Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 3, 2019

Hàng ngàn người trẩy hội chùa Ông Núi

Vào hai ngày 24, 25 tháng giêng hằng năm, hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Ông Núi, hay còn gọi là Linh Phong Thiền Tự nằm lưng chừng đỉnh Chóp Vung, đỉnh cao nhất thuộc núi Bà nằm trên địa bàn xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, Bình Định) để dâng hương, cầu xin sức khỏe, tài lộc.


Chùa Ông Núi có lịch sử hơn 320 năm, cảnh quan thiên nhiên đẹp, đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.

9 thg 2, 2019

Eo Gió phủ rêu xanh khi xuân về

Những tảng đá lớn nhỏ được phủ lớp rêu màu xanh tạo nên khung cảnh thu hút ở vùng biển của Quy Nhơn. 

Nằm cách trung tâm Quy Nhơn 20 km về phía đông bắc, giao thông đi lại thuận lợi, vùng biển Eo Gió sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ. 

22 thg 1, 2019

Cù Lao Xanh “Hòn ngọc Biển Đông” của xứ Nẫu

Cách đất liền 24km, Cù Lao Xanh (thuộc xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) được ví như “hòn ngọc Biển Đông”. Nếu có dịp du lịch trên đất Bình Định mà chưa ghé Cù Lao Xanh thì coi như phí cả chuyến đi.


Từ ngoài biển nhìn vào, làng chài của ngư dân nằm ẩn mình dưới hàng dừa rợp mát ven biển, bên bờ cát trắng phau làng chài yên ả, thanh bình, không có bụi khói ô tô, xe máy. Người dân trên đảo chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản trên những chiếc thuyền thúng có gắn động cơ. Trong ánh nắng tinh khôi buổi sớm, những chiếc thuyền thúng trên nền biển xanh như nét chấm phá sinh động khiến cho khung cảnh Cù Lao Xanh đẹp tựa tranh vẽ.

26 thg 12, 2018

Cụm tháp bằng gạch cao nhất Đông Nam Á

Dương Long là một quần thể gồm ba ngọn tháp nằm gần nhau, đóng thẳng hàng theo trục bắc nam, các cửa chính đều quay về hướng đông.

Đến huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cùng với Bảo tàng Quang Trung, thì cụm tháp Dương Long (tại thôn An Chánh, xã Tây Bình) cũng là một địa điểm mà du khách không nên bỏ qua.

3 thg 12, 2018

Thành cổ hơn 1.000 năm mang dấu ấn ba thời kỳ ở Bình Định

Thành Hoàng Đế là một trong những di tích lịch sử gắn với ba thời kỳ: Vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Thành tọa lạc trên địa phận thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định). Thành được xếp hạng di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1982.

26 thg 11, 2018

Phải lòng bánh dây thì về Bồng Sơn

Sau bao lần nhấp nha trong ước muốn, tôi đã đặt chân đến được Bồng Sơn (H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để rồi "phải lòng" món đặc sản Bình Định có tên bánh dây.

Tạo nên nét đặc biệt cho bánh dây Bồng Sơn chính là sự khéo léo trong quá trình nêm nếm gia vị. THANH LY 

27 thg 9, 2018

Trung Lương - điểm dã ngoại lí tưởng

Nếu trước đây Coco beach khiến giới trẻ phát cuồng với khu cắm trại view biển tựa thiên đường thì nay khu dã ngoại Trung Lương nơi được ví như đảo Jeju của Việt Nam chính là cái tên khiến bạn phải đứng ngồi không yên . Một điểm đến thú vị đang được các bạn trẻ mê mệt với những khung cảnh lãng mạn như trời Tây đủ các loại cảnh đẹp núi non, biển cả, khiến bạn chỉ muốn “xách ba lô lên và đi” ngay lập tức.


Trung Lương là một trong những bãi biển khá quen thuộc với người dân Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về phía đông, nằm trên đường ĐT 639, thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Dù chỉ mới mở được một thời gian ngắn, nhưng khu dã ngoại Trung Lương đã là một trong những điểm đến “HOT” nhất hiện nay.

23 thg 9, 2018

Cặp voi đá cổ độc nhất vô nhị của vương quốc Chăm Pa

Tượng voi đá cổ ở thành Đồ Bàn được chế tác theo lối tả thực rất sống động, khác với kiểu tạo hình cách điệu thường thấy ở điêu khắc Chăm.

Nằm ở địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thảnh cổ Đồ Bàn từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa. Ngày nay, trong khu vực này còn lưu giữ cặp tượng voi đá cổ rất độc đáo do người Chăm chế tác.

17 thg 9, 2018

Tòa thành kép độc nhất vô nhị của vương quốc Chăm Pa

Vì sao thành Cha gồm hai tòa thành được liên kết với nhau, chức năng của từng tòa thành như thế nào vẫn là điều vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Nằm ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Cha là một trong những tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa còn lưu giữ lại dấu tích đến ngày nay. 

Tháp Bánh Ít ở Bình Định

Tháp Bánh Ít được xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Ngoài ra, tháp còn có tên gọi khác là tháp Bạc.

Tháp Bánh Ít (nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi cao cách mực nước biển khoảng 100 mét.

15 thg 9, 2018

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Độc đáo sản phẩm tôm hùm bằng tre

Với bàn tay khéo léo và niềm đam mê của mình, cụ Nguyễn Minh Châu (89 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tạo ra sản phẩm tôm hùm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo.

Sản phẩm tôm hùm bằng tre độc đáo của cụ Châu. Ảnh: Đ.Phùng 

Cụ Châu kể, thời trai trẻ, cụ là người nổi tiếng khéo tay nhất làng. Dù chẳng được học hành bài bản nhưng cụ rất mê hội họa, mê đến gắn đời vào nó. Sau khi lập gia đình, cụ mưu sinh bằng nghề đắp tranh nổi. Nhưng rồi, nghề cũng “bạc”, cuộc sống gia đình vẫn khó khăn.

6 thg 7, 2018

Huyền bí Ông Đỏ, Ông Đen 700 tuổi trong chùa cổ Bình Định

Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử được lưu truyền lại qua nhiều thể hệ.

Nằm ở thôn Bắc Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn (còn có tên gọi khác là chùa Ông Đá, Thạch Công tự, Song Nghĩa tự) là một di tích lịch sử ghi dấu sự giao thoa giữa văn hoá Chăm bản địa và văn hoá Việt.

4 thg 7, 2018

Ngôi chùa hoành tráng nhất Bình Định

Không chỉ là một ngôi chùa có cảnh quan và kiến trúc vô cùng ấn tượng, chùa Thiên Hưng còn là nơi lưu giữ một bảo vật vô cùng quý giá của Phật giáo Việt Nam.

Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ.

16 thg 6, 2018

Tháp Đôi - vẻ đẹp huyền bí

Tháp Đôi ở Quy Nhơn còn được gọi là Tháp đôi Hưng Thạnh, tọa lạc ngay trung tâm Thành phố Quy Nhơn, một di tích lịch sử, văn hóa đẹp và độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa cổ với khung cảnh thiên nhiên bao quanh rộng, thoáng mát, trong lành. 

Nghệ thuật kiến trúc độc đáo 


Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 khối tháp liền kề nhau (tháp lớn cao 20 m, tháp nhỏ cao khoảng 18 m). Tháp được xây dựng không phải trên khu vực đồi núi như thường thấy mà là trên khu đất bằng phẳng, được bao bọc xung quanh bởi khu dân cư đông đúc. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp "độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Champa. Tháp Đôi đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 10/7/1980. 

Tháp Đôi - công trình kiến trúc Champa độc đáo ở Quy Nhơn (Ảnh: Long Vũ). 

7 thg 6, 2018

“Kiệt tác” nón ngựa Phú Gia


Làng nghề nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có tuổi đời hơn 300 năm. Nón ngựa Phú Gia được xem là “kiệt tác” của nón lá. Nó biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm của con nhà võ, gắn với nghĩa quân Tây Sơn thần tốc.

Theo nghệ nhân Đỗ Văn Lan - người có 55 năm gắn bó với nghề làm nón ngựa, sở dĩ dân gian gọi nón ngựa trước hết là nó dẻo dai, bền bỉ như loài ngựa; hoặc thuở xưa, giới quyền quý thường sử dụng trong lúc cưỡi ngựa. Thuở ấy, chiếc nón có bịt bạc, chạm trổ hình rồng, phượng trên đỉnh nón được giới quan binh đội trên đầu khi cưỡi ngựa. 

Vẻ đẹp nguyên sơ ở con suối có hòn đá Chữ nổi tiếng đất võ



Suối Hố Giang tuyệt đẹp với những tảng đá nằm nối tiếp, chồng lên nhau và có những tảng dựng đứng như một tấm bia khổng lồ. Ở đây có hòn đá Chữ viết bằng chữ Chăm Pa cổ khá bí ẩn.

Từ đập Hố Giang (thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) ở dưới chân núi, đi xe máy khoảng 1km đường dốc đá, vòng vèo là sẽ đến suối Hố Giang. Đập vào mắt du khách đầu tiên là hình ảnh một bức tranh sơn thủy hữu tình. Hố Giang nằm trong lòng núi có tên Mạch Vàng từ xa xưa. Tên Hố Giang là do người dân trong vùng phát âm “v” thành “d”, chứ tên thật là Hố Vang vì quanh năm mọi người nghe tiếng nước suối chảy.

Gành đá Lộ Diêu - “nàng tiên” chưa được đánh thức

Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ như những “nàng tiên” chưa được đánh thức.

“Biển xanh cát trắng nắng vàng/ Ai ơi có nhớ cô nàng Lộ Diêu/ Lộ Diêu một biển ba đèo/ Gian nan đã vượt, khó nghèo đã qua…”. Du khách có thể nghe những câu thơ này ở bất cứ đâu, bất cứ người nào từ em bé đến cụ già trên mảnh đất Lộ Diệu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). 

Lộ Diêu một biển ba đèo

27 thg 4, 2018

Eo Gió - nơi ngắm bình minh đẹp nhất Việt Nam

Eo Gió là điểm đến đẹp nhất của dãy núi 15 km uốn mình ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành vùng eo biển hút gió đẹp như tranh vẽ.

Eo Gió (tại xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) là điểm đến xa nhất và đẹp nhất của dãy núi 15 km uốn mình ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành một vùng eo biển hút gió đẹp như tranh vẽ. Đến đây, du khách sẽ có những góc chụp hình và ngắm cảnh tuyệt vời bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng

26 thg 4, 2018

Chiêm ngưỡng cây me cổ thụ gắn với lịch sử triều đại Tây Sơn

Tương truyền, cây me cổ thụ trong Bảo tàng Quang Trung là do ông Hồ Phi Phúc - thân phụ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ - trồng trong khuôn viên nhà mình cách đây hơn 200 năm.

Ở sân đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có một cây me cổ thụ với lai lịch rất đặc biệt