10 thg 4, 2025

Độc đáo cổ vật tranh thờ các dân tộc vùng núi phía Bắc

Bảo tàng tỉnh Hòa Bình hiện lưu giữ một số di vật, cổ vật quý hiếm, nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, giá trị khoa học, giá trị mỹ thuật cao thể hiện sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam như bộ sưu tập sách cổ được viết trên lá cây, bộ sách cổ bằng chữ Nôm, bộ chiêng cổ, trống đồng cổ… Trong số đó, bộ tranh thờ cổ các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông ở các vùng miền núi phía Bắc là cổ vật quý với những nét độc đáo khác biệt, thể hiện văn hóa tín ngưỡng của dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam. 

Bộ tranh thờ dùng trong lễ cấp sắc, phong sắc của dân tộc Dao. Ảnh: An Thành Đạt

Tranh thờ giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc đối với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Mỗi bộ tranh đều có ý nghĩa tôn giáo riêng và được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo khác nhau, giúp con người có thêm lòng tin vào cuộc sống, tin rằng thần linh, tổ tiên luôn trợ giúp con cháu trong những lúc khó khăn. Có những bức tranh sử dụng trong thờ cúng tổ tiên và các vị thần bảo trợ cho gia tộc; có những bức tranh sử dụng trong ma chay, các nghi lễ quan trọng sau khi con người qua đời; cũng có những bức tranh sử dụng trong lễ cấp sắc, phong sắc.

Với hàng trăm cổ vật tranh thờ độc đáo về sắc màu và nghệ thuật thể hiện, đa dạng về văn hóa tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo của đồng bào các dân tộc, bộ tranh mang đến cho người xem thấy được sắc màu văn hóa tâm linh rất đọc đáo của mỗi dân tộc ở vùng núi phía Bắc nước ta.

Tranh Văn Thù nằm trong bộ tranh Tiểu Đường của dân tộc Dao. Ảnh: An Thành Đạt

Tranh Hộ Pháp trong bộ tranh Tiểu Đường của dân tộc Dao. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh Hộ Pháp trong bộ tranh Tiểu Đường của dân tộc Dao. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh Phổ Hiền trong bộ tranh của dân tộc Dao. Ảnh: An Thành Đạt 

Mặt nạ thờ là một hình thức tranh thờ được sử dụng trong lễ cấp sắc của dân tộc Dao. Ảnh An Thành Đạt 

Mặt nạ thờ được các thày cúng đội trong lúc làm lễ. Ảnh: An Thành Đạt

Mặt nạ thờ được các thày cúng đội trong lúc làm lễ mang ý nghĩa hiện thân của các vị thần có mặt để chứng giám. Ảnh: An Thành Đạt 

Mặt nạ thờ được các thày cúng đội trong lúc làm lễ mang ý nghĩa hiện thân của các vị thần có mặt để chứng giám bảo vệ cho người dự lễ. Ảnh: An Thành Đạt 

Hầu hết những nhân vật thần linh trên tranh thờ đều được tái hiện trên mặt nạ. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh thờ chứa đựng nhiều yếu tố tôn giáo và bản sắc văn hóa. Ảnh: An Thành Đạt 


 Tranh thờ chứa đựng nhiều yếu tố tôn giáo và bản sắc văn hóa. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh Tả Quan, dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt 

 Tranh Công Đức, dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh Dẫn Tiến, dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh Điện Ngũ Thiên, dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh Vi Đà Bồ Tát, dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt

Tranh Thất Tinh, dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh Thất Tinh, dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh Hữu Môn Thần, dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt 

Bộ tranh Tiểu Đường của dân tộc Dao. Ảnh: An Thành Đạt 

Tranh thờ của các dân tộc Tày, Nùng, Dao. Ảnh: An Thành Đạt 

Bộ tranh Tứ Trực Công Tào: là loại tranh thờ Đạo giáo mang tính biểu trưng cho sự vận động không ngừng nghỉ của thời gian, từ chuyển động đêm, ngày, tháng, năm. Ảnh: An Thành Đạt 

Không gian trưng bày tranh thờ tại bảo tàng Hòa Bình. Ảnh: An Thành Đạt 

Bộ tranh thờ dùng trong lễ cấp sắc của người Dao. Ảnh: An Thành Đạt 

Bộ tranh thờ dùng trong lễ cấp sắc, phong sắc của dân tộc Dao. Ảnh: An Thành Đạt 

Không gian trưng bày tranh thờ của dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt

Bộ tranh lễ làm chay của dân tộc Sán Dìu. Ảnh: An Thành Đạt 

Bộ tranh Tứ Trực Công Tào. Ảnh: An Thành Đạt 

Bộ tranh trong lễ cấp sắc, phong sắc của người Dao. Ảnh: An Thành Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét