Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 8, 2013

Đám cưới của người Chăm

Đám cưới tiếng Chăm là Đam Likhah hay Đam Bbang mưnhum, tổ chức vào các tháng 3, 6, 10 và 11 Chăm lịch (kém tháng dương lịch 2 tháng). Cưới vào ngày chẵn hạ tuần thuộc Mẹ (âm): 2, 4, 6, 8, 10, 12 và 14 Chăm lịch.

Người Chăm cưới hỏi theo chế độ mẫu hệ, nên gái hỏi chồng, và người con trai theo về nhà gái. Người Chăm có 3 tôn giáo chính: Bà-la-môn, Bàni và Islam. Ngày xưa, hôn nhân giữa các tôn giáo này bị cấm. Cấm quyết liệt, dẫn đến chia ly và cái chết. Sự thể đã được lưu truyền trong ca dao tục ngữ, cả trong văn chương. Con của người đàn ông Bàni lấy nữ Chăm Bà-la-môn không được vào Kut chính; còn con của những đàn ông Bà-la-môn và chính người đàn ông ấy thì phải làm lễ vào đạo vợ. Đằng nào cũng nhiêu khê cả. Ngày nay, sự phân biệt ấy đã giảm đi thấy rõ.


Sự hoang sơ làm nên vẻ đẹp Phú Quý

Mới đây, chuyên trang du lịch CNN (travel.cnn.com) cho hay: Đảo Phú Quý là 1 trong 9 nơi nghỉ dưỡng đẹp nhất của biển Đông, đồng thời là 1 trong 5 nơi nghỉ dưỡng đẹp nhất mà Việt Nam sở hữu như: Côn Đảo, đảo Cát Bà, Vinpearl và Whale Island (Nha Trang). Điều gì làm nên vẻ đẹp của Phú Quý?

Qua bài viết trên trang du lịch cho hay, vẻ đẹp Phú Quý được xác định là vẻ hoang sơ, chưa được khám phá, vẻ mơ màng ẩn giấu của những ngôi làng nằm xen với những bãi biển…


Gió núi… Tà Cú

Gió gì như gió bà cô
Lạnh từ hang núi, đáy hồ lạnh lên…

Quanh vùng núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam), mấy già Chăm còn kể cho con cháu nghe truyền thuyết về thần mưa Pô Ta Cu, vì không nghe lời Mẹ xứ sở mà bị phạt phủ phục suốt đời thành dáng núi ngày nay. Đêm đêm, hơi thở của thần lạnh lẽo cô đơn, chốc chốc quặn xoáy, nhịp thở đớn đau dằn vặt, ăn năn, nên con người muôn đời sau cứ đến “mùa đọa” là than vãn: Mùa này gió núi…

Gió núi về đêm không phải từ biển ào vào mà xoáy từ lòng núi ra, ngẫm như bà cô mang nỗi niềm khó nói, ngày xù lên, ồn ào nhưng khi đối diện chính mình trong đêm thì lạnh lẽo, oặn mình, quặn thắt ruột gan, tự làm đau mình. Có người gọi “gió bà cô”, “gió cô đơn” là vậy. 


Leo núi Tà Cú. 


12 thg 4, 2013

Món ngon nhớ lâu: “Vú nàng” Phú Quý

Trong các loài ốc, vú nàng được khá nhiều người ưa chuộng.

Là người Phú Quý nhưng lần đầu được mời ăn món ốc “vú nàng” tôi thấy rất bỡ ngỡ, trên đường đi cứ nghĩ mãi nhưng không sao hình dung ra vì sao gọi là “vú nàng”, cho đến lúc gặp ông chủ nhà hàng Long Vĩ, nơi đầu tiên trên đảo nuôi “vú nàng” trong hồ chắn sóng.

Vú nàng hình dáng như đôi gò bồng đảo của cô gái dậy thì, căng tròn, đầy sức sống. Vỏ bên ngoài của vú nàng là lớp xà cừ cứng chắc, và “nếu dùng cát xát vô, ốc sẽ ửng lên một màu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm”, anh Dương Phùng Linh, chủ nhà hàng Long Vĩ nói thế. 


Khai thác ốc vú nàng tại Phú Quý. 


14 thg 3, 2013

Về làng Chăm ăn nước lèo thịt dê

Dù nhiều món ăn lạ và sang trọng của giới thượng lưu và vua chúa Chăm ngày xưa đã thất truyền, nhưng nay, ở mọi cộng đồng Chăm đều vẫn còn truyền lưu và ưa thích một số món ngon, trong đó đặc biệt là Ia tanut pabaiy (nước lèo thịt dê).

Biết người Chăm có tục ngữ: “Ia tanut palei Padra, Ia bai nhjơm bwa palei Hamu Tanran” (Nước lèo làng Như Ngọc, canh rau môn làng Hữu Đức), mùa hè vừa qua tôi có đưa hai sinh viên Nhật về làng Như Ngọc (làng Chăm Bà-la-môn). Ở đây dường như do nguồn nước, và do cách pha chế mẹ truyền con nối nữa, nên món nước lèo có mùi vị đặc biệt. Tiếc là đây không phải mùa cúng (cuối năm), nên khách mất dịp thưởng thức đặc sản Chăm. Tìm đến các tay đầu bếp sành sỏi trong làng như cô Thiên Thị Nai, Quảng Thị Toán… thì các cô cũng bảo: phải đến sau lễ Rija Nưgar cháu à. 



15 thg 1, 2013

Về Phú Quý thưởng thức cua đá

Phú Quý vừa có thêm một món đặc sản mới, đó là cua đá. Loài cua mà người dân và du khách rất khoái vì thịt ngọt, phảng phất thơm

Cua màu nâu tím

Cua đá hình dạng như các loài cua thường khác, nhưng chỉ lớn bằng nắm tay, màu nâu tím, phần bụng dưới ngả màu vàng ươm. Cua đá rất khỏe, chạy nhanh, sống ở các hang đá, kẹt núi quanh đảo, nhiều nhất là ở khu vực Hòn Tranh. Cua thường ra khỏi hang kiếm ăn vào ban đêm.

Hiện nay người dân phát hiện rằng thịt loài cua này rất ngon, trắng chắc, thoang thoảng mùi thơm khó tả. Cua đá đã trở thành đặc sản của các quán nhậu trên đảo. 




Chủ quán các quán nhậu thường đặt hàng cho người ở Hòn Tranh, song không phải lúc nào cũng có cua với lượng như ý. Vì vậy, gần đây một số hộ dân bắt đầu nuôi cua đá. Đó là ông Nguyễn Ngọc Phi, ngụ tại thôn Triều Dương, xã Tam Thanh. Trên diện tích đất 300m2, ông Phi dùng tôn xi măng chôn sâu xuống đất khoảng 1/3 tấm tôn một cách liền nhau, tạo thành bức tường kín. Bước đầu ông thả 1.000 con cua đá giống mua từ Hòn Tranh với giá 3.000 đồng/con.


Lễ hội Dinh Thầy Thím: Sẽ trở thành biểu tượng văn hóa truyền thống của địa phương

Hàng năm cứ vào trung tuần tháng 9 âm lịch, thị xã La Gi lại tưng bừng tổ chức lễ hội tế thu Thầy Thím. Cùng với lễ hội rước đèn và Nghinh Ông tại Tp.Phan Thiết, đây là 3 lễ hội văn hóa lớn của Bình Thuận.

Trong tâm thức dân gian, Thầy Thím đã trở thành Thần Hoàng của dân làng Tam Tân, là tấm gương sáng về lòng nhân ái, vị tha của con người. Truyền thuyết về sự tích Thầy Thím không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân, mà còn bổ sung vào kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc ta. Giữ gìn, bảo tồn và khai thác thế mạnh của lễ hội này là điều mà bấy lâu nay thị xã La Gi đang hướng đến. 




Dinh Thầy Thím - Ảnh: Đ. Hòa