24 thg 4, 2020

Ném còn, khát vọng và sự kết nối cộng đồng

Không chỉ là trò chơi và hoạt động thể thao dân gian, ném còn còn là nghi thức tín ngưỡng không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của cư dân nông nghiệp miền núi phía Bắc và Tây Nghệ An, Thanh Hóa. 

Trò chơi dân gian hấp dẫn


Được lưu truyền từ xa xưa, ném còn hay tung còn là sản phẩm do chính những người nông dân sáng tạo nên. Không gian và cách thức tổ chức, thực hành của nó cho đến nay dường như không thay đổi. Mỗi dịp hội xuân và hội làng, chủ thể văn hóa lại nô nức tham gia. 

Sự hào hứng của người Khơ Mú với ném còn. 

Lễ cúng ngõ của người M’nông

Lễ cúng ngõ (Ver Bri ) của dân tộc M’nông là nghi lễ liên quan đến các hiện tượng của thiên nhiên như mưa, gió, sấm sét và những vị thần chi phối đến cuộc sống, canh tác nông nghiệp của đồng bào.

Văn hóa cổ truyền giàu bản sắc


Dân tộc M’nông sinh sống ở phía Nam Tây Nguyên, là một tộc người còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa cổ truyền giàu bản sắc, tiêu biểu là các lễ hội truyền thống. Xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, xem các hiện tượng sự vật tồn tại đều có thần, yang chi phối mọi mặt đời sống, nên đồng bào có những hình thức cầu cúng, lễ nghi để ngăn ngừa điều xấu, mong ước điều tốt đẹp, an lành trong cộng đồng. 

Diễn tấu cồng chiêng trong lễ hội. 

Dân ca - tình yêu tinh chất văn hóa Thái

Từ trong dòng chảy tộc người, người Thái Tây Bắc đã sản sinh ra một loại hình văn hóa dân gian xuất sắc dân ca tình yêu tiếng lòng của người xứ mây, xứ núi.

Loại hình phong phú tác phẩm đồ sộ


Từ lâu đời người Thái đã là chủ nhân của một vùng đất đai núi non hùng vĩ miền Tây Bắc từ giải Hoàng Liên Sơn đến vùng núi cánh cung sông Mã, sông Đà. Từ miền núi non hiểm trở với rừng già, thú dữ người Thái đã chinh phục các vùng thung lũng bao la lập nên kỳ tích văn minh lúa nước và sáng tạo ra những hình thức dân ca phong phú, hấp dẫn, sâu sắc, độc đáo.

Những cô gái Thái uyển chuyển trong điệu múa của dân tộc mình. 

Bốn người con còn sống sót của Nguyễn Trãi

Vụ án Lệ Chi Viên đã giết hại nhiều người trong gia đình, họ tộc Nguyễn Trãi. May mắn là vẫn còn những người sống sót. 

Nhà thờ dòng họ Nguyễn Trãi ở thôn Chi Ngãi, phường Cộng Hòa (Chí Linh). Ảnh: Thành Chung 

Họ đã phải phiêu tán khắp nơi, mai danh ẩn tích song vẫn duy trì được dòng tộc cho đến ngày nay.

Ngôi đình thờ con gái Triệu Việt Vương

Đình Trình Xá ở thôn Trình Xá, xã Gia Lương (Gia Lộc) thờ thành hoàng là công chúa Mỵ Châu, con gái của Anh hùng dân tộc Triệu Việt Vương (thế kỷ 6). 

Gian hậu cung đình Trình Xá đã được làm mới hoàn toàn 

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, đình đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1999.

Yên Thế: Mạch nguồn chảy mãi

Tôi cảm giác trong núi đồi, sông suối Yên Thế (Bắc Giang) còn lưu giữ những hình bóng xưa mà đậm nét nhất là cuộc khởi nghĩa chống giặc Pháp kéo dài ba mươi năm từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX do cụ Đề Thám lãnh đạo.

Dân gian còn lưu truyền những câu ca dao khắc tạc tên tuổi Hoàng Hoa Thám cùng những tướng lĩnh, nghĩa quân trong cuộc kháng chiến nhiều thăng trầm ấy: Ba mươi năm khắp núi rừng/ Danh ông Đề Thám vang lừng trời Nam.

Barthouet- một sĩ quan Pháp từng tham gia các cuộc hành binh càn quét nghĩa quân Yên Thế đã viết trong cuốn Thảm kịch của người Pháp tại Đông Dương, xuất bản năm 1948: Ông Đề có tài rèn luyện người, đào tạo nghĩa quân trở thành những cấp chỉ huy, những con người hoàn hảo trên chiến trường, dũng cảm và quyết đoán.

Miribel, một quan chức thuộc Phủ Thống sứ Bắc Kỳ thời đó báo cáo về Pháp: Tên tuổi của Hoàng Hoa Thám đã trở thành một biểu tượng được trân trọng trong dân chúng An Nam. Nó đã trở thành một mật hiệu để liên kết tất cả những người bất mãn chống lại chúng ta. 

Lễ hội Yên Thế. Ảnh: An Khánh