7 thg 9, 2013

Bí ẩn cánh cửa sau lưng tượng Phật núi Tà Cú

Tượng Phật nhập Niết bàn trên núi Tà Cú là một bức tượng khổng lồ. Nhìn bức hình dưới đây bạn có thể hình dung ra độ lớn của tượng.



Có một điều bí ẩn là sau lưng bức tượng - chính xác là sau ót - có một cánh cửa, qua đó người lớn bước vô lòng tượng được. Nhưng... cửa đã bị bít lại! Vậy cánh cửa đã từng để làm gì? Tại sao bít? Có gì phía sau cánh cửa đó? Không ai biết cả! Bởi vậy cho nên nhiều truyền thuyết ra đời.

Dã ngoại ở suối Voi

Đó là một quần thể nhiều suối được ngăn bởi các tảng đá chồng xếp lên nhau, ấn tượng nhất là tảng đá có dáng hình một chú voi, vì thế mà dòng suối xanh mát nằm giữa rừng đại ngàn có tên suối Voi.

Men theo đường quốc lộ 1A , nhóm bạn chúng tôi về với Suối Voi ở điạ bàn xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, trong ngày hè xứ Huế oi bức. Đường vào suối Voi quanh co với những con đường mòn, chúng tôi đi bộ trên lối mòn vào suối. 



Tóp mỡ ngào đường

Đây là món ăn quen thuộc của người Nam Bộ xưa. Thuở ấy, dầu thực vật chưa có. Các món ăn chiên, xào, kho đều sử dụng mỡ heo. Do đó, nhà nào cũng có một keo mỡ heo để trong bếp.

Tóp mỡ ngào đường, món ăn chơi lạ miệng. Ảnh: Trần Kiều Quang 

Những gia đình khó khăn thường mua mỡ heo ở các tiệm tạp hóa trong xóm, số lượng mua thường rất ít, chỉ dùng được đôi ba lần. Những gia đình khá giả một chút thì tự mua mỡ về thắng ở nhà.


Long Hải - đất và người

Long Hải là một thị trấn thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Long Hải được nhiều người biết đến nhờ có bãi biển nên thơ, sóng nhẹ, là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời và còn hấp dẫn bởi dinh Cô và lâu đài chú Hỏa với nhiều huyền thoại.

Dinh Cô ở Long Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Cát Lộc 

Nhiều người đi Long Hải nhắm vào điểm đến chính là Dinh Cô. Dinh Cô được xây dựng kiên cố, áp sát chân núi Minh Đạm, trên một diện tích hơn 1.000 mét vuông. Cổng tam quan vào Dinh Cô nằm bên chân mũi Thùy Vân với ba lớp mái, mái giữa nhô cao. Phía trên lớp mái giữa đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, hai lớp mái hai bên đắp nổi hình chim phượng. Hai bên cổng có cặp sư tử chầu. Qua cổng tam quan là 37 bậc cấp đưa khách vào chánh điện.


6 thg 9, 2013

Nhớ mùa cà na chín

Hàng năm - vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch - khi nước lũ tràn về trắng xóa cánh đồng, bông điên điển nở vàng bập bềnh dọc mé sông, thì cà na cũng vào mùa kết trái.

Cây cà na - Ảnh: T.Tâm

Cà na là một loại trái bình dị, gắn chặt với ký ức tuổi thơ của cư dân ĐBSCL như đã đi vào ca dao xưa: “Xứ đâu là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na”...

Mỗi khi nhìn thấy trái cà na căng tròn chín mọng bán ở chợ, lòng tôi chợt nhớ về kỷ niệm thuở ấu thơ nơi quê nhà. Hồi đó, cứ đến mùa cà na chín, bọn trẻ chúng tôi lại "thót" lên mấy cây cà na cặp bờ sông rung cho trái cà na rụng xuống đầy mặt nước. Rồi cứ thế mạnh đứa nào đứa nấy nhảy ùm ùm xuống nước lượm trái, leo lên bờ chấm muối ớt, ăn một cách ngon lành.

Phật Quang Sơn - nét đẹp chùa Việt vùng biên

Lạng Sơn, nơi địa đầu của Tổ quốc, cửa ngõ giao lưu của hai nước Việt – Trung, phong cảnh sông núi hữu tình. Nơi ghi lại dấu chân của bao Sứ thần, bao anh hùng hào kiệt đã quên mình vì đất nước mến yêu.

Xuất phát từ tấm lòng và nguyện ước của người dân địa phương cùng đông đảo du khách thập phương mong muốn sớm có một ngôi chùa tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi thắng địa, phong cảnh hữu tình, hội tụ thế ngũ hành, đủ cả Rồng chầu Hổ phục thật hiếm nơi nào có được; để kính Phật và thờ cúng hương linh các bậc tiền nhân, hiền tài đất nước và thực hiện nếp sống văn hóa tâm linh theo truyền thống dân tộc.

Tâm nguyện tốt đẹp của người dân nơi đây đã được các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hết lòng ủng hộ, đồng ý giao Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng chùa Phật Quang Sơn, tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 

Mô hình chùa Phật Quang Sơn 

Huyền ảo động Đông Trong

Rời cầu cảng Vân Đồn từ 5-7 phút đi thuyền là đến đảo Đông Trong. Men theo đường đá lên cửa động phía đông, du khách đã được thỏa tầm mắt ngắm phong cảnh hùng vĩ của vịnh Bái Tử Long. Trong động với không gian hoành tráng, vòm hang cao, rộng, các mặt thành vách trong động đẹp huyền ảo bởi các thạch nhũ buông xuống tạo thành nhiều hình ảnh kỳ thú. Trong động, du khách được ngắm các di vật khảo cổ của người tiền sử.

Ngắm Vịnh Bái Tử Long từ cửa động. 

Vân Hải linh từ - Điểm du lịch tâm linh của Vân Đồn

Nằm thuận lợi trên tuyến đường tham quan du lịch, đền thờ vua Lý Anh Tông (Vân Đồn) không chỉ có giá trị văn hoá, lịch sử to lớn mà còn mang vẻ đẹp cảnh quan "sơn thuỷ hữu tình", là tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tâm linh của huyện Vân Đồn. 

Toạ lạc tại núi Cái Rồng, gần khu cầu cảng Cái Rồng (thuộc thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn), đền thờ vua Lý Anh Tông (hay Vân Hải linh từ) là di tích - danh thắng thờ vị hoàng đế Lý Anh Tông, có công khai sinh ra trang Vân Đồn TK XII. Vân Hải linh từ có từ lâu, được xây dựng từ năm Chính Long Bảo Ứng thứ 10 (năm 1172).

Theo sử sách, Hoàng đế Lý Anh Tông (sinh tháng 4 -1136) là con trai trưởng của vua Lý Thần Tông. Ngay từ trẻ ông đã đến thăm Vân Đồn, vi hành thị sát tình hình, đời sống người dân. Khi vua đến dân mượn núi rồng mẹ để lập đài đón tiếp. Và chính ông là người lập ra thương cảng Vân Đồn nổi tiếng năm 1149, phát huy thế mạnh giao thương, phát triển vùng biển đảo trù phú, sầm uất trong một thời gian dài. Tương truyền, khi vua rời Vân Đồn, dân đã giữ nguyên nơi vua ngự tiếp dân làm kỷ niệm, tưởng nhớ công ơn của vua. Lý Anh Tông là một trong những vị vua nhà Lý được truyền tụng là rất linh thiêng. Chuyện kể về trường hợp xuất hiện đám mây lạ "Bát đế vân du" nổi tiếng tại Đền Đô, Bắc Ninh cách đây khoảng hơn 10 năm là vào đúng ngày giỗ kỵ của ông là một ví dụ. Ngày nay đền cũng thu hút đông đảo người dân địa phương, khách thập phương tới chiêm bái. Với những giá trị lịch sử, văn hoá to lớn đó, đền thờ vua Lý Anh Tông cùng với động Đông Trong đã được UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2007 (theo quyết định 4426/QĐ-UBND).

Nem nướng Chợ Lầu

Thời gian cứ xa dần, những người bạn thân của tôi phải xa xứ bươn chãi làm ăn; có đứa đang học, có đứa đang đi làm, vì những điều kiện khác nhau, ít có dịp để ngồi lại chén thù, chén tạc trao đổi, chuyện trò hàn huyên tâm sự. Do điều kiện kinh tế phát triển, nên trên mỗi bàn tiệc hôm nay không thiếu gì những món cao lương mỹ vị mà nơi nào cũng có như giò heo hầm măng, gà tiềm thuốc Bắc, heo quay… Nhưng có ai đó đang ngồi nâng ly chợt xuýt xoa: “Có mùi nem nướng đâu đây”, vậy là nhiều người hưởng ứng: “Mua thêm vài xâu nem nướng với mấy cuốn chả nữa cho lạ miệng”; bàn tiệc trở nên rôm rả hơn, ấm cúng hơn.

Xưa lữ khách dừng chân ngay ngã ba Chợ Lầu - Sông Mao thoáng nghe mùi nem nướng của gánh hàng chả bên đường thơm lừng cũng chậm bước ghé vào thử xem món gì mà quyến lòng thực khách đến vậy.


Ginrong laya - Bánh củ gừng Chăm

Ginrong, tiếng Chăm có nghĩa là “càng”; laya: gừng. Bánh Ginrong laya nghĩa nôm na là bánh gừng có dáng nửa như “càng” cua, nửa như củ “gừng”. Đây thuộc loại bánh mang đậm truyền thống Chăm. Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và cả cộng đồng người Chăm ở Campuchia, đến mùa lễ hội thế nào bà con Chăm cũng làm bánh Ginrong laya.


Bánh Ginrong laya còn gắn với các truyền thuyết “hòn vọng phu” mang đặc trưng Chăm. Người chồng lên thuyền đi chinh chiến xa mãi không trở về; người vợ ở nhà mòn mỏi chờ đợi. Mỗi chiều, người chinh phụ làm bánh Ginrong laya đi xuống bãi biển ném xuống nhờ loài cá gửi đi cho chồng với lời nhắn nhủ mong chóng trở về sum họp. Lâu ngày chày tháng, bánh Ginrong laya hóa thành san hô trùng trùng dưới đáy biển Cà Ná với nhiều hình thù đẹp, lạ và bắt mắt.