Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 10, 2017

Say nắng đảo Phú Quý

Phú Quý là huyện đảo ở Bình Thuận, tiền tiêu án ngữ Biển Đông, cách Phan Thiết 56 hải lý (chừng 105km). Cùng với Ninh Thuận, vùng đất này Gió như Phan (Thiết) và nóng như (Phan) Rang. Ra đảo vào mùa này, không say nắng thì say gió, hoặc say sóng.

Một bãi tắm rất đẹp và hoang sơ

Mấy năm nay, Phú Quý có nhiều đổi thay. Nhà cửa khang trang hơn với nhiều nhà nghỉ, khách sạn nhỏ, sạch sẽ tươm tất. Từ 2015, Phú Quý đã có điện suốt đêm. Hơn năm nay có tàu cao tốc, hải trình từ bờ ra đảo rút ngắn còn 3,5 giờ. Các bến tàu đều có lịch khởi hành cố định, trừ khi thuê riêng chuyến thì khác.

4 thg 10, 2017

Tân Thành - dưới khung trời quyến rũ

Chỉ có 15 km bờ biển nhưng với địa hình nhiều bãi đá kỳ thú, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) đã thu hút tập trung gần 70 dự án du lịch, thật hiếm thấy ở một nơi nào trong tỉnh Bình Thuận được như thế. Có thể nói nếu không có tuyến đường du lịch Kê Gà nối với xã Thuận Quý thì địa bàn Tân Thành vẫn là vùng đất cách trở với các xã trong khu vực. Nếu bây giờ từ Kê Gà đến Phan Thiết bằng đường bộ ĐT.719 chỉ 29 km thì trước năm 2000 phải đi vòng qua xã Tân Thuận rồi ra cây số 30 - quốc lộ 1A với chặng đường dài đến gấp đôi. Yếu tố hình thành một quần thể du lịch là có cảnh quan thiên nhiên và đường giao thông thuận lợi thì Tân Thành đã hội đủ các điều kiện đó. Nối tiếp với những bãi đá có dáng bờm ngựa nghiêng nghiêng vào bờ thuộc xã Thuận Quý kéo dài đến mũi Kê Gà như một điệu khúc lô nhô của đá và sóng biển. Rồi từ đây bờ biển cát trắng mịn màng uốn cong xuống tận xóm chài Cửa Cạn tạo nên vùng vịnh nước êm đềm.

Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né

Một món ngon luôn chứa đựng những giá trị văn hóa và càng dễ được người ta nhớ đến hơn khi gắn liền với một vùng đất. Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né là một món ăn như thế, hàng chục năm qua, khi Mũi Né trở thành vùng đất du lịch nổi tiếng thì Lẩu Thả truyền thống mặc nhiên là “món quà quê” dùng để đãi du khách phương xa.

Lẩu Thả lấy một động từ thuần Việt để làm danh từ cho tên gọi và cũng là tính từ để chỉ tính chất dân dã của món ăn. Thả vào nồi lẩu những thứ ăn được mà bổ dưỡng, tự nhiên của một miền biển. Lẩu Thả cứ thế đi vào cuộc sống của ngư dân Mũi Né để khi nó bước vào thực đơn và lên bàn ăn đãi khách thì món ăn này cũng trở nên tinh tế không kém bất kỳ món ăn ngon nào khác.

Đặc sản Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né có thể dùng nhiều loại cá làm thành phần chủ đạo như cá đục, cá suốt nhưng ngon hơn cả vẫn lá cá mai, loài cá có nhiều ở vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Cá mai mỏng manh, trắng tươi như cái tên “mảnh mai” của nó. Chọn cá mai tươi thường vào mỗi sớm mai, khi ngư dân vừa đi biển về, còn đang gỡ lưới có thể gỡ những con cá mai còn đang nhảy tanh tách, lóng lánh ánh bạc trong nắng sớm. Mang về cắt hai bên thân cá, chần qua nước sôi và rửa bằng nước chanh trước khi ướp với ớt, tỏi giã nhuyễn cùng nước gừng già.

Cá mai dùng trong Lẩu Thả là loài cá có nhiều ở vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

28 thg 9, 2017

Lãng mạn làng chài Gành Son

Với khu cảnh bình yên và hoang sơ, Gành Son không chỉ tạo nên vẻ đẹp mặn mà mảnh đất xứ Duồng (Chí Công) mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.


Từ ngã ba Duồng (Chí Công), dọc theo con đường ven biển Chí Công - Bình Thạnh chừng 3 km là đến làng chài Gành Son. Đứng trên đồi đất sét màu son đỏ cao chừng 30 m hướng tầm mắt ra biển, làng chài Gành Son hiện lên như tranh vẽ. Với mũi đất vươn mình ra biển Gành Son như chiến hạm, biển xanh lục ôm lấy bãi cát trắng mịn màng uốn cong lưỡi liềm cùng những nóc nhà ngư phủ lô nhô sát biển và vô vàn những chiếc thúng chai... Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên đồi, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đất, màu xanh của biển như hòa lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hòa vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực...

Cột cờ Phú Quý: Nơi thu hút đông du khách đến đảo

“Check-in tại Cột cờ Phú Quý nhé” - đây là câu nói cửa miệng của du khách khi đến với huyện đảo tiền tiêu của Bình Thuận.

Cột cờ Phú Quý có tên đầy đủ là Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo Phú Quý, là 1 trong 7 cột cờ thuộc Dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang).


Từ Phan Lý xưa đến Phan Rí Cửa nay

Khi đi tìm tư liệu về tổ chức hành chánh đầu tiên của huyện Hàm Tân - La Gi qua chặng đường hình thành 100 năm, tôi lại phát hiện thêm một sự kiện có tính lịch sử khá thú vị là ngày 18/2/1916 “Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (tỉnh Bình Thuận)”. Như vậy chỉ sau 18 năm, ngày thành lập thị xã Phan Thiết (1898) - thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - lại cùng lúc với huyện Hàm Tân. Theo “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” của Viện Sử học - 2003. Cũng cùng năm này, Toàn quyền Đông Dương quyết định chia tách và thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Từ đó tách hai địa lý Đà Lạt và Di Linh ra khỏi Bình Thuận. Sự kiện thành lập thị xã Phan Rí được coi là khá sớm, chỉ sau thị xã Phan Thiết để thấy vị trí của thị xã này quan trọng như thế nào trong sự phát triển ở vùng đất phía Bắc tỉnh Bình Thuận. 

Phan Rí Cửa về đêm. Ảnh minh họa 

Du Lịch Tuy Phong: “Đặc sản” ếch rừng

Phan Dũng gọi

“Phan Dũng mưa rồi anh ơi, lên đây đi!”. Một buổi tối, tôi nghe Mang Xích, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng (Tuy Phong) gọi. Tôi không lạ gì Phan Dũng, một xã vùng cao của Tuy Phong có đời sống khá phát triển, người dân biết thâm canh cây lúa nước, rất thành thục trong việc chăm sóc các giống cây trồng, nhưng rõ là nghe Mang Xích gọi, tôi trở nên khó ngủ. Chuyện khó ngủ của tôi là do trong lần gặp mới đây ở Phan Thiết, Mang Xích kể: “Bây giờ ở Phan Dũng không còn nhiều thú rừng để săn, mà có cũng không ai cho mình săn… nhưng có một thứ, người vùng xuôi như anh ít được ăn, nhưng vô cùng ngon. Đó là ếch rừng!”. Mang Xích nói rồi nhìn tôi mỉm cười, như ngầm xui tôi hãy lên Phan Dũng nhiều lần. Lần đó tôi nói: Trước mắt còn nhiều chuyện chưa đi được nhưng khi nào Phan Dũng mưa nhiều, Mang Xích hãy gọi. Và, hôm nay Mang Xích gọi.


19 thg 9, 2017

Bánh quai vạc Phan Thiết

Bánh quai vạc đã có từ khá lâu đời ở Phan Thiết, song một số nhà nghiên cứu ẩm thực cho rằng món ăn này có nguồn gốc đồng thời là biến thể của bánh bột lọc Huế, di thực theo lưu dân vào phương Nam. Bánh quai vạc được làm từ bột mì tinh.


Mùa hè đến với thành phố Phan Thiết, chiều tối du khách có thể ra bờ kè sông Cà Ty hay công viên Tháp Nước hóng mát, sau đó tìm đến các hàng quán ăn dọc bờ sông thưởng thức các món ăn dân dã địa phương như: bánh quai vạc, bánh căn, mì quảng, bánh hỏi lòng heo, gỏi cá mai… đậm đà hương vị và bản sắc ẩm thực của vùng đất cực Nam Trung bộ.

17 thg 9, 2017

Vui chơi trên bãi biển thanh bình nhất Bình Thuận

Nằm kề tả ngạn cửa sông Cà Ty, bãi Thương Chánh từ xa xưa nổi tiếng là bãi biển thơ mộng và thanh bình nhất xứ biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Thương Chánh là bãi biển nổi tiếng đẹp và thơ mộng nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tắm biển ở đây, bạn có thể hướng tầm mắt nhìn xa xăm lên Đồi Thơ, Lầu Ông Hoàng gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mặc Tử

4 thg 9, 2017

Dọc đường khám phá vẻ đẹp núi rừng Tánh Linh

Du khách mãn nhãn với những cánh rừng xanh bạt ngàn của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, phiêu lưu trên những đoạn dốc xẻ núi đầy mạo hiểm.

Quốc lộ 55 là con đường băng rừng nối từ huyện Hàm Tân lên miền núi Tánh Linh, Bình Thuận

3 thg 9, 2017

Kagor - Con thuyền linh thiêng của người Raglai

Người Raglai sống ở vùng đất cao, chuyên làm nương rẫy nhưng khi một ai đó qua đời, họ nhất định lại có một chuyến đi trên chiếc thuyền gỗ Kagor linh thiêng để cập bến với tổ tiên và mãi mãi chia tay với những người còn sống. 

Lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Raglai. Họ quan niệm có hai thế giới cùng tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người chết. Lễ Bỏ mả là buổi lễ người sống nhất định phải tổ chức để dứt quan hệ và đưa tiễn người đã mất về với thế giới của tổ tiên. Trong cuộc chia tay vĩnh viễn kéo dài ba ngày này, Kagor là vật linh thiêng, là trung tâm và được người Raglai hướng về với tất cả lòng thành kính.

Trước ngày làm Lễ Bỏ mả, người thân của người đã khuất phải xem ngày lành, chuẩn bị những lễ vật ...và đặc biệt là làm thuyền Kagor. Kagor được làm bằng gỗ trên đó người ta dựng nhà, làm hàng rào, vẽ hoạ tiết hình mặt trời, mặt trăng, cây cối, chim chóc, hình con rồng.... Người Raglai giờ sống ở trên cao làm nương làm rẫy nhưng trong tâm niệm mỗi người cuộc sống của tổ tiên xa xưa gắn liền với biển. Họ tin rằng chiếc thuyền Kagor sẽ đưa người chết đến được nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên.

Chiếc thuyền gỗ linh thiêng dùng trong Lễ Bỏ mả. Được làm bằng gỗ với những trang trí cầu kỳ, thuyền Kagor là vật rất linh thiêng với người Raglai. Theo tín ngưỡng của họ, Đây nơi trú, là cầu nối đưa linh hồn người chết về với thế giới của tổ tiên.

19 thg 8, 2017

Gỏi cá dãnh Phan Thiết

Nhà tôi ở Phan Thiết, gần cầu Dục Thanh, sát chân cầu là một dãy nhà sàn, đa số người dân sống bằng nghề biển trong đó có nhà bác Ty, vợ chồng bác có một cô con gái trạc tuổi tôi nên tôi thường sang chơi. Bác rất quý mến và tôi thường được chiêu đãi nhiều món ăn ngon, có hôm vài con ghẹ lưới, ốc vôi luộc, có khi là nồi cháo cá mú tươi, thơm ngon nhưng tôi "ghiền" nhất vẫn là món cá khô dãnh.

Cá khô dãnh. 

16 thg 8, 2017

Lâu đài chứa hơn 20.000 chai rượu vang ở Phan Thiết

Khu tham quan được thiết kế như một lâu đài châu Âu, mở cửa từ sáng đến 7h tối.

Nhìn từ phía ngoài, tòa lâu đài có kiến trúc như tường thành, tường xây bằng gạch đỏ và trắng, xung quanh bao bọc nhiều cây xanh. 

Tòa lâu đài thuộc phường Phú Hài, mở cửa từ 7h sáng đến 7h tối hàng ngày, không nghỉ trưa. Khách mua vé tham quan giá 100.000 đồng, có nhân viên hướng dẫn và tham quan khi xuống hầm rượu. Vé gửi xe miễn phí.

13 thg 8, 2017

Những điểm dừng chân trên Cù Lao Thu

Đảo Phú Quý của Bình Thuận còn được biết với tên gọi khác là Cù Lao Thu, có khung cảnh hoang sơ và yên bình.

Nếu hỏi hải đăng Triều Dương thì có lẽ nhiều người dân trên đảo không biết, bởi họ vẫn quen gọi là trụ đèn Triều Dương. Trước những con sóng lớn trắng xóa ập vào trụ đèn, ngọn hải đăng vẫn đứng vững phía trước Hòn Tranh xinh đẹp. Hải đăng nằm ngay cầu cảng Phú Quý để dẫn đường cho những con tàu cập cảng đúng hướng vào ban đêm. 

9 thg 8, 2017

Nghề làm mắm 200 tuổi trứ danh Phan Thiết

Người dân làm nước mắm từ thời Phan Thiết mang tên Tổng Đức Thắng (1809), mỗi năm ủ chượp được 25 triệu lít. 

Nước mắm Phan Thiết xếp loại "lão làng", được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Cách đây 200 năm, ngư dân ở nhiều tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã vượt biển đến sinh sống ở vùng đất mới - chính là Phan Thiết ngày nay. Do lượng cá đánh bắt ở biển không tiêu thụ hết, nên họ nghĩ ra phương pháp ủ chượp cá với muối để làm nên nước mắm.

Đến đầu thế kỷ 20, thương hiệu nước mắm Liên Thành của Phan Thiết bắt đầu nức tiếng trong Nam ngoài Bắc. Đời cha truyền con nối, nghề làm nước mắm được giữ gìn, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Đặc sản trứ danh Phan Thiết được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2007. Hiện có khoảng 200 cơ sở sản xuất trong thành phố, cung cấp 25 triệu lít mỗi năm cho thị trường.

6 thg 8, 2017

Ngắm tác phẩm điêu khắc tinh xảo từ 300 tấn cát đỏ Phan Thiết

Bên cạnh đồi cát vàng với hình dáng và vẻ đẹp thay đổi theo ngày, Phan Thiết còn được thiên nhiên ban tặng cát đỏ - được xem như “báu vật” của nghệ thuật điêu khắc tượng cát.

Trong suốt một năm, các nghệ nhân điêu khắc đến từ 15 quốc gia trên khắp thế giới đã hội tụ về Phan Thiết để cùng sáng tạo nên những tác phẩm điêu khắc kỳ vĩ với hơn 300 tấn cát đỏ. Qua bàn tay tài hoa của điêu khắc gia, khối cát vô tri, thô ráp trở nên mềm mại và đầy cảm xúc. 

12 thg 7, 2017

Điểm du lịch độc đáo: Cá đá Tân Thành

Thiên nhiên ban tặng cho xã Tân Thành (Hàm Thuận Nam) một bãi biển tuyệt vời, không chỉ có cát trắng, nắng vàng, nước biển trong xanh mà hàng trăm mét bờ biển được bày trí đủ các loại đá trông thật lạ mắt. Người ta gọi bãi đá Tân Thành là vườn đá nhảy, bởi đá ở đây luôn biến đổi từ hình dạng đến màu sắc tùy thuộc vào sự lên xuống của con nước và theo mùa. Ngày hè đắm mình trong khung cảnh bình minh hay hoàng hôn trên vịnh đá nhảy, du khách sẽ cảm nhận và ngạc nhiên khi phát hiện những tảng đá qua hàng ngàn năm bị sóng biển bào mòn, có nhiều hình dạng khác nhau, có khối đá hình tròn, hình vuông, có tảng tựa như đàn trâu, đàn voi khổng lồ; nhiều tảng đá nhỏ lại giống như đàn cá nhảy trên mặt biển. Hấp dẫn nhất là các tảng đá hình thù như đàn cá heo chỉa mỏ lên khỏi mặt biển; con cá bò hòm, bò giấy, cá mặt quỷ xù xì; con cá nục sồ ngoi đầu lên mặt nước; con ba ba đầu thụt ra, thụt vào trong chiếc mai vững chắc. Đẹp nhất là vào sáng sớm, từ vườn đá nhảy nhìn ra biển từng đoàn thuyền nối đuôi nhau vào bến. Những đợt sóng đập mạnh lại tiếp tục bào mòn đá để từ đó thêm nhiều loại cá mới xuất hiện. Đến vịnh đá nhảy Tân Thành, bạn sẽ bị mê hoặc trước những khúc hát rì rào của sóng biển; thỉnh thoảng nghe tiếng vỗ mạnh vào vài con cá đá làm tung nước trắng xóa. Những đứa trẻ cứ xem miệt mài không chịu rời xa… 

Cá bò hòm 

Tuy Phong: Một loại hình du lịch bị bỏ quên ở Bình Thạnh

Nhắc đến Bình Thạnh (Tuy Phong) là nhắc đến một xã vùng biển có ưu thế về phát triển du lịch. Ở đây, ngoài các di tích lịch sử - văn hóa như: Cổ Thạch tự (chùa hang) hình thành từ năm 1835, đình làng Bình An (1700- tên xa xưa của Bình Thạnh), Lăng ông Nam Hải từ thời Minh Mạng (1820-1840), nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Duẩn, khu di tích lịch sử Cát Bay, còn có bãi đá bảy màu, hang cò, hang yến, hốc Đồng Chung, bãi ngoài, giếng Liệc… là những thắng cảnh khá thu hút…

Đài tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. 

4 thg 7, 2017

La Gi - Còn đó ngày xưa!

Nhà thủy tạ ở đập Đá Dựng


Khi hoàn thành con đập ngăn Sông Dinh ở Đá Dựng (phường Tân An - La Gi) vào năm 1958, tiếp đến là xây một nhà thủy tạ mô phỏng hình dáng ngôi chùa Một Cột ở Hà Nội trong lòng hồ của đập. Cho nên cũng có tên gọi là chùa, dù không có thờ phượng gì mà chỉ là một sàn gạch hoa làm chỗ nghỉ chân, ngắm cảnh. Nhà thủy tạ xây vuông vức mỗi cạnh 2,5m, nhưng có khác là 2 tầng mái đều xuôi thẳng 4 góc, lợp ngói âm dương, phần đuôi biểu trưng hình chim phượng. Bốn trụ tròn ở thế đỡ đuôi mái tầng dưới và cũng là bốn phía hành lang được trang trí cách điệu chữ vạn lồng ghép vào nhau. Trụ chính nâng cả công trình có đường kính cỡ 1,5m, cách mặt nước hồ lòng đập khoảng gần 2m được xây vững chãi nhưng với độ cắm chặt xuống đáy sông cũng phải hàng chục mét. Phía hạ lưu chân đập có xây hình “long ngư vượt vũ môn” và tượng sư tử nằm cạnh những khối đá đủ dáng hình xen lẫn cây xanh.

Có một khu rừng nguyên sinh giữa lòng thị xã

Trên tuyến đường du lịch nối từ Đồi Dương Bình Tân, thị xã La Gi về giáp ĐT 719 qua Tân Bình, du khách rất dễ nhận ra một khu rừng tự nhiên xanh ngắt nằm tiếp giáp với các dự án du lịch biển của thị xã La Gi. Đó là khu rừng dầu trên trăm tuổi duy nhất còn sót lại nơi phố biển này. Một thắng cảnh sinh thái tự nhiên, lá phổi xanh giữa lòng đô thị La Gi.