Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 4, 2022

Vãn cảnh Prasat Kong- ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng

Prasat Kong được xem là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Prasat Kong được xem là 1 trong những ngôi chùa Khmer cổ ở Sóc Trăng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Cao Long 

24 thg 4, 2022

Thốt nốt mùa “kết mật”

Những tháng mùa nắng, khi vạn vật co cụm dưới cái nóng như thiêu đốt của đất trời thì cây thốt nốt lại bước vào mùa “kết mật”. Đó là thời điểm những dòng nước ngọt kết tinh từ cái nắng, cái gió của miệt Thất Sơn rỉ ra từ bông cây thốt nốt và được người dân mang về chế biến thành đặc sản nổi danh.

Đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi luôn có vị thơm ngon đặc trưng

Những danh thần mở cõi đất An Giang

Để tạo nên vùng đất An Giang trù phú và phát triển như ngày nay, có công lao rất lớn của các bậc tiền nhân, danh thần từ thời mở cõi, khai hoang, lập làng cho đến đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ là những người xả thân vì nước, vì dân, công lao được muôn đời sau ngưỡng vọng.

Nguyễn Hữu Cảnh

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long (2 trong 6 tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ, tức Nam Kỳ lục tỉnh), tỉnh An Giang chính thức thành lập. Tuy nhiên, vùng đất An Giang đã có công khai phá của các bậc tiền nhân từ trước. Trong đó, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được ghi nhận là “người đầu tiên có công khai mở vùng đất An Giang” (theo sách Kỷ lục An Giang 2009).

Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), tước Lễ Thành hầu, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698 (1 trong 5 trấn của Gia Định lúc bấy giờ là Vĩnh Thanh, sau tách thành tỉnh An Giang và Vĩnh Long). Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay.

Niệm sư từ trong khuôn viên Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

19 thg 4, 2022

Người Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Người dân tụ họp quanh chùa ca múa hát, dâng cơm, đắp núi cát, tắm Phật trong không khí vui tươi của Tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây.

Tết Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16/4 Dương lịch. "Chôl" nghĩa là "vào" và "Chnăm Thmay" là "năm mới’. Người xưa cho rằng đây là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Du khách đến Sóc Trăng dịp này có thể cảm nhận sự náo nhiệt, vui tươi đón Tết tại hầu hết các điểm chùa Khmer, gồm các chùa nổi tiếng tại thành phố Sóc Trăng như chùa Dơi, chùa SomRong, chùa Kh’leang, Chrôi Tưm Chắs hay Paem Buôl Thmây.

Sư Hoàng Đạt, đang tu học tại chùa Dơi, cho biết trước Tết Chôl Chnăm Thmây vài ngày, người dân sống tại phum sóc (khu dân cư) quanh chùa trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; còn các vị chư tăng thì dựng, trang trí sân khấu từ các vật liệu địa phương, chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ.

Rượu đế Gò Đen - đệ nhất tửu của đồng bằng sông Cửu Long

Nếu có dip đi du lịch Long An về với Bến Lức ghé làng nấu rượu đế Gò Đen nức tiếng. Được nhấp chén rượu cay nồng nổi tiếng này, cùng nghe câu chuyện thời cuộc của thương hiệu rượu được mệnh danh là mỹ tửu của miền Nam thật sự là một trải nghiệm thú vị.

Ai đã từng một lần nếm rượu đế Gò Đen đều phải công nhận rằng đó là loại rượu hoàn toàn xứng đáng đứng nhất nhì trong hàng “danh tửu” trời Nam. Rượu Gò Đen gắn liền với lịch sử hình thành địa danh Gò Đen, nó có một bề dày lịch sử và truyền thống sản xuất lâu đời và đã một thời nó là niềm tự hào của người dân Long An nói riêng và người dân Miền Tây nói chung.

Địa danh Gò Đen có từ sau khi Chúa Nguyễn khai phá đất phương Nam, vùng này gò cao, đất đen nên mới gọi là Gò Đen. Gò Đen là cửa ngõ giao thông từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1918, vùng đất này chính thức gọi là Quận Gò Đen Tỉnh Chợ Lớn và thay đổi nhiều tên gọi khác nhau: Gò Đen, Trung Quận, Bến Lức, Trung Huyện.

17 thg 4, 2022

Buôl Pres Phek - chùa Bốn Mặt độc đáo gần 500 năm tuổi ở Sóc Trăng

Chùa Buôl Pres Phek hay còn gọi là chùa Bốn Mặt với gần 500 năm tuổi, là công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị văn hóa tiêu biểu mang đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng.

Sala ten Thác Kon, nơi đánh dấu điểm rơi của chiếc cồng vàng 8 núm trong cổ tích "Chiếc ghe chìm" làm nên huyền thoại về vùng đất "Vũng Thơm, Chùa Bốn Mặt". Ảnh: Cao Long

12 thg 4, 2022

Nâng tầm giá trị toàn cầu của di tích Óc Eo - Ba Thê

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây mà một minh chứng về sự tồn tại của nền văn minh Óc Eo và là một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam...

Chùa Linh Sơn được xây dựng trên nền móng của công trình kiến trúc trong văn hóa Óc Eo.

Quyết định quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây được xem là một cơ hội, lợi thế để phát triển, nâng tầm giá trị của nền văn hóa cổ tồn tại cách đây hàng ngàn năm.

11 thg 4, 2022

Chuyện của bằng lăng

Thuộc địa phận thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), quán cháo của chị Sáu nằm trên đoạn đường văng vắng. Người qua kẻ lại mấy khi để ý quán nhỏ xíu, khuất sau hàng cây này. Tự nhiên vài tuần nay, quán của chị… nên thơ lắm, ai đi ngang cũng nhìn một chút. Dưới gốc bằng lăng, mấy bộ bàn ghế lúc nào cũng tim tím, phủ đầy hoa. Bóng mát của cây đủ rộng, đủ níu chân khách phương xa dừng lại, nương nhờ chút thảnh thơi giữa khoảng không xanh ngắt nắng trời.

Nồi cháo lòng ban sáng vừa kịp vơi theo độ gắt của nắng. Chị Sáu cũng bớt việc, trò chuyện cùng khách quen. Cuộc sống ở xứ nửa chợ nửa quê này, với phụ nữ trung niên như chị, có gì vui bằng chuyện con cái thành đạt, yên bề gia thất, ngày ngày trôi qua trong bình lặng. Chút tiền chợ của cả nhà trông vào nồi cháo chị đang vét cho gọn. Chỉ vậy thôi, chị không mong muốn gì hơn!

Về “thủ phủ” mắm Châu Đốc

Châu Đốc là vùng đất nhiều tôm cá, nên dồi dào nguyên liệu làm mắm. Mắm Châu Đốc (tỉnh An Giang) nổi tiếng nhất vùng, vì hương vị và chất lượng khó nơi nào sánh kịp. Mắm Châu Đốc là sản phẩm được tạo ra của người dân Nam Bộ trong thời gian đầu khẩn hoang, lập ấp. Lúc đó, vùng ĐBSCL đất thì rộng nhưng thưa người; vào mùa nước nổi, tôm cá theo nước về nhiều, người dân đánh bắt được nên ướp mắm, phơi khô để tích trữ ăn dần. Có 2 cách làm thông dụng nhất là phơi khô hoặc ủ mắm, họ đã tạo ra các món ăn có thể dùng khi trời mưa gió hoặc những mùa khô cá ít. Vậy là món mắm ra đời và được lưu truyền đến nay, mắm và khô cá trở thành đặc sản nổi tiếng của An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Mắm Châu Đốc có nhiều loại, như: Mắm cá lóc, mắm cá linh, cá chốt, cá mè vinh, cá sặc… Nghề làm mắm đã trở thành nghề gia truyền, với bí quyết làm thế nào để chuyển hóa từ con cá tươi thành mắm mà không qua nấu nướng… phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cơ sở làm mắm. Mắm Châu Đốc có nhiều thương hiệu nổi tiếng, như: Mắm Bà Giáo Khỏe, mắm Tư Ấu, mắm Cô Giáo Thảo, mắm 9999, mắm 6666… Mỗi cơ sở có bí quyết ủ ướp riêng đã tạo ra những thương hiệu nổi tiếng với những hương vị và chất lượng riêng biệt.

8 thg 4, 2022

Đình Phú Lễ – Đình làng có kiến trúc độc đáo bậc nhất Bến Tre

Nói đến đình làng có kiến trúc độc đáo bậc nhất Bến Tre thì không thể không nhắc đến đình Phú Lễ. Tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Đình Phú Lễ được vua Minh Mạng cho phép lập đình vào năm 1826, trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá được xây dựng trước đó. Ngày 29.01.1852, đình nhận được sắc phong của vua Tự Đức.

Giữa không gian yên tĩnh, cổng đình Phú Lễ hiện ra uy nghi và nổi bật. Đình đã gần hai trăm tuổi, qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính. Ngôi đình ẩn mình giữa những tán cây cổ thụ, khi mặt trời ló rạng, những tia nắng len lỏi qua từng kẽ lá, chiếu vào tường gạch, thềm đá rêu phong càng tôn thêm nét uy nghiêm, trầm mặc vốn có của đình.

Cổng đình

5 thg 4, 2022

Bảy Núi mùa khô

Sang tháng 4, nắng vẫn gay gắt thiêu đốt đất trời và màu xanh chưa thể phủ hết những cánh đồng cát trắng ở vùng Bảy Núi. Tuy nhiên, miền đất này vẫn luôn mang những nét đặc thù riêng, dù đang trong mùa nắng cháy.

Núi Phú Cường (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thời điểm này đã bắt đầu lún phún chồi non của lá. Những cơn mưa trái mùa đến rồi đi, để lại chút xanh tươi cho khung cảnh núi rừng. Mấy tán bằng lăng rừng được tưới tắm bỗng bừng tỉnh giấc, điểm xuyết màu tím miên man vào khung cảnh khô khốc trên triền dốc xa xa.

Nheo mắt nhìn lên núi Phú Cường, ông Nguyễn Văn Hai (người dân địa phương) gật gù: “Năm nay mưa sớm, nên mùa khô đỡ khốc liệt hơn. Mấy năm trước, vào tháng này cây cối còn trụi lá, chứ không đâm đọt như bây giờ. Theo tui biết, Phú Cường là một trong những núi khô nhất ở huyện Tịnh Biên, nên cứ sau Tết Nguyên đán là người ta lại lo tới chuyện giữ rừng. Có mưa sớm, người dân cũng được nhờ vì có thể xuống giống trồng cây ngắn ngày, trước khi bước vào mùa sản xuất chính trong năm khi họ tận dụng nguồn nước trời trong thời điểm mưa già”.

Nông dân Khmer thu hoạch lúa ruộng trên giữa mùa khô ở vùng Bảy Núi

29 thg 3, 2022

Cá kèo nướng ống sậy dân dã của người miền Tây

Cá kèo nướng ống sậy có mùi thơm đặc trưng như đượm khói rơm rạ đồng quê, phần thịt không bị khô, mà mềm ngọt.

Cá kèo sống nhiều ở vùng nước lợ miền Tây, dáng nhỏ nhắn, thon dài chỉ khoảng một gang tay, thịt cá mềm ngọt và ít xương dăm. Khi chế biến, người miền Tây thường rửa sạch cá bằng muối và để nguyên con, không bỏ ruột vì mật, gan cá đăng đắng nhưng có vị béo. Cá tuy nhỏ, nhưng chế biến đủ kiểu, món nào cũng ngon: cá kèo nấu canh chua, nấu lẩu chua lá giang, kho rau răm, nấu cháo, làm khô hay nướng muối ớt, chiên giòn...

Video mới nhất của kênh ẩm thực miền Tây Khói Lam Chiều giới thiệu món cá kèo nướng ống sậy dân dã. Video thu hút hàng chục nghìn lượt xem, gợi nhớ thời khẩn hoang Nam Bộ. Mỹ Duyên, chủ kênh vlog, xắn tay xuống đồng nước lợ ở huyện Bình Đại, Bến Tre bắt cá kèo.

Mỹ Duyên lội ruộng bắt cá kèo. Ảnh: Khói Lam Chiều

Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam

Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.

Chiếc nhẫn Nandin bằng vàng, thế kỷ thứ 5 được tìm thấy ở di tích Gò Giồng Cát thuộc khu di tích Óc Eo được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021 - Ảnh: Viện Khảo cổ học

22 thg 3, 2022

Có một An Giang “miễn phí”

Với nhiều du khách, An Giang là nơi của non nước hữu tình và những huyền tích linh thiêng. Cùng với đó, sự mến khách đặc trưng của vùng đất này còn nằm ở từ “miễn phí”.

Sẽ không bất ngờ, nếu lần nào đó vô tình du khách thấy những tấm bảng ghi từ “miễn phí” ở An Giang, nhất là điểm du lịch tâm linh vùng Bảy Núi. Người viết đã trao đổi với nhiều du khách, đa phần họ yêu mến cảnh sắc An Giang và có niềm tin đối với các bậc siêu nhiên. Bên cạnh đó, điều làm họ ấn tượng không kém chính là từ “miễn phí”. Cần khẳng định rằng, “miễn phí” ở đây không hàm chứa nghĩa "bố thí", mà đó là sự “gieo duyên”. Và đây trở thành nét đẹp trong suy nghĩ của du khách khi đến với vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.

Hương nếp, hương quê

Về thăm vùng đặc sản nếp Phú Tân (tỉnh An Giang) nhiều người khẳng định: “Đến xứ nếp mà chưa ăn qua bánh ít nếp nguyên hột là còn thiếu sót”. Ngoài bánh phồng Phú Mỹ, có lẽ loại bánh với vẻ ngoài bắt mắt này là “đặc sản” khiến nhiều người phải tìm kiếm cho bằng được.

Bánh ít nếp nguyên hột ở “xứ nếp” Phú Tân

Kênh Lò Đường - Nơi hứng chịu nỗi đau thảm sát thời chiến tranh

Sự tàn khốc của chiến tranh không ai không khiếp sợ. Khi hòa bình, những câu chuyện thời chiến được nhắc lại vẫn là những vết thương khó lành. Càng xót xa hơn khi đó là những vụ thảm sát người dân vộ tội. Trong đó, vụ thực dân Pháp thảm sát 64 người dân tại kênh Lò Đường thuộc ấp Bình Phú, làng Bình Hòa, tổng Cửu Cư Thượng, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay thuộc ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) vào ngày 28/01/1947 là một nỗi đau rất lớn.

Con kênh Lò Đường của làng Bình Hòa đã bao lần nạo vét, mở rộng nhưng nỗi đau nơi ấy vẫn còn được người dân nhắc lại. Nó là minh chứng lịch sử thời chiến tranh, nơi diễn ra vụ thảm sát đau thương.

Chùa Thiên Mụ - ngôi cổ tự bên dòng Vàm Cỏ Đông

Ở khu vực gần bến đò Bến Bạ, thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, có ngôi cổ tự nép bên con đường nhỏ. Những năm gần đây, người dân trong vùng biết đến đó là ngôi chùa có tượng Phật Bà cao 40m, được nhiều tín đồ phật tử lui tới chiêm bái và thưởng ngoạn. Đó là chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ gắn liền với truyền thuyết về vua Gia Long.

Mái già lam Thiên Mụ trầm nghiêm bên dòng Vàm Cỏ Đông và nổi bật với bức tượng Phật Bà cao 40 m. Đến viếng chùa, chúng tôi được cô Thuận - tín đồ đến chùa làm công quả, dẫn đi tham quan quanh khuôn viên. Cô giới thiệu, ngôi chùa này từng lưu dấu chúa Nguyễn và vẫn còn lưu giữ những báu vật vua ban. Có vẻ như người dân và phật tử quanh vùng ai cũng biết câu chuyện vua Gia Long - Nguyễn Ánh từng lưu lại chùa thời chưa xưng đế.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình từng viếng thăm chùa Thiên Mụ (Ảnh do chùa cung cấp)

Về Rạch Núi - Dưới tán Cây di sản nghe kể chuyện lịch sử một vùng

Hầu hết các di tích khảo cổ thường là những khu đất trống, bởi mọi giá trị của di tích được bảo vệ vẹn nguyên bên trong lòng đất hoặc được khai quật, đưa về trưng bày, nghiên cứu tại các bảo tàng. Tuy nhiên, với di tích khảo cổ Rạch Núi lại khác - một di tích khảo cổ có thể khai thác nhằm phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử.

Giữ gìn cây di sản

Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, nhiều vùng quê vẫn giữ được những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Qua năm tháng, những cây di sản nơi làng quê ấy không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị sinh thái mà còn là chứng nhân lịch sử, nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của bao thế hệ.

15 thg 3, 2022

Pizza hủ tiếu – Món ngon độc lạ của Cần Thơ

Xuất hiện từ vài năm trước, món Pizza hủ tiếu được “phát minh” bởi một cơ sở sản xuất hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ. Cái tên nửa tây nửa ta xuất hiện là do du khách Tây khi du lịch Cần Thơ đến tham quan lò sản xuất hủ tiếu trên đất Tây Đô, sau khi thưởng thức chiếc bánh hủ tíu chiên giòn thơm ngon đã thốt lên cái tên ngộ nghĩnh và độc đáo đó.


Nếu những chiếc pizza truyền thống mang đặc trưng với phần đế là bột nướng thì người miền Tây lại sáng tạo bằng một loại nguyên liệu rất quen thuộc, sợi hủ tiếu. Người ta dùng loại hủ tiếu bột lọc, chiên nhanh trong chảo dầu đang sôi đến khi chúng vàng đều thì vớt ra. Thú vị là phần hủ tiếu chiên có hình tròn to và giòn rụm trông rất giống pizza.

Thơm nồng cơm rượu Cờ Đỏ Cần Thơ

Tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ có một làng nghề còn gìn giữ nghề làm cơm rượu truyền thống của miền tây. Đôi bàn tay khéo léo và tính kiên trì bền bỉ của những con người nơi đây đã góp phần gìn giữ mùi vị truyền thống đặc trưng của miền sông nước. Cơm rượu Cờ Đỏ không chỉ là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Cần Thơ mà còn là sản phẩm làng nghề truyền thống được ngành du lịch Cần Thơ bảo tồn hơn 50 năm nay. So với các ngành nghề khác, nghề sản xuất cơm rượu không mang lại lợi nhuận cao. Thế nhưng, bằng cái tâm và lòng yêu nghề, người dân xã Trung Thạnh vẫn quyết bám trụ để lưu giữ sản phẩm độc đáo, mang hương vị ngọt ngào, nồng ấm quê nhà.

Cơm rượu Cờ Đỏ