14 thg 4, 2020

Con đường tơ lụa Việt

Tuy không phải là một “đế chế” trên con đường tơ lụa vĩ đại của nhân loại, nhưng tơ lụa của Việt Nam luôn được thế giới đánh giá cao vì có những phẩm chất đặc biệt riêng. Vì vậy, không ngạc nhiên khi ông Fei Jianming, Tổng thư kí Hiệp hội Tơ lụa Thế giới đã nhận xét rằng: “Trong số các quốc gia Đông Nam Á, ngành tơ lụa Việt Nam có nền tảng tốt nhất với những làng nghề hàng nghìn năm tuổi. Việt Nam xuất khẩu nhiều sợi se hơn Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời xuất nhiều tơ sống hơn Campuchia và Thái Lan…”. 

Chuyện từ những làng tơ lụa cổ

Trong ngôi nhà rường tuyệt đẹp nằm cạnh một khu vườn dâu cổ thụ xanh mướt ở phố cổ Hội An, Lê Thái Vũ, ông chủ của Công ty Cổ phần Tơ lụa Quảng Nam, một doanh nhân giàu có và thành đạt vào hạng nhất nhì của giới kinh doanh tơ lụa Việt Nam đang tiếp chuyện một đoàn thương gia hàng đầu trong giới tơ lụa thế giới đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Ý…

Như lệ thường, làm việc với các đối tác, ông Vũ không chỉ bàn về các thương vụ làm ăn mà còn dành nhiều thời gian để giới thiệu về lịch sử, tiềm năng và thế mạnh của ngành tơ lụa Việt Nam. Bởi theo ông, lụa là một sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa của quốc gia, vì vậy những thông tin ấy rất có giá trị trong việc đánh giá phẩm cấp và thứ hạng tơ lụa của một nước.

Kĩ thuật chăn tằm truyền thống có khoảng 400 năm của người dân xứ Quảng. Ảnh: Thanh Hòa

Hoa ngô đồng trong Hoàng cung

Loài hoa ngô đồng do vua Minh Mạng chọn trồng trong Hoàng cung Huế đang khoe sắc tím rực rỡ. 

Hoàng cung Huế vắng lặng không một bóng người khi tỉnh Thừa Thiên Huế cho đóng cửa để phòng Covid-19. Những ngày này, Hoàng cung được tô điểm bởi loài hoa ngô đồng. 

Phố Hội vàng rực hoa sưa

Những hàng sưa trổ hoa vàng rực trên những tuyến phố tĩnh lặng hiếm thấy mang lại vẻ đẹp khác lạ cho Hội An. 

Hai bên đường Phan Chu Trinh rợp sắc hoa sưa vàng. Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết ở phố cổ có 2 tuyến đường chính trồng hoa sưa là Nguyễn Huệ và Phan Chu Trinh, mỗi nơi có 20 cây. 

Mùa xuân ở Phố Trồ

Giữa thung lũng đá tai mèo khô khốc, Phố Trồ hiện ra như một bức tranh sơn thủy với những nếp nhà bao quanh hồ nước trong xanh. 

Phố Trồ là một thôn nhỏ gần trung tâm thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, cách cửa khẩu Phó Bảng chưa đầy 5 km. Địa danh này được trời ban vẻ đẹp non nước hữu tình, với điểm nhấn là hồ Rồng rộng 1 ha chưa bao giờ cạn, ở chính giữa thôn. Đây được cho là điều hiếm có ở cao nguyên đá, được người bản địa coi trọng và gìn giữ. 

12 thg 4, 2020

Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

Khách du lịch đi Thành phố Hồ Chí Minh thường chủ yếu “ăn quận Năm, nằm quận Ba, là cà quận Nhất”, có chăng là tham quan thêm Củ Chi. Nếu cùng người địa phương, đi lang thang mới thấy thành phố này rộng mênh mông như thế nào. Nhiều người chê rằng tên Thành phố Hồ Chí Minh quá dài, nhưng nếu gọi đúng ra theo địa danh thì phải là thành phố Sài Gòn-Gia Định hay thành phố Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn còn dài nữa. Rời trung tâm Sài Gòn, đi về phía đông tức tỉnh Gia Định cũ, ta vẫn còn tìm thấy nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
Quận 9 được thành lập lại từ năm 1997, tách ra từ Huyện Thủ Đức, phía Đông Bắc giáp Biên Hòa, Dĩ An, “đô thị hóa” đến nay đã 20 năm nhưng vẫn còn rất nhiều phong vị của một vùng nông thôn ngoại ô. Mình đi qua một con đường tên là đường “Đình Phong Phú” thì thấy rất thú vị vì bên quận 8 cũng có một chỗ tên là “đường Phong Phú”, trên đường có Đình Phong Phú. Thì ra ở quận 9 này cũng có một Đình Phong Phú và do trùng tên nên đường phải đặt thành “Đường đình Phong Phú”.

6 thg 4, 2020

Thiền viện Toàn Giác ở Trảng Bom

Thật tình là trước đây tui chưa hề biết hay nghe nói gì đến ngôi thiền viện này, cho đến khi tui đi tìm ngôi chùa mang tên chùa Đèn Cầy, tức Viên Giác thiền tự, ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom. Trên đường đi tìm Viên Giác thiền tự, tui gặp một cổng chùa không phải Viên Giác mà là Toàn Giác. Dường như là khuôn viên chùa khá rộng, vì xe chạy lòng vòng khá xa thì lại thấy tiếp một cổng thiền viện Toàn Giác nữa!

Cổng tam quan Thiền viện Toàn Giác

Khi tìm hiểu về Viên Giác thiền tự, tui lại phát hiện thêm một chi tiết: vị sư sáng lập ra Viên Giác thiền tự và hiện là trụ trì nơi đây vốn xuất thân tu tập ở Toàn Giác thiền tự. Vậy là tui tò mò quay trở lại xã Giang Điền để viếng ngôi Toàn Giác thiền tự.