyền (theo phong tục người Kinh) với lễ hội đâm trâu đặc sắc, những ngày đầu tháng 3, người Xê Đăng lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng máng nước linh thiêng.

Sài Gòn mùa hoa bò cạp vàng

Sài Gòn bước sang tháng 3 với những cơn nắng gay gắt. Tiết trời cuối xuân cũng là lúc nhiều con đường ở thành phố, công viên, sân trường đại học bắt đầu lấp ló những chùm hoa vàng rực, mà nhiều người gọi là hoa xuân muộn.

Thăm vườn ca cao Đắk Lắk

Mùa này lên Đắk Lắk, bạn sẽ có dịp khám phá những khu vườn ca cao đang mùa thu hoạch. Nếu đã từng uống ca cao, ăn sô-cô-la, lần đầu tiên thấy trái ca cao giữa một vườn ca cao chắc chắn bạn sẽ rất thích thú.


Những cây ca cao tuy thấp nhưng trái chi chít, từ gốc đến ngọn, nhiều màu khác nhau: tím nhạt, tím thẫm, tím hồng, vàng, xanh… Nếu bạn tưởng màu tím là trái chín thì sẽ nhầm đấy. Khi chín, ca cao sẽ đổi sang màu vàng. Trái chín phải hái ngay. Để lâu, chất lượng sẽ giảm. 

14 thg 3, 2015

No căng với "xôi gà lên mâm" xứ Quảng

Là đặc sản của người dân xứ Quảng, "gà lên mâm" được dùng trong nhiều dịp, từ bữa sáng thường ngày, cho đến tiệc tùng, hay trên bàn thờ cúng bái ông bà tổ tiên. 

Hấp dẫn xôi gà lên mâm xứ Quảng - Ảnh: Huỳnh Lê Đức Hợp 

Nếu người Huế chủ yếu "ăn hương, ăn hoa" thì người Quảng Nam - Đà Nẵng lại rất khoái với kiểu "chặt to kho mặn", vì thế mà những món ăn lúc nào cũng đầy ấp, với mục đích ăn phải no, phải đã. Vì lẽ đó mà nhiều món ăn "khủng" được ra đời, trong đó không thể không nhắc đến món xôi gà lên mâm nổi tiếng từ xưa đến nay.

Ngắm thiền viện Trúc Lâm bên bờ Bái Tử Long

Xa rời chốn đô thị với bao náo nhiệt và mệt nhọc, bước chân vào chốn cửa thiền bên bờ Bái Tử Long, con người như được vào một không gian vừa thanh tịnh, vừa hùng vĩ… 

Bậc tam cấp dẫn lên khu chính điện của thiền viện - Ảnh: N.T.Lượng 

Từ thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), theo hướng đông bắc khoảng 10km, chúng tôi đến được thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm.

Con đường dẫn đến thiền viện phong cảnh hoang sơ, tự nhiên mà đẹp đến nao lòng. Phía tay trái là những rừng thông, rừng phi lao rì rào, hoa sim rực hồng trên những mỏm đá, còn phía tay phải là những căn nhà nhỏ xinh mái đỏ, nằm ẩn trong những lùm cây xanh.

13 thg 3, 2015

Ghi chép lan man ở nhà cổ Bình Thủy - Cần Thơ

Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, đi theo đường Cách mạng Tháng Tám (tức quốc lộ 91) về hướng Long Xuyên, vừa qua cầu Bình Thủy thì rẽ trái theo đường Bùi Hữu Nghĩa khoảng 800 met là tới nhà cổ Bình Thủy. Xí lộn, chỗ đó cấm quẹo trái, lỡ quẹo công an phạt ráng chịu.  Có thể quẹo phải (vô đình Bình Thủy) rồi quay đầu, hoặc chạy tới một chút rồi quay đầu.

Tui cứ tưởng là trước cổng nhà phải có bảng biển gì đó trịnh trọng lắm, nhưng hông, hổng có gì hết, nó như vầy thôi nè:


Chỉ có bảng số nhà, hông có bảng hiệu, cũng hông có bảo vệ, hông có reception gì hết. Ờ, thì đây là nhà dân mà, đâu phải cơ quan. Cổng thì mở sẵn, vô thoải mái, khỏi phải báo bẩm gì với ai hết. Qua cái cổng thì tới... cái cổng. À, đây mới là cổng chính, nó nằm lưng lửng ở sau cổng vào.

Phiên chợ trâu lớn nhất Tây Bắc

Chợ gia súc Cán Cấu ở Si Ma Cai, Lào Cai từ lâu nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc với nét độc đáo, hoang sơ. 

Đây là một trong những chợ trâu bò lớn nhất Tây Bắc, bởi mỗi phiên có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần, Hà Giang tụ hội về đây. 

Hồ Gươm mùa lộc vừng thay lá

Những ngày đầu xuân, rất nhiều người thích đến hồ Gươm (Hà Nội) để ngắm những cây lộc vừng thay lá, vàng rực cả một góc hồ.

Cây lộc vừng chuyển màu lá dưới nắng ấm của mùa xuân, tạo nên một khung cảnh nên thơ, cuốn hút