Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 10, 2019

Khám phá ẩm thực dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ

Cá nướng than hồng thơm ngon ở miệt biển Nghệ An

5h sáng mỗi ngày, trong dãy ki ốt dọc chợ hải sản Nghi Thủy (TX. Cửa Lò) đã bập bùng ánh than hồng. Những người phụ nữ nhanh nhẹn bưng những thùng cá thửng, cá thu, cá trích... đặt xung quanh bếp. Chốc lát, mùi thơm mặn mòi vị biển như "đánh thức" tất cả mọi người. Món cá nướng sạch lành đã trở thành đặc sản theo tay người đi muôn xa. 

Ở Nghi Thủy, cá được nướng bằng than củi. Những mẻ than đượm hồng được giữ ở nhiệt độ ổn định, giúp cho cá chín đều hai mặt, màu cá nướng vàng đẹp. Ảnh: Hải Vương 

29 thg 9, 2019

Chuyện chiếc sừng trâu trong tục uống rượu cần của đồng bào vùng cao Nghệ An

Chiếc sừng trâu là điểm nhấn đặc biệt trong những cuộc rượu cần của người vùng cao. Nó vừa là thứ để đo lượng rượu và cũng để tính thời gian cho những cuộc thi về tửu lượng.
Bắt đầu cuộc vui bằng chiếc sừng trâu

Ở Nghệ An có 2 cộng đồng xem rượu cần là thứ không thể thiếu trong nhà, đó là cộng đồng người Thái và Khơ mú. Mỗi gia đình đều đặt một vài ché rượu trong nhà phòng khi có khách quý đến chơi, hoặc cần cho một số nghi lễ tâm linh.

Đi cùng với ché rượu là những ống hút gọi là “búa” hay “xe”, và đặc biệt không thể thiếu một chiếc sừng trâu. Chiếc sừng trâu thon nhỏ, gọn ghẽ luôn được nâng niu bởi một người lĩnh xướng cuộc rượu, thường là một chàng trai trẻ. Người Thái gọi chiếc sừng đựng rượu là “phoong”, còn người Khơ mú gọi là “huôi”. Chiếc sừng thường được đục một lỗ nhỏ ở đầu nhọn làm chỗ thoát nước, hệt như một cái phễu. 


Một cuộc vui quanh chum rượu cần của đồng bào người Thái Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi 

Những góc ảnh sống động của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nghệ cách đây gần 100 năm

Những bức ảnh hiếm hoi được chụp vào khoảng 1920-1929 hé lộ một phần bức tranh cuộc sống đậm bản sắc văn hóa của bà con dân tộc thiểu số ở các huyện Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Tương Dương của tỉnh Nghệ An. 

3 người đàn ông làm nghề săn bắn tại Mường Típ, Kỳ Sơn năm 1920. 

Bức tranh lao động bình dị trên cánh đồng cải củ mướt xanh

Cải củ là một trong số những rau màu mùa hè nổi tiếng của TX Hoàng Mai. Trên những cánh đồng chuyên canh mướt xanh ở Quỳnh Liên, người trồng rau hối hả thu hoạch cải củ sau thời gian chăm bón vất vả. 

Xã Quỳnh Liên, TX Hoàng Mai trồng khoảng 5 ha rau cải củ. Vào thời điểm thu hoạch, những đồng rau ngay hàng thẳng lối luôn nhộn nhịp người thu hái. 

Độc đáo món bánh tưởng nhớ nghĩa quân Lê Lợi của đồng bào dân tộc Thái

Hàng năm đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, người dân xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ lại tưng bừng đón Tết Bươn Xao. Từ bao đời nay, Tết Bươn Xao đã là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bà con người Thái sống dưới chân Pù Pán. 

Theo bà con người Thái ở Tiên Kỳ, "Bươn Xao" có nghĩa là Tết vào ngày 20 tháng 8. Tết này, có nguồn gốc từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ mẫu và lịch sử đấu tranh giữ nước ở của địa phương. Trong ngày Tết Bươn Xao, có một món ăn không thể thiếu là món moọc . Dịp này, nhà nhà thi nhau gói moọc, nấu moọc để chuẩn bị Tết. 

Khám phá hang động Thằm Viên nơi biên giới miền Tây Nghệ An

Dù còn hoang sơ, nhưng không khí mát lạnh và vẻ đẹp từ hệ thống thạch nhũ trong lòng hang Thằm Viên (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong) chắc chắn sẽ chinh phục bất kỳ du khách nào một lần đến đây. 

Thằm Viên là tên gọi của hang đá nằm trên núi Pu Hò, thuộc bản Xan, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Cư dân bản địa lâu nay truyền tai nhau về vẻ kỳ vĩ, hoang sơ của hang động này, vì thế, vào một ngày cuối tháng 9/2019, chúng tôi đã có một chuyến khám phá đầy lý thú. Ảnh: Hữu Vi 

21 thg 9, 2019

Quan niệm tâm linh về gà cúng của đồng bào vùng cao Nghệ An

Gà là vật phẩm quan trọng trong những nghi lễ tâm linh của cộng đồng các dân tộc miền núi. Người Thái và Khơ mú thường cúng gà trong khi gọi vía, cúng bản, lễ cầu mùa. Người Mông thường cúng một đôi gà gồm cả trống và mái trong khi làm vía cho người trưởng thành. 

Mâm cúng không thể thiếu con gà 


Còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng chị Lương Thị Cáng ở bản Xiềng Nứa, xã Yên Na, huyện Tương Dương đã chuẩn bị lứa gà để cúng Tết. Ngoài phục vụ gia đình, chị còn dành ra hơn chục con. Gần Tết, nếu ai hỏi mua thì chị sẽ đem bán, gọi là có tiền mua bộ quần áo mới cho hai đứa con nhỏ. Cũng như người miền xuôi, người Thái ở bản Xiềng Nứa khá cầu kỳ trong việc chọn gà cúng Tết.

Con gà là vật phẩm quan trọng nhất xuất hiện trong hầu hết các dịp cúng lễ của người Thái. Khi gọi vía, mỗi gia đình người Thái cần từ 1 hoặc 2 con gà trở lên, tùy vào số lượng bàn thờ trong nhà. Khi có cưới hỏi, gà cũng là thứ đầu tiên người ta nghĩ đến.

Trong mâm cúng dâng lên thần linh trong lễ cúng bản cũng chẳng thể vắng mặt chú gà trống mào đỏ. Khi một người chết đi, nghĩa là về với cõi trời, ngoài gà cúng trên đầu áo quan (người Thái gọi là “cáy tằng hua”), người ta còn phải đem 1 con gà thả ở khu rừng ma, nơi chôn cất để người chết cũng có vật nuôi như người sống. 



Khám phá nét độc đáo trong Tết Bươn Xao của người Thái

Hàng năm đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, người dân xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ lại tưng bừng đón Tết Bươn Xao. Từ bao đời nay, Tết Bươn Xao đã là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bà con người Thái sống dưới chân Pù Pán. 

Theo bà con người Thái ở Tiên Kỳ, "Bươn Xao" có nghĩa là Tết vào ngày 20 tháng 8. Tết này, có nguồn gốc từ truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ mẫu và lịch sử đấu tranh giữ nước ở của địa phương. Trong ngày Tết Bươn Xao, có một món ăn không thể thiếu là món moọc . Dịp này, nhà nhà thi nhau gói moọc, nấu moọc để chuẩn bị Tết. 

Những điều ít biết về gói cơm trong lễ gọi vía của người Thái Nghệ An

Một gói cơm nhỏ giấu kín sau những lớp áo là lễ vật mang theo của thầy mo khi đi gọi vía. Người ta tin rằng, hồn vía đi lạc cũng cần ăn lấy sức để trở về nhà. Đó là ý nghĩa của một lễ vật tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong phong tục tâm linh của người Thái ở Nghệ An. 

Lễ vật không thể thiếu

Đi gọi vía mà thiếu cái gói cơm là không được đâu. Tôi tình cờ nghe được điều này trong một ngày gần đây khi chuẩn bị những lễ vật đem theo đi gọi vía cho người thân. Với người Thái, trong đó có làng bản của tôi thì gọi vía là một nghi lễ thường gặp nhất, mỗi năm không biết phải chứng kiến bao nhiêu lần? 

Lễ vật trong lễ gọi vía không cần quá cầu kỳ, nhưng nhất thiết phải có bát cơm/ gói cơm, cùng với đó là một ít đồ dùng, vật dụng của người được gọi vía. Ảnh: Hữu Vi 

Đặc sắc lễ hội tưởng nhớ nghĩa sỹ Lam Sơn ở miền Tây Nghệ An

Lễ hội "ki mọc" - một sinh hoạt tâm linh của người Thái ở mường Khủn Tinh (Quỳ Hợp - Nghệ An) để tưởng nhớ công ơn của những nghĩa sỹ Lam Sơn hồi thế kỷ 15. 

“Ki mọc” (ăn mọc) là lễ hội của cư dân các cộng đồng người Thái mường Khủn Tinh thuộc xã Châu Quang và một số làng bản thuộc xã Châu Cường, Châu Thái (huyện Quỳ Hợp). Lễ này thường diễn ra vào 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dù đã có từ lâu đời nhưng lễ hội chỉ ở quy mô dòng họ. Ảnh: Lao Thanh Chương 

Óng ả làng nghề tằm tơ xứ Lường

Từ xa xưa, xã Đặng Sơn (Đô Lương) được biết đến với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi. Một thời, bát ngát đồng bãi ven sông Lam qua địa bàn xã là những nương dâu xanh rì; song qua thời gian, làng nghề dần thu hẹp lại. Tuy không còn nhộn nhịp như trước đây, nhưng về Đặng Sơn hôm nay, du khách vẫn ngỡ ngàng trước những mảng vàng tằm tơ óng ả và tìm hiểu "nghề ăn cơm đứng" truyền thống nơi đây. 

Ở xã Đặng Sơn hiện có khoảng gần 40 hộ trồng dâu, nuôi tằm và khoảng 6 hộ làm nghề ươm tơ. Nghề không nhàn rỗi, vì đặc điểm thời gian tằm ăn cách khoảng 3 tiếng/lần. Nghề nuôi tằm vì thế còn được gọi vui là "nghề ăn cơm đứng", vì dù làm gì cũng phải đúng thời gian cho tằm ăn, như vậy tằm mới chín sớm và đạt năng suất cao. Ảnh: Hải Vương 

4 thg 9, 2019

Những 'bức tranh' độc đáo trên vải thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An

Tranh thủ lúc nông nhàn, phụ nữ vùng cao Tương Dương dành thời gian chăm chút cho các công đoạn thêu, dệt thổ cẩm. Từ bàn tay khéo léo, người phụ nữ Thái đã tạo ra những "bức tranh" vô cùng bắt mắt. 

Sau mỗi vụ cấy, vụ gặt, về các bản, làng người Thái dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi tỉ mẩn thêu váy, thắt lưng, khăn quấn đầu. Trong ảnh là chị em bản Cây Me, xã Thạch Giám (Tương Dương) tranh thủ thêu váy. 

Khung cảnh tựa miền cao nguyên thơ mộng nơi bến đò Vạn Rú

Bến đò Vạn Rú (Khánh Sơn, Nam Đàn) đặc biệt ăn ảnh vào mùa hè khi những đồi cỏ, bãi ngô cháy nắng trở nên vàng ruộm nổi bật dưới những tán xà cừ, bạch đàn. 

Bến đò Vạn Rú thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, nằm bên đê tả Lam, cách cầu đường bộ Yên Xuân khoảng 6km về phía Tây. 

Đặc sắc lễ Khàu Bủa Sa của người Thái miền Tây Nghệ An

Để tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, từ sau ngày 15/7 đến tháng 8 âm lịch hằng năm, các gia đình người Thái ở Nghệ An sẽ tổ chức lễ cúng, gọi là Khàu Bủa Sa, tạm dịch là Tết hoa quả. 

Theo phong tục của đồng bào người Thái ở phía Tây Nam Nghệ An, tháng 7 âm lịch hằng năm được coi là tháng kiêng, vì đây là thời điểm ông bà tổ tiên phải lên mường trời làm việc cho “Pọ Thén”, mãi đến tháng 8 âm lịch mới được trở về hạ giới.

Lễ vật đa dạng
Ngày xưa, khi cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn thì linh vật cúng tổ tiên có giá trị tượng trưng, ví như con dế được tượng trưng cho con trâu trên mâm cúng. Từ xa xưa, người Thái quan niệm con dế là linh vật mang lại sung túc cho người dân. Đến nay, dế làm vật cúng vẫn còn tồn tại trong một số dòng họ người Thái ở huyện Kỳ Sơn. 

Trên mâm cúng tổ tiên không thể thiếu bánh chưng và cá nướng. Ảnh: Lữ Phú 

Rộn ràng Cửa Hội vào mùa đánh bắt cá trích

Gần 5 giờ sáng, khi chân trời phía đông bắt đầu ửng hồng, những chiếc thuyền thúng gắn máy tấp nập kéo nhau về bãi Cửa Hội với đầy ắp cá trích tươi ngon sau một đêm đánh bắt. 

Khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng ở Cửa Hội, lúc mặt trời vừa nhô khỏi mặt biển, là lúc hàng chục chiếc thuyền đánh bắt cá trích lần lượt vào bờ. Ảnh: Hồ Chiến 

Nhộn nhịp mùa đánh bắt tôm tít trên biển Diễn Kim

Bà con ngư dân Diễn Châu đang bước vào mùa đánh bắt tôm tít. Mỗi buổi sáng, cả góc biến Diễn Kim trở nên rộn ràng bởi hoạt động dỡ lưỡi, phân loại, mua bán tôm tít của người dân. 

Mùa tôm tít nằm trong khoảng tháng 3 đến tháng 10 và hoạt động đánh bắt mạnh nhất vào tháng 7, tháng 8. Thuyền săn tôm tít của bà con ngư dân thường ra khơi vào lúc 2 giờ sáng và trở về trong buổi sáng. Ảnh: Lê Thắng 

Di tích đền Voi ở Quỳnh Lưu

Di tích đền Voi là công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ thời nhà Lê, được bảo tồn khá nguyên gốc các hạng mục công trình cho đến ngày nay. 

Di tích đền Voi tọa lạc ở làng Long Sơn, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Đền được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tu bổ, tôn tạo. Đền hướng về phía Đông Bắc, tả có núi Long Sơn làm Thanh Long, hữu có núi Tượng Sơn làm Bạch Hổ, sau gối Tam Thai, trước chầu Quế Hải, là nơi phong thủy đẹp. 

Phà Bến Thủy - Chứng tích lịch sử bất tử


Có ai đó đã nói rằng, nếu lấy cầu Bến Thủy 1 làm tâm, vẽ một vòng tròn với chu vi tầm 4 – 5 km, có thể đếm được hàng chục đơn vị và cá nhân anh hùng trong đó. Trong quần thể dày dặn chứng tích anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ ấy, riêng trọng điểm phà Bến Thủy vinh dự 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

23 thg 8, 2019

Mùa quả chín thơm trên cây thị di sản 200 năm tuổi ở Nghệ An

Cây thị khổng lồ với tuổi đời gần 200 năm ở xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn cho quả chín vàng, thơm nức mỗi độ tháng 8 về. 

Cây thị cổ thụ ở thôn 11, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu nổi tiếng vì tuổi đời lâu năm, thân cây to lớn 10 trẻ em dang tay vòng quanh mới ôm xuể.