Cận kề ngày đất nước sắp bước vào dịp đặc biệt, tỉnh Quảng Trị lại trở thành "địa chỉ đỏ" của các đoàn khách từ bắc chí nam, từ nhiều nơi trên thế giới ghé thăm. Trong đó, địa đạo Vịnh Mốc (xã Kim Thạch, H.Vĩnh Linh) trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách khi đây là nơi có trải nghiệm đặc biệt về cuộc sống dưới lòng đất.
Giữa những năm tháng chiến tranh ác liệt, khi từng tấc đất Vĩnh Linh hứng hàng trăm quả bom mỗi ngày, người dân thôn Vịnh Mốc vẫn không rời làng, không bỏ đất. Thay vào đó, họ chọn cách đào sâu vào lòng đất để tồn tại, để “bám đất, giữ làng” đến cùng.
Năm 1965, địa đạo được người dân xây dựng và công cụ để tạo nên những đường hầm sâu bên trong lòng đất lúc đó hoàn toàn bằng cuốc, xẻng cùng đôi bàn tay trần. Sau hơn 1 năm với sự góp sức của hàng chục hộ dân trong làng, địa đạo Vịnh Mốc hoàn thành và trở nơi trú ngụ cho hơn 300 người dân.
Con đường dẫn vào các cửa hầm với hai bên là những lùm tre xanh mát. ẢNH: BÁ CƯỜNG
Hệ thống địa đạo dài gần 2 km, chia làm ba tầng sâu từ 12 - 23 m, đủ sức chống chịu cả bom xuyên phá. Bên trong địa đạo có phòng ở, giếng nước, nhà hộ sinh, trạm y tế và cả hội trường... với việc tạo ra một "ngôi làng ngầm" quy mô như thế đã thể hiện khả năng tổ chức và ý chí sinh tồn phi thường của người dân Vịnh Mốc.
Địa đạo Vịnh Mốc rất được du khách nước ngoài quan tâm khi mang lại nhiều trải nghiệm thú vị. ẢNH: BÁ CƯỜNG
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, địa đạo Vịnh Mốc giờ đây là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, là nơi kể lại câu chuyện sống động về sức chịu đựng, lòng quả cảm và tình người trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
Sau khi đi xem bộ phim "Địa đạo: Mặt trời bóng tối" có bối cảnh ở địa đạo Củ Chi, chị Cao Ngọc Mỹ Uyên (trú tại xã Vĩnh Giang) cho biết rất nể phục thế hệ đi trước đã tạo ra hai địa đạo bằng cách không ai ngờ tới, và một trong số đó hiện diện tại quê hương của chị. ẢNH: BÁ CƯỜNG
Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa ra vào trong đó có 7 cửa thông ra biển và 6 cửa đi lên đồi. ẢNH: BÁ CƯỜNG
Địa đạo có cấu trúc 3 tầng, trong đó tầng trên cùng sâu 8 - 10 m, tầng thứ 2 sâu 12 - 15 m, tầng thứ ba sâu 23 m, các tầng và các nhánh được kết nối với nhau qua trục chính dài 780 m. ẢNH: H.A
Toàn bộ địa đạo được người dân Vĩnh Linh đào bằng cuốc, xẻng thô sơ và mất hơn 1 năm để hoàn thiện. ẢNH: H.A
Rất nhiều người phụ nữ sinh sống tại H.Vĩnh Linh từng vượt cạn bên trong địa đạo Vịnh Mốc, đó là một phần ký ức đặc biệt và đáng nhớ. ẢNH: BÁ CƯỜNG
Các bức tượng mô tả lại cuộc sống thường ngày bên trong "ngôi làng ngầm Vịnh Mốc" những năm tháng chiến tranh. ẢNH: BÁ CƯỜNG
Một số tư liệu về những ngày tháng người dân, chiến sĩ sống bên trong địa đạo Vịnh Mốc. Hiện các tư liệu đang được trưng bày tại Nhà trưng bày Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất. ẢNH: BÁ CƯỜNG
Bá Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét