6 thg 3, 2020

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết. 

Với người Thái, rêu có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau và cách chế biến khác nhau như canh rêu, rêu xào, rêu nướng. Nhưng mọc rêu là đặc sản thơm ngon của đồng bào vùng cao Nghệ An. Ảnh: Lữ Phú 

Chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc độc đáo của đền Nguyễn Xí

Trải qua gần 6 thế kỷ tồn tại, đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, hiếm có ở Nghệ An. 

Đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí được xây dựng vào năm 1467, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1,6 ha, gồm nhiều công trình, như nghi môn, hạ, trung, thượng điện, tả, hữu vu, nhà bia, gác chuông... được bao bọc bởi núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi rất uy nghi và khoáng đạt. 

Vui như “săn” ốc đinh trên bãi triều sông Vịnh

Những ngày này, khu vực bãi triều sông Vịnh ở xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) luôn tấp nập bởi hàng trăm người tham gia cào bắt ốc đinh. Công việc lúc nông nhàn này vừa mang lại niềm vui lại vừa giúp bà con có thêm thu nhập.

Khoảng 3 giờ chiều, khi thủy triều bắt đầu xuống, hàng trăm người dân từ già, trẻ, lớn, bé; nào túi, rổ, xe đạp…, bắt đầu cho việc “săn” ốc đinh (có nơi gọi là ốc vôi, ốc sắt).

Bánh rán bà Tập - ấm ngọt trời đông

Trong hồi ức tuổi thơ của bao người con Kỳ Anh (Hà Tĩnh), món bánh mang cái tên dân dã - bánh rán bà Tập gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ, để rồi đi suốt cuộc đời ai cũng rưng rưng nỗi nhớ.

Gừng quê...

Ngay từ đầu đường, hình ảnh làn khói bếp tỏa ra, tiếng dầu rán xèo xèo và cái thơm ngọt “hương vị trời đông” ấy không lẫn vào đâu được, khiến chúng tôi không khó để tìm ra địa chỉ nhà của bà Nguyễn Thị Tập (SN 1950, tổ dân phố 3, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - chủ thương hiệu bánh rán bà Tập.

4 thg 3, 2020

Làng đá cổ Lộc Yên

Ở vùng trung du xứ Quảng có ngôi làng cổ Lộc Yên được ví như miền tiên cảnh với vẻ đẹp nên thơ, thanh bình với những ngôi nhà cổ hơn trăm tuổi cùng những bờ đá phủ mờ rêu xanh ôm lấy xóm làng, ruộng vườn trù phú. 

Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây thuộc vùng trung du, bán sơn địa nên đất đai phì nhiêu, khí hậu trong lành, con người bình dị, chất phác và mến khách.

Xưa, Tiên Phước được gọi là vùng đất “thập ngũ tiên sa”, cái tên gắn với sự tích về chuyện 15 nàng tiên trên trời giáng trần xuống chơi ở xứ này. 15 nàng tiên ấy mỗi nàng ở một nơi, nay thành 15 địa danh có chữ “Tiên” ở đầu gồm: xã Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ và thị trấn Tiên Kỳ.

Làng cổ Lộc Yên thuộc về “nàng” Tiên Cảnh, cái tên đẹp gợi tả về chốn bồng lai cảnh tiên và có lẽ cũng vì thế mà người ta thường hay gọi đây là “xứ tiên”. Làng tọa lạc trong một thung lũng đẹp với địa thế xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi Rừng Cấm, Đá Bàn, Hố Chò, Rừng Gấm… Dưới chân các dãy núi ấy có sông, có suối, có cả những con mương “dẫn thủy nhập điền” chảy quanh co bao bọc lấy ngôi làng.

Lễ tế thành hoàng làng Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa

Nhà rông của dân tộc Brâu ở Pờ Y

Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.

Là người gắn bó với nhiều thăng trầm của cuộc sống và sự phát triển của ngôi làng, bà Y Pan (90 tuổi) già làng Đăk Mế nhớ rõ về lịch sử nhà rông văn hóa của dân tộc bà, từ khi dân làng còn sinh sống trong rừng sâu. Bà Y Pan kể, lúc bấy giờ ngôi làng chỉ có hơn 60 hộ dân. Nhà rông nằm ở vị trí chính giữa làng. Nhà của các hộ dân nằm ở vị trí xung quanh theo hình tròn, cửa chính đều hướng về nhà rông, thể hiện sự đoàn kết và hội tụ sức mạnh cho ngôi làng.

Nhà rông hay nhà ở của các hộ dân đều có sàn nhà cao hơn mặt đất 1 tong pa do (đơn vị đo chiều cao của người Brâu, 1 tong pa do bằng chiều cao của 1 người đàn ông trưởng thành đứng dơ tay). Nhà rông hình vuông nên có 4 phần mái hình tam giác chụm vào nhau hướng lên trên. Nhà ở của các hộ dân hình chữ nhật nên phần mái hình chữ A, có 2 mái chính và phụ (mái chính nằm bên dưới, mái phụ nằm bên trên và có kích thước nhỏ hơn mái chính).

Độc đáo kho lúa và chiếc hòm của người Giẻ Triêng ở Đăk Blô

Dân tộc Giẻ Triêng là một trong những dân tộc tại chỗ chiếm đa số ở huyện Đăk Glei nói chung và xã Đăk Blô nói riêng. Dân tộc Giẻ Triêng có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu giữ bao đời nay. Trong đó, kho lúa cất giữ lương thực và chiếc hòm là vật thể mang đậm văn hóa tâm linh.

Ấn tượng kho lúa


Từ bao đời nay, người Giẻ Triêng sống dưới chân núi Nồi Cơm (xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei) đã biết làm lúa nước. Lúa là nguồn lương thực chính nên họ rất quý trọng. Vì vậy, việc cất giữ lương thực cũng được người Giẻ Triêng nơi đây làm theo cách riêng của mình - làm kho cất giữ ở bên khu ruộng.

Kho lúa được lợp tranh, bốn vách được đan bằng nứa hoặc làm bằng gỗ chắc chắn, không hề rơi vãi lúa ra ngoài. Kho có 4 hoặc 6 trụ được chọn loại gỗ rất chắc và được đẽo gọt công phu, mối mọt khó phá hỏng. Kho lúa có một cửa duy nhất được làm bằng ván, dưới các trụ của kho lúa thường có các vòng tròn lớn nhằm hạn chế chuột tiếp cận kho lúa. Kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng gần các đồng ruộng, rẫy lúa, khi thu hoạch người dân mang lúa đổ luôn vào kho (không phơi khô sau khi thu hoạch như người Kinh, không mang lúa về nhà mà chỉ mang một ít về đủ để làm lễ mừng lúa mới). Điều đáng nói là các kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng không bao giờ bị mất trộm, kho lúa của nhà nào nhà đó dùng.

Chùa SêRây KroSăng

Chùa SêRây KroSăng (Cà Săng) tọa lạc tại TX. Vĩnh Châu được xây dựng khá khang trang. Được biết, chùa đã trải qua 8 đời đại đức, trong đó có nhà sư thượng tọa Lý Phi – một vị sư có ảnh hưởng rất lớn tới bà con Khmer trong vùng, có quá trình tham gia cách mạng và ông có thể đọc các pho sách chữ Phạn một cách thông thạo.

Chánh điện của chùa được xây dựng trên nền đất cao ráo, bên trong là pho tượng Phật ngồi uy nghi trên đài sen, trên vách tường là những bức bích họa lộng lẫy vẽ cuộc đời đức Phật. Không gian xung quanh thật thanh tịnh. 

Chùa SêRây KroSăng (Cà Săng) tọa lạc tại TX. Vĩnh Châu. Ảnh: Pon Lư 

Khu sinh thái văn hóa Thái Lai: Nét đặc trưng của làng quê Hòa Vang

Trải dài bên bờ bắc sông Túy Loan, thuộc thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, Khu sinh thái văn hóa Thái Lai có hệ sinh thái nhân tạo phong phú, bản sắc văn hóa đa dạng mang tính đặc trưng của làng quê Hòa Vang nói riêng và của Trung Bộ xưa nói chung. Nơi đây có đình Thái Lai gần 300 năm tuổi, đã được công nhận di tích văn hóa - lịch sử cấp thành phố vào năm 2010. 

Thôn Thái Lai vẫn còn lưu giữ được hồn quê mộc mạc, thanh bình. 

Đình làng Thái Lai là nơi hội tụ, sản sinh những giá trị truyền thống của làng, hình thành nhiều phong tục tốt đẹp có sức lan tỏa lớn, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt, men theo làng là hệ thống đường lát đá, hai bên hàng rào được trồng chè tàu cùng hệ thống nhà cổ Tích Thiện Đường, nhà thờ tộc Đỗ Hữu… tạo nên khung cảnh làng quê mộc mạc, thanh bình.

Địa danh Phú Hữu xưa và nay

Phú Hữu hiểu nôm na là vùng đất “giàu có”. Phú Hữu là một xã vùng sâu của huyện Long Phú, có 4 ấp: Phú Hữu, Phú Đa, Phú Thứ và Phú Trường. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.377,42ha, cách trung tâm huyện 9km, có kênh Saintard dài 6.200m chảy ngang qua, là kênh nối dài Sóc Trăng – Bạc Liêu và thông ra sông Hậu. Dân số toàn xã có trên 6.300 người, đa số dân tộc Kinh.

Ngược dòng lịch sử, Phú Hữu là vùng đất được hình thành nên một quá trình lâu dài và trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi của lịch sử. Dưới triều vua Minh Mạng thứ 20, Phú Hữu thuộc tổng Định Khánh, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Trải qua các triều đại vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, Phú Hữu nằm trong tổng Định Hòa, huyện Vĩnh Định. Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và chiếm luôn Nam Kỳ lục tỉnh thì Phú Hữu vẫn thuộc tổng Định Hòa nhưng thuộc hạt thanh tra Ba Xuyên, rồi Sóc Trăng. Từ ngày 5-1-1876, Phú Hữu được gọi là “làng” thuộc hạt tham biện Sóc Trăng, kể từ ngày 1-1-1900 thuộc tỉnh Sóc Trăng. Năm 1920, làng Phú Hữu nằm trong quận Kế Sách thuộc tỉnh Sóc Trăng.