11 thg 7, 2018

Phơi mít chín làm món ăn

Mít chín đồng loạt ăn không hết, bán giá rẻ nên người dân Quảng Nam bổ ra lấy múi phơi khô.

Mít được người dân huyện trung du Tiên Phước (Quảng Nam) trồng quanh vườn. Nơi đây được biết đến là vựa mít lớn nhất tỉnh, loại cây này ra quả từ tháng Giêng, đến tháng 5 chín rộ. 

Hương vị bình bát gợi nhớ ký ức tuổi thơ

Là loại cây mọc ven sông, vị thơm đặc trưng của trái bình bát chín đã gợi trong lòng những người con miền Tây nhiều kỷ niệm khó quên.

Là người con lớn lên ở miệt sông nước nên trong tôi luôn nuôi dưỡng nhiều ký ức về mảnh đất miền Tây đầy hào sảng. Dù xa quê đã lâu, nhưng thi thoảng tôi vẫn quay trở về quê những khi có dịp. Mỗi lần như thế, tôi thích tìm mua nhiều loại trái cây quê, trong đó có bình bát - loại trái đã gắn liền với cả một thời thơ ấu.

Cây bình bát thường mọc khắp mé sông, tạo nên màu xanh ngát. 

10 thg 7, 2018

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn - sức hút của văn hóa lãng mạn

Đoạn đường bích họa giới thiệu về cuộc đời và âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân gian và đương đại hay các gian hàng ẩm thực mang kiến trúc phố cổ ... là những điểm nhấn tạo nên không gian lãng mạn, thư thái của phố đi bộ thứ 2 ở Hà Nội. Vào mỗi dịp cuối tuần, người dân Thủ đô và du khách trong ngoài nước có thêm điểm đến hấp dẫn mới. 

Đây là một không gian đi bộ hoàn toàn mới lạ, nằm ngay sát các đầm sen quanh khu vực hồ Tây, tạo cảm giác thoáng đãng, thư thái cho du khách khi đến với con phố đầy lãng mạn mang tên người nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tại đây diễn ra các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc từ dân gian đến đương đại, từ nghệ thuật đường phố đến nghệ thuật chuyên nghiệp như: ca trù, xẩm, chầu văn, hát chèo, nhạc cụ dân tộc, âm nhạc đương đại, triển lãm tranh ảnh, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, tổ chức các trò chơi dân gian và nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật khác. 

Không gian phố đi bộ gắn với những hình ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Sơn Trà mùa voọc xuống núi

Hằng năm, khi những cánh rừng ven biển trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) vào mùa thay lá và những đám cây thàn mát nở hoa tím bạt ngàn thì cũng là lúc đàn voọc chà vá chân nâu, loài động vật hoang dã quý hiếm được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng, lại rủ nhau kéo về ăn lá non đẹp lạ kỳ trong nắng, khiến cho bao du khách và cánh săn ảnh xứ Đà thành phải ngẩn ngơ, mê mệt vì vẻ đẹp của loài linh trưởng hiếm có này.

Xứ Đà thành với vẻ đẹp biển rộng, sông dài, núi trong lòng thành phố… đã đi vào âm hưởng thơ ca và nhạc hoạ, nhưng có một thứ làm cho cho Đà Nẵng trở nên khác biệt và ấn tượng hơn hẳn, đó là Sơn Trà, nơi được mệnh danh là xứ sở của voọc chà vá chân nâu, “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. 

Ở Việt Nam, chà vá chân nâu chủ yếu sinh sống ở khu vực phía Bắc Trường Sơn (gồm từ Nghệ An đến Kontum). Đặc biệt, theo đánh giá của giới khoa học, tại bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng hiện có một quần thể khá lớn voọc chà vá chân nâu sinh sống với số lượng khoảng 300 đến 400 con. Một số nguồn khác còn cho rằng số lượng có thể lên đến hơn 1.300 con, tuy nhiên số liệu này chưa được kiểm chứng.
Bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 10 cây số về phía Đông Bắc. Bán đảo đẹp như tranh vẽ trên nền vịnh biển Đà Nẵng xanh như ngọc này không chỉ có vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phòng, mà còn là một kho báu hiếm có về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị sinh học độc đáo của cả vùng bán đảo Đông Dương.

Nhà thờ đổ Hải Lý - Chứng tích biến đổi khí hậu

10 năm về trước, giáo xứ Xương Điền thuộc xã Hải Lý huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bị nước biển xâm thực, Nhà thờ Trái Tim và hai làng chài ven biển là Xương Điền,Văn Lý đã trở thành hoang tích. Bằng sự nỗ lực của mình, tỉnh Nam Định đã xây dựng một tuyến đê biển kiên cố, ngày nay, khu vực này từ hoang tích trở thành một địa điểm du lịch lý thú, kết nối du khách về ý thức bảo vệ môi trường trước những thách thức của biến đổi khí hậu. 

Dấu ấn hoang tàn
 


Giáo xứ Xương Điền xưa kia có Nhà thờ Trái Tim được xây dựng từ năm 1927. Nhà thờ sừng sững đứng bên bờ biển tạo niềm tin cho ngư dân làng chài đối mặt với cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió.Tháp chuông của nhà thờ được ví như ngọn hải đăng để người dân nhận biết dấu hiệu cho thuyền vào bờ mỗi khi ra khơi.

Năm 2005, cơn bão số 7 với sức tàn phá lớn đã "xóa sổ" hai làng chài Xương Điền,Văn Lý thuộc Giáo xứ Xương Điền, dấu tích còn lại của nhà thờ chỉ còn lại tháp chuông. Khi thủy triều lên, tháp chuông bị sóng biển bao quanh, phần móng bị ngập nước khoảng 0,5m.

Nhà thờ Đổ là địa chỉ mà nhiều bạn trẻ tìm đến khám phá.

Mùa hè Côn đảo

Đến Côn Đảo dịp hè, du khách sẽ có cơ hội ngắm sen nở và chứng kiến rùa làm tổ, đẻ trứng bên bãi biển. 

Côn Đảo là quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách TP Vũng Tàu 97 hải lý. 

Sự thật về thân phụ Trần Thủ Độ, được thờ trong ngôi đền khổng lồ ở Thái Bình

Ngày 14/9 tới đây, Ban chấp hành họ Trần Việt Nam tổ chức đại lễ giỗ Đức Hoằng Nghị Đại Vương, phụ thân Trần Thủ Độ, đón nhận Bằng của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới tôn vinh các giá trị di sản lịch sử văn hóa thời Trần thế kỷ thứ 13.

Tại làng Phương La, họ Trần đã xây dựng một ngôi đền cực lớn, uy nghi, thờ phụng thân phụ Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng (Hội viên hội Khoa học lịch sử Việt Nam) lại phản đối quyết liệt chuyện này. Theo ông, Hoằng Nghị Đại Vương là một nhân vật không có thật, không phải bố của vị tướng kiệt xuất Trần Thủ Độ, nên việc tôn vinh của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới là thiếu cẩn trọng.

Ông Hùng đã gửi đến Báo điện tử VTC News rất nhiều tài liệu khẳng định Hoằng Nghị Đại Vương là nhân vật không có thật. Báo đăng tải bài viết của ông Hùng để rộng đường dư luận.

Hai ngôi chùa kỳ lạ ở Hải Phòng: Cứ bất hòa đến cửa chùa là hết giận

Hai ngôi chùa ở vùng quê yên bình ấy đã góp phần hóa giải biết bao vụ cãi vã nghiêm trọng tưởng chừng như phải ra tòa án phân xử. 

Người dân nơi đây truyền tai nhau câu ca “Đức Ông chùa Ta, Đức Bà chùa Cồn” ý nói về sự linh thiêng của hai ngôi chùa ở xã Đoàn Xá và xã Đại Hợp thuộc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hai ngôi chùa ở vùng quê yên bình ấy đã góp phần hóa giải biết bao vụ cãi vã nghiêm trọng tưởng chừng như phải ra tòa án phân xử.

Hai ngôi chùa “hòa giải” 


Từ bao đời nay, cái làng chài ấy yên bình lắm, người dân nơi đây sống chan hòa, thân ái. Sở dĩ như vậy bởi đã từ lâu lắm, mỗi khi ai trong làng có chuyện cãi nhau lớn nhỏ gì mà không thể giảng hòa được thì đều kéo nhau lên chùa để thề chứng minh cho sự trong sạch, ngay thằng của mình. Thế nhưng, mới bước đến cổng chùa thôi thì sự cãi cọ đã được hóa giải, cả hai bên đều làm hòa và ai về nhà nấy.

6 thg 7, 2018

Chùa Núi Ông Sảnh

Chùa Vạn Linh tọa lạc tại số A4/444 đường Bùi Hữu Nghĩa, Tân Vạn, Biên Hòa. Thú thật là sống ở Biên Hòa bao lâu nay nhưng tui không hề biết ở đây có núi Ông Sảnh, như tên gọi dân gian được ghi ở cổng chùa.


Lần dò tìm hiểu thì được biết như sau:

Núi ông Sảnh nằm trong quần thể núi đá xanh bao gồm núi Bửu Long và Châu Thới, nằm rải rác hai bên bờ sông Đồng Nai. Vị trí  núi Ông Sảnh khoảng giữa núi Bửu Long và Châu Thới, tính theo đường chim bay. Người ta kể lại rằng xưa kia có ông tiều phu tên Sảnh thường lên núi đốn củi. Sau, do già yếu, ông mất ở trên núi. Từ đó người ta gọi đây là núi ông Sảnh.

Huyền bí Ông Đỏ, Ông Đen 700 tuổi trong chùa cổ Bình Định

Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử được lưu truyền lại qua nhiều thể hệ.

Nằm ở thôn Bắc Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn (còn có tên gọi khác là chùa Ông Đá, Thạch Công tự, Song Nghĩa tự) là một di tích lịch sử ghi dấu sự giao thoa giữa văn hoá Chăm bản địa và văn hoá Việt.