19 thg 10, 2023

Đi chợ trong phum, sóc

Chợ có không gian nhỏ, chỉ hơn chục tiểu thương, nhưng rất xôm tụ náo nhiệt. Điều thú vị là ở những phiên chợ này, người bán và người mua giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Khmer. “Khách lạ” ghé qua chỉ có thể sử dụng vài từ tiếng Kinh quen thuộc hoặc cần đến “thông dịch viên”.


Ở một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nét văn hóa còn duy trì cộng đồng còn duy trì rất rõ. Hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sống quần cư trong các phum, sóc. Mọi sinh hoạt diễn ra bên trong “cộng đồng thu nhỏ” này quanh năm bình lặng.

Các gian hàng “di động” chở thực phẩm từ chợ trung tâm len lỏi vào tận nhà dân để bán kiếm lời. Ở những nơi cách xa chợ, bà con rất ủng hộ các xe hàng như thế này.

Nét đẹp trong trang phục đồng bào Chăm ở An Giang

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở An Giang được giữ gìn đến ngày nay là một tín hiệu văn hóa mà họ luôn tự hào. Nét đẹp, tính thẩm mỹ sáng tạo trong từng chiếc khăn, cái nón, thước vải thổ cẩm rực rỡ… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hút khách.

Phụ nữ Chăm diện những bộ đồ kín đáo, nhưng rất quyến rũ. Nét đẹp ấy sẽ thêm phần kiêu sa khi họ có dịp đội lên đầu chiếc khăn Mispok vào những dịp trang trọng của cộng đồng. Khác với khăn Mispok sản xuất bằng máy thêu, toàn tỉnh An Giang chỉ còn xóm Chăm Châu Giang giữ nghề thêu khăn Mispok thủ công. Giá 1 chiếc khăn từ 850.000 đến hơn 1 triệu đồng.

Góc “chill” trên cánh đồng lũ Vĩnh Lộc

Những ngày này trên các cánh đồng ở vùng kiểm soát lũ xã Vĩnh Lộc (huyện An Phú, tỉnh An Giang), vào buổi sớm hay chiều mát hay cuối tuần, nhiều người dân vùng biên đã tìm đến tận hưởng cảm giác thư giãn cảnh sắc yên bình ở vùng quê bình dị...

Khung cảnh ngập nước một ngày giữa tháng 10 ở các cánh đồng thuộc vùng kiểm soát lũ của xã Vĩnh Lộc trở nên rất thân thương, gần gũi…

17 thg 10, 2023

Bên trong ngôi nhà cổ 130 tuổi đặc biệt nhất Hà Nội

Nằm lặng lẽ trên một con phố cổ tấp nập người qua lại, ngôi nhà số 87 Mã Mây (Hà Nội) từ lâu vẫn là điểm tham quan, trải nghiệm được nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế ưa thích tham quan và tìm hiểu lịch sử.

Nằm lọt thỏm giữa phố Mã Mây (Hà Nội) nhộn nhịp, nhà cổ số 87 gây bất ngờ với du khách bởi những giá trị lịch sử còn lưu lại. Ngôi nhà này được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX trên tổng diện tích đất 157,6 m², dài hơn 28 m, mặt tiền 5 m.

Nhộng ong đất dầm trám đen - món ngày lạnh ở Điện Biên

Nhộng ong đất dầm thịt quả trám đen bọc trong xôi nếp nương là món ăn ở Điện Biên dịp cuối năm khi trời lạnh.

Trời chớm thu, se lạnh là thời điểm trám đen ở vùng núi Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng vào mùa. Và từ tháng 9 đến trước Tết nguyên đán, người dân nơi đây cũng thường thu hoạch nhộng ong đất. Đến Điện Biên vào những ngày lạnh, du khách có cơ hội thưởng thức món đặc sản kết hợp từ trám đen và nhộng ong đất hấp ăn cùng xôi nếp nương.

Nhộng ong đất và trám đen bọc trong xôi nếp nương.

Thác Cửa Tử, nơi gắn liền với chuyện tình đôi lứa thề sống chết bên nhau

Con suối gắn liền với chuyện tình của một đôi trai gái cùng nhau đi ngược dòng, nguyện sống chết có nhau nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo (huyện Đại Từ, Thái Nguyên).


Cách trung tâm TP Thái Nguyên khoảng 45 km có một dòng suối nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo (thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ). Dòng suối này bắt nguồn từ núi cao chảy qua những vách đá tạo thành dòng thác hùng vĩ trước khi đổ ra sông Công được gọi là "Cửa Tử".