8 thg 11, 2019

Những “kho vàng” ở làng ươm tơ Cổ Chất

“Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”, câu ca vẫn được các cụ lưu truyền bao đời đã thay cho chỉ dẫn địa lý về một thương hiệu quý giá trên mảnh đất thành Nam – làng nghề tơ Cổ Chất, Cả đời gắn bó với nghề tằm tang, thăng trầm cũng nhiều, nhưng người làng dệt Cổ Chất không thể nghĩ hướng rẽ mới của nghề truyền thống quê hương mình lại gắn với du lịch. 

Vàng son một thuở


Những ngày cuối hè, làng Cổ Chất (xã Phương Định, huyện Trực Ninh, Nam Định) rực rỡ bởi những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả buông theo những thanh sào tre dựng san sát bên đường. Người làng vẫn hay nói vui, nhà nào còn giữ nghề ươm tơ thì đều có những kho vàng trong nhà, đó là những bó tơ tự nhiên được làm bằng mồ hôi, công sức của các thành viên trong gia đình. 

Người thợ đang kéo tơ. 

Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình, núi đồi thơ mộng

Đến với hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), bạn sẽ đắm say với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu cùng nền ẩm thực vô cùng hấp dẫn của nhiều dân tộc nơi đây.

Vẻ đẹp thơ mộng, sơn thủy hữu tình của hồ Hòa bình - Ảnh: DANH TRỌNG

Hồ Hòa Bình được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đây là một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, với chiều dài 230 km, kéo dài từ Hòa Bình tới Sơn La. Dung tích của hồ vào khoảng 9,45 tỷ m3.

5 thg 11, 2019

Thâm trầm di sản Gò Cây Tung

Di tích kiến trúc Gò Cây Tung (ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, Tịnh Biên) tọa lạc ở một nơi khá hẻo lánh, thiếu thông tin chỉ dẫn cụ thể. Gần 30 năm từ khi được phát hiện (15 năm được khai quật và nghiên cứu), với giá trị khoa học quan trọng của mình, di tích chỉ dừng lại ở mức xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2017.

Một góc Gò Cây Tung 

Theo “Khảo cổ học Nam Bộ thời sơ sử” (PGS.TS. Bùi Chí Hoàng chủ biên, xuất bản 2018) và một số nghiên cứu có liên quan, di tích được biết đến đầu tiên với tên gọi Trà Cột, vốn là một gò đất hình bầu dục rộng hơn 11.700m2 và cao khoảng 13,5m so với chân ruộng xung quanh. Tên gọi Gò Cây Tung là do các nhà khảo cổ học định danh, vì trên gò có 2 cây tung cổ thụ, tuổi thọ hơn trăm năm. Năm 1990, những người đào vàng đào 5 hố lớn nhỏ nơi đây, làm xuất lộ một vỉa gạch ở gần bề mặt, cùng nhiều hiện vật khảo cổ ở độ sâu đến 4,5m. Đây là thông tin quan trọng giúp các nhà khoa học chú ý đến di tích này.

Nghề “dụ” cá trên sông

Trong những nghề hạ bạc, dỡ chà được xem là khá nhất, bởi người hành nghề không phải lặn lội trên sóng nước mênh mông để tìm từng con tôm, con cá mà “dụ” chúng gom lại một chỗ để đánh bắt. Tuy nhiên, đã là nghề “bà cậu” thì đều có nỗi vất vả riêng.

Thăng trầm với “nghiệp”
Gắn bó với nghề dỡ chà từ lúc tóc còn xanh đến khi đã là ông lão ngoài 60 tuổi, ông Trần Văn Xem (xã Bình Mỹ, Châu Phú) không nhớ rõ mình đã đi qua bao nhiêu mùa nước nổi và bao nhiêu lần dỡ chà trên xép Năng Gù. Có lẽ, cuộc đời ông cũng bình yên như mặt nước Năng Gù, quanh năm lặng sóng. Có chăng là nghề dỡ chà trên sông cứ thăng trầm theo con nước, khi trúng, khi thất nhưng vẫn nuôi sống gia đình ông mấy chục năm qua. 

Dỡ chà bắt cá trên xép Năng Gù 

Truông Bồn xanh những tri ân

Đã chẳng thể nhớ rõ bao lần về với Truông Bồn trong ngày cuối tháng Mười tưởng niệm? Vậy mà mỗi dịp trở lại, vẫn cứ ngỡ ngàng trước những đổi thay nơi mảnh đất một thời được mệnh danh là “túi bom”, “tọa độ lửa”. Có một “Truông Bồn đỏ” trong sử vàng dân tộc, gắn liền với chiến công, sự hy sinh anh dũng của 13 liệt sỹ TNXP, thì sau hơn nửa thế kỷ, đã hiện hữu một “Truông Bồn xanh” trong những tri ân. 

Toàn cảnh khu di tích lịch sử Truông Bồn. Ảnh: Thành Cường 

Thăm xứ sở trầm hương nổi tiếng nhất Hà Tĩnh

Người dân xã Phúc Trạch (Hương Khê – Hà Tĩnh) thực sự “đổi đời” nhờ trồng cây dó trầm. Từ cây dó trầm, họ đã năng động, sáng tạo chế tác ra những sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Theo chân anh Pham Văn Vinh (Giám đốc HTX Hương trầm, vòng trầm và TMDV Thành Vinh) tìm chọn mua cây dó trầm trong làng về để chế tác ra những sản phẩm phục vụ thị trường cuối năm, chúng tôi đến khu vườn với hàng trăm cây dó trầm có độ tuổi từ 7 – 20 năm tuổi của một ông lão năm nay cũng đã gần 90 tuổi.

Đặc sắc lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở thị xã Hồng Lĩnh

Chiều 3/11, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh và UBND thị xã Hồng Lĩnh long trọng tổ chức lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười; tổng kết, trao thưởng Liên hoan thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tỉnh Hà Tĩnh mở rộng năm 2019.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

3 thg 11, 2019

Lễ dựng cột nhà của người Chăm

Người Chăm sinh sống ở vùng Nam Bộ theo đạo Hồi Islam. Trải qua nhiều biến động, đến nay, đồng bào Chăm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của mình. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Chăm nơi đây còn bảo lưu nhiều nét độc đáo, trong đó nổi bật nhất là những nghi lễ liên quan đến vòng đời người như cưới xin, làm nhà mới. Lễ dựng cột nhà và lễ mừng nhà mới là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã lưu truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa hướng về những giá trị văn hóa cội nguồn của cha ông. 

Nghi thức tiến hành long trọng


Khi xây cất một ngôi nhà mới, cộng đồng Chăm Islam An Giang có quan niệm việc dựng cột nhà rất quan trọng. Khi dựng cột gia chủ chọn ngày thuận lợi, khoảng 6 giờ sáng gia chủ mời đại diện Ban giáo cả (sư cả đạo Hồi) và các thanh niên khỏe mạnh đến nơi dựng cột, thực hiện các nghi thức dựng cột nhà.

Thanh niên nam nữ trong làng chúc mừng gia chủ bằng bài hát vui nhộn. 

Người Mông xanh giữ nghề dệt vải

Nghề se lanh dệt vải đã hình thành từ xa xưa trong cộng đồng dân tộc Mông xanh, tỉnh Lào Cai. Nó trở thành biểu tượng cho sự cần cù, khéo léo, tinh tế của người phụ nữ nơi đây.

Nghề thủ công truyền thống


Những ngày mùa thu trời trong xanh, men theo con dốc dài, sau hai tiếng cuốc bộ, chúng tôi ngược núi Tu Thượng lên thăm bản Mông xanh – một dân tộc rất ít người, chỉ có chưa đầy 1.000 người. Đây là tộc người duy nhất chỉ có ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Từ trên cao nhìn xuống núi, những thửa ruộng bậc thang đã bắt đầu chuyển xanh sang vàng. Cả một triền thung, có quả đồi hình bát úp, ruộng bậc thang xoay tròn xung quanh, nhìn như mâm lúa khổng lồ, tròn vành vạnh, báo hiệu một mùa vụ no ấm. 

Bà Lý Thị Sai dạy cháu nội cách thu hái cây đay về dệt vải.