7 thg 10, 2013

Tinh hoa làng mộc Kim Bồng

Lâu nay, mộc Kim Bồng đã trở thành thương hiệu của Hội An, đi vào trong tâm thức của nhiều người dân phố cổ.

Làng mộc Kim Bồng thuộc xã đảo Cẩm Kim, thành phố Hội An, Quảng Nam. Mộc Kim Bồng là một “thương hiệu” của Hội An cùng với khu phố cổ. Làng nghề đã có hơn 600 năm tuổi, được hình thành từ thế kỷ 15 do ông tổ nghề là người từ Thanh Nghệ di cư vào, dừng chân và lập nghiệp ở mảnh đất này. 

Tới cuối thế kỷ 16, thế kỷ 17, cùng với Hội An, nghề mộc Kim Bồng phát triển rực rỡ và có đóng góp to lớn trong sự phát triển của cảng thị này với các công việc đóng tàu thuyền, dựng nhà, làm đồ mộc dân dụng, đồ thủ công mỹ nghệ.

Rất nhiều kiến trúc nhà cửa, chùa quán... ở khu phố cổ Hội An in dấu bàn tay thợ mộc Kim Bồng. Những kiến trúc này đẹp, đặc sắc bởi nét chạm trổ tinh xảo, tài hoa của thợ Kim Bồng. Thợ Kim Bồng cũng tự hào được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau là triều đình nhà Nguyễn vời ra Kinh đô để xây dựng các công trình. 

Một sản phẩm tinh xảo của các nghệ nhân Kim Bồng. 

Do hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh, làng mộc Kim Bồng vang bóng đã có thời gian dài “ngủ yên” và có nguy cơ thất truyền. Rất may mắn, nhờ sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương và tâm huyết của một số ít nghệ nhân làng, nghề mộc Kim Bồng đã “thức dậy”, hồi sinh và dần phát triển cùng với việc vinh danh di sản của phố cổ Hội An. 

Hiện nay, cơ cấu làm nghề cũng đã có nhiều thay đổi. Thay vì những công việc chính của ngày xưa là đóng tàu thuyền, dựng nhà; thì bây giờ nghề mộc ở Kim Bồng đa phần sản xuất hàng mỹ nghệ phục vụ du lịch. Nhưng vẫn còn đó tinh hoa của một làng nghề...

Làng mộc Kim Bồng nằm ngay sát bờ sông Thu Bồn, cổng vào làng mộc Kim Bồng.

Một cơ sở đóng tàu, thuyền gỗ nằm sát bờ sông. Hiện nay nghề đóng tàu đang dần mai một... 

Các cơ sở đóng tàu thuyền chủ yếu làm những thuyền nhỏ, và tàu du lịch chạy ở sông. 

Khu vực sản xuất mộc thủ công mỹ nghệ hiện đã được quy hoạch tập trung với các cơ sở sản xuất.

Trong cơ sở mộc Hoàng Trung Châu, đây là nơi sản xuất, chế tác.

Một nghệ nhân đang chạm một chiếc đĩa trang trí với chi tiết rất tinh xảo.

Những máy móc hiện đại cũng được vận dụng, kết hợp với cách chế tác truyền thống 

Ở cơ sở mộc Huỳnh Ri, ngôi nhà chính là nơi trưng bày sản phẩm.

Các thợ mộc ở cơ sở này làm việc ngoài sân

Một nghệ nhân đang chạm một bức hoành phi

Còn đây là một chi tiết của án thờ

Chị Phúc – cơ sở mộc Phúc Cẩn, chuyên làm sản phẩm “cẩn ốc xà cừ” (khảm trai)

Những mảnh trai để khảm được chế tác rất tỉ mỉ 

Các sản phẩm của mộc Kim Bồng dù ít nhiều đã khác xưa, nhưng vẫn rất đa dạng 

Câu đối trong đền, đình, chùa...

Chi tiết cấu kiện trong công trình kiến trúc dân gian truyền thống

Nghệ nhân trẻ Huỳnh Trung đang tạc một chiếc đôn để ngồi từ một gốc cây

Những sản phẩm mỹ nghệ ở Kim Bồng rất tinh xảo

Hay những thứ đồ chơi xinh xắn, dễ thương...

Sự sáng tạo đầy ngẫu hứng của nghệ nhân từ gốc cây

Hình ảnh Chùa Cầu phố Hội luôn là cảm hứng vô tận trong các sản phẩm


CTV Hà Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét