Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 5, 2019

Khèn - biểu tượng văn hóa của người Mông

Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người Mông cũng vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời.

Từ trong truyền thuyết
Trong truyền thuyết truyền miệng của người Mông, nguồn gốc chiếc khèn được kể về một gia đình có 6 người con, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Tiếng sáo của 6 anh em lại rời rạc khi không khi thổi cùng nhau. Khi cùng nhau thổi, tiếng sáo cất như vi vút như cây rừng gặp gió, véo von như chim trên cành và rì rào như suối reo, ào ạt như thác đổ. Đến khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả 6 người, tiếng sáo trở nên rời rạc, lạc điệu. Họ đã bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, 4 người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả là 6 ống, thay cho 6 anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn Mông ngày nay.

Diễn tấu khèn Mông. 

13 thg 5, 2019

Cho tôi xin em như gối mộng

Mộng, có nhiều mộng

Trong tiếng Việt, mộng có nhiều nghĩa. Cái nghĩa thường dùng và cũng nên thơ nhất là chữ mộng trong mộng mơ, nó được vận dụng vô trong quá trời thơ, văn, nhạc... 

Ít thơ mộng hơn, mộng là cái mầm mới nhú từ hột, như trong mọc mộng (tương tự nẩy mầm)


Khô khốc theo nghĩa kỹ thuật, mộng là một bộ phận lồi để gắn chặt vào bộ phận lõm, kiểu như mấy ông thợ mộc làm mộng gỗ.

Đáng sợ là mộng trong đau mắt nổi mộng.

Nghĩa cuối cùng thì mâu thuẫn hoàn toàn với nghĩa nên thơ ở trên kia, mộng nghĩa là to béo. Thử so sánh Người tình trong mộng với Người tình bò mộng coi! 

10 thg 5, 2019

Dân dã canh chua lá giang cá cơm khô

Lá giang là loại dây leo, mọc hoang dại, có rất nhiều ở miền Trung. Lá có vị chua dịu, các món ăn được chế biến từ lá giang rất tốt cho sức khỏe con người.

Lá giang và cá cơm khô. Ngô Mã Thiên 

Theo đông y, lá giang giúp thanh nhiệt, giải độc, có tính kháng sinh cao. Những người bị đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu có thể ăn lá giang giúp nhuận tràng, tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng.

9 thg 4, 2019

10 điều về nhà rông Tây Nguyên có thể bạn chưa biết

Nhà rông tại các buôn làng là một trong những địa điểm tham quan phổ biến của du khách khi đến Gia Lai, Kon Tum. 

Nhà rông được coi là biểu tượng văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên, thể hiện giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống đồng bào nơi đây.

Nhà rông dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Phong Vinh. 

31 thg 3, 2019

Lạ miệng với ngó lục bình

Ngày nay, lục bình không chỉ dùng làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mà còn được chế biến thành các món ăn trong bữa cơm gia đình của người dân miền Tây Nam Bộ. Từ nguồn thực phẩm dân dã, người dân nơi đây đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn hấp dẫn từ ngó lục bình.
Lục bình là loài thủy sinh hoang dại mọc khắp nơi trên các ao hồ, sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Vốn chỉ dùng thân cây làm đồ thủ công mỹ nghệ, nhưng những năm gần đây ở miền Tây, người dân đã có nhiều sáng tạo trong chế biến và sử dụng lục bình.

Ít ai biết rằng lục bình là loại rau sạch, thuộc nhóm thức ăn xanh chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, và các loại khoáng vi lượng khác. Cọng non lục bình có thể ăn sống chấm nước mắm kho, cá kho, nhúng lẩu; ngó lục bình có thể làm dưa chua, làm gỏi, xào thịt hoặc tép. Trong đó hấp dẫn nhất phải kể đến món gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt.


Chợ quê đồng bằng Bắc Bộ đẹp bình dị, thân thương

Từ bao đời nay, chợ quê vẫn là hình ảnh thân thương nhất của mỗi làng quê, biểu hiện rõ nhất cuộc sống bình dị của người dân nông thôn.

Muốn biết sinh hoạt đời thường của người dân ở mỗi vùng quê ra sao người ta thường đến chợ

25 thg 3, 2019

Thương ơi là thương chùm bông ô môi rực hồng tháng 3 miền Tây

Những ngày tháng 3 đầy nắng, nếu có dịp về miền Tây sông nước bạn sẽ bắt gặp những cây ô môi tỏa sắc hồng rực rỡ. Bức tranh miền quê có thêm nét chấm phá vừa thân thương vừa hữu tình.

Bông ô môi khoe sắc thu hút nhiều bạn trẻ xúng xính áo mới chụp ảnh kỷ niệm: Ảnh: ĐÌNH THẢO

Ngày nhỏ, hễ thấy bông ô môi nở những nụ hoa màu hồng phấn, bay lã chã trong gió trời, tụi trẻ con trong xóm sẽ rủ nhau đi lượm trái về róc, rồi thưởng thức.

21 thg 3, 2019

Đặc sản thịt chuột của Việt Nam lên tạp chí National Geographic

Mô tả cảnh làm thịt chuột có phần rùng rợn, cuối cùng nữ nhà báo Christine Dell'Amore thừa nhận miếng thịt chuột trong miệng cô 'thật sự rất ngon, như phô mai que".

Chuột đồng sau khi được làm sạch sẽ được thui rơm trước khi bán ra chợ - Ảnh chụp màn hình

Cô Christine tới Châu Đốc, An Giang hồi Tết Nguyên đán. "Tôi cá là ở miền quê kiểu này, món thịt chuột chắc chắn chẳng phải loài gặm nhấm hay thấy dưới cống đâu" - Christine viết về quyết định chọn thưởng thức thịt chuột thay vì thịt dơi mà cô gọi là hơi phiêu lưu.

13 thg 3, 2019

Lăng mộ cổ của các võ tướng nổi tiếng sử Việt

Nguyễn Tri Phương, Ông Ích Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu... là các võ tướng nổi tiếng sử Việt. Tên của các ông đã được đặt cho nhiều đường phố ở Việt Nam. Cùng khám phá nơi an nghỉ của các danh tướng này.

1. Nơi an nghỉ của cha con võ tướng Nguyễn Tri Phương là một gò đất nằm giữa cánh đồng lúa thuộc địa phận làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong hai ngôi mộ ở đây, ngôi mộ ở ngoài là của Nguyễn Lâm, con thứ hai của danh tướng Nguyễn Tri Phương, người được phong Phò mã Đô úy thời vua Tự Đức.

23 thg 2, 2019

Điểm danh 4 "Vạn lý trường thành" nổi tiếng của Việt Nam

Chưa thể tới "bản gốc", ngay tại Việt Nam, "vạn lý trường thành phiên bản Việt" cũng sở hữu cảnh đẹp không kém gì với di sản bên Trung Quốc.

Khu di tích lịch sử Tức Dụp, An Giang


Đây là một địa điểm không nên bỏ lỡ khi tới thăm An Giang. Từng là một địa điểm kháng chiến nhưng giờ đây, Tức Dụp khoác lên mình một màu xanh của thiên nhiên ban tặng.

22 thg 2, 2019

Phong cảnh Việt Nam lên báo Anh, được ca ngợi đẹp đến “nín thở”

Ngày 15/2, tờ Daily Mail của Anh đã đăng loạt ảnh về đất nước và con người Việt Nam, với mô tả Việt Nam mang vẻ đẹp “nín thở”.

"Những dòng kênh, những thung lũng quyến rũ, những bãi biển hoàn hảo: Những bức ảnh đẹp đến nín thở đã để hiện vẻ đẹp ấn tượng của phong cảnh Việt Nam". Dòng giới thiệu trên bức ảnh chụp cảnh bình minh rực rỡ tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam

4 thg 2, 2019

Tứ đại đỉnh đèo miền Tây Bắc

Những cung đường, thắng cảnh và cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên những con đèo Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ, Mã Pí Lèng đã điểm khám phá ưa thích của du khách khi đến với miền Tây Bắc xa xôi. 

Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai)

Ô Quy Hồ còn có tên gọi khác là đèo Hoàng Liên do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Nằm trên quốc lộ 4D, con đèo nối liền 2 tỉnh Lào Cai – Lai Châu và đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Với độ dài 30km, Ô Quy Hồ là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Ô Quy Hồ được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”.

3 thg 2, 2019

Hoa miền Tây: 'mỏ vàng' du lịch chưa được khai thác

Chỉ tính riêng các làng hoa có tiếng như làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), làng hoa Cái Mơn (Bến Tre), làng hoa Mỹ Phong (Tiền Giang), mỗi năm cũng đã cung ứng cho thị trường Tết hàng chục triệu sản phẩm hoa, cây cảnh.

Nhóm bạn trẻ ghi lại hình ảnh bên vườn hoa được một doanh nghiệp ở Sa Đéc (Đồng Tháp) trồng để cho khách du xuân chụp ảnh miễn phí - Ảnh: CHÍ QUỐC

Nhưng hầu hết những làng hoa nổi tiếng này từ trước đến nay mới chỉ chú trọng đến việc mua bán hàng hóa chứ chưa đầu tư phát triển du lịch và các dịch vụ kèm theo. Chỉ những năm gần đây, làng hoa Sa Đéc đã tiên phong trong việc phát triển du lịch, mở ra một hướng làm ăn mới cho các làng hoa ở miền Tây.

17 thg 12, 2018

Dã Quỳ nhuộm vàng đất trời Tây Bắc

Những ngày này trên khắp các sườn đồi, núi của Tây Bắc, loài hoa dại Dã Quỳ đang nở rộ, nhuộm một màu vàng rực như xóa bớt đi cái lạnh của mùa Đông.

Hoa Dã Quỳ đang nở rộ trên khắp các triền đồi, núi của vùng cao Tây Bắc.

13 thg 12, 2018

Say đắm những vũ điệu của người Khơ Mú

Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu); múa tra hạt.

Múa Ong eo (Vũ điệu Tẹ Viêr Guông)


Người Khơ Mú thường múa Ong eo hình trong những dịp lễ hội, lễ mừng cơm mới được tổ chức ngay sau khi vừa kết thúc vụ gặt. Ong eo của đồng bào Khơ Mú là điệu múa lắc hông, uốn lượn eo, được mô phỏng theo các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày của người dân nơi đây như: Gặt lúa, bẻ ngô, hái rau, nhổ cỏ, đơm tép, giặt giũ. Điệu múa biểu tượng cho mối cộng cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, từng nhịp điệu đều liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng về tình yêu đôi lứa.

Khi múa Ong eo, người nam thường đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ, trong khi các cô gái với bộ váy thổ cẩm sặc sỡ, nụ cười duyên dáng, nhịp gót nhún rộn ràng, uốn lượn lưng eo khiến người xem ngẩn ngơ say đắm.

8 thg 12, 2018

Cúm núm – đặc sản “gây nghiện” ở miền Tây

Nếu có dịp về miền sông nước Tây Nam Bộ, đừng quên tìm một quán lá, gọi đôi ba món cúm núm và thưởng thức hương vị đồng quê mộc mạc có một không hai này.

Nghe cái tên cúm núm, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một loại cua sống sát bờ biển có lớp vỏ cứng, xuất hiện nhiều từ độ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch. Thực khách phương xa đến những vùng biển như Sa Huỳnh, Sa Kỳ,… ai ai cũng mê đắm món cúm núm rang me với hương vị đậm đà, đủ chua cay mặn ngọt.

Tuy có tên gọi giống nhau, nhưng cúm núm của miền Tây lại khác hoàn toàn so với đặc sản của vùng đất núi Ấn sông Trà. Có một loài chim hoang dã sinh sản rất nhiều ở các khu rừng tràm miền Tây Nam Bộ, nhất là vùng sát biên giới Tây Nam, thường được người dân gọi là cúm núm. Thêm vào đó, loài này có thịt ngon tương đương thịt gà nên còn được nhớ đến với cái tên gà nước. 

Cúm núm hay còn gọi là gà nước – một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cửu Long 

6 thg 12, 2018

Mùa điên điển trổ bông

Mỗi năm cứ vào dạo thu, khi gió chướng non hiu hiu mặt nước, điên điển lại trổ lứa đầu mùa. Rồi cứ thế, sắc vàng của điên điển bắt đầu lan ra. Dịp này nếu về miền Tây, ngồi xuồng men theo con nước xuôi dòng, lòng sẽ không khỏi bồi hồi trước những bạt ngàn sắc vàng của bông điên điển.

Tô điểm cho cảnh sắc miền sông nước
Mùa điên điển rộ nở cũng là mùa con nước lên đòng, cá linh thi nhau bơi lội, trên khắp ngõ ngách ruộng đồng sắc vàng của điên điển đang tô điểm cho cảnh sắc nên thơ của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Có người ví hoa điên điển cứ như một dấu cảm thán, gieo vào lòng người những hoài nhớ về một vùng đất nên thơ. Riêng với tôi, sắc vàng của điên điển đằm thắm và nhu mì như phong thái của những người phụ nữ miền sông nước để những ai từng một lần ghé đến, lòng cứ bâng khuâng hoài nhớ trên từng bước chân.

Sắc vàng của điên điển đằm thắm và nhu mì như phong thái của phụ nữ miền sông nước. 

23 thg 11, 2018

Ta gọi tên chùa Khmer

Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau

Miền Tây Nam bộ có nhiều ngôi chùa Khmer đẹp và nổi tiếng. Tên chùa bằng tiếng Khmer dài và khó nhớ (nhớ... chết liền!), cho nên người Việt ta... tự đặt ra những cái tên mới cho dễ gọi, dễ nhớ. Cách gọi tên thường là dựa theo đặc điểm của chùa hoặc phiên âm nôm na tên Khmer theo giọng Nam bộ.

19 thg 11, 2018

Gió đưa bụi chuối sau hè...

Ầu ơ,
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ...

Mấy câu trên là ca dao, và cũng là lời ru của má, tui nghe từ hồi... ừ, chắc là hồi mới được sanh ra, chưa biết gì luôn. Chắc là nhiều bạn cũng đã từng được nghe giống như tui vậy. Hồi nhỏ chưa biết gì nhưng lời ru buồn bã, xa vắng dễ dàng đưa đứa bé vào giấc ngủ. Lớn lên một chút, hiểu ý nghĩa lời ru, càng thấm thía nỗi cô đơn, chịu đựng của người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, ru con giữa tiếng xào xạc của bụi chuối sau hè...


15 thg 11, 2018

Nghệ thuật làm đẹp của phụ nữ Thái Tây Bắc

Nghệ thuật làm đẹp, giữ gìn sắc đẹp của phụ nữ các dân tộc vô cùng phong phú. Phụ nữ Thái có nét độc đáo rất riêng để họ phát huy thế mạnh phái đẹp ở vùng Tây Bắc mộng mơ.

Vẻ đẹp trời cho ở xứ sở hoa ban
Một trong những yếu tố làm nên sự nổi trội của vẻ đẹp người con gái Thái đó là do sinh cảnh sinh sống, không gian cư trú, biết cách làm đẹp, biết cách giữ bền lâu vẻ đẹp trời cho của họ. Từ giữa thế kỷ trước vùng này đã lưu truyền những câu thơ nổi tiếng về vẻ đẹp phụ nữ Thái: “Má thơm mùi quả lê cao gạc/ Miệng nêu khiếu khi hát/ Chân nêu công khi xòe/ Biết làm nương đi xúc, dệt thêu/ Tung nắm tấm hóa ra đàn gà/ Khua cái chày hóa ra gạo trắng/ Đụng vào cơ là cơ chết nắng/ Vuốt bụi lúa bụi lúa trổ bông/ Êm ái ru con ngủ đêm khuya/ Thủ thỉ làm hiềm khi chồng đang giận…”

Phụ nữ Thái làm duyên bên chiếc khăn piêu.