29 thg 6, 2018

Đủ món ngon từ nhum - đặc sản bổ dưỡng từ biển đảo Lý Sơn

Nhắc đến đảo Lý Sơn là nhắc đến thiên đường ẩm thực từ biển cả như: cá, ốc, rong biển, tôm hùm… Trong đó, cầu gai (nhum biển) là một trong những món ấn tượng nhất mà bất cứ du khách nào cũng muốn tìm ăn khi đến vùng biển đảo Lý Sơn.

Nhum biển có hình thù kỳ quái, dưới bàn tay khéo léo của ngư dân xứ đảo đã mang đến cho du khách hương vị độc đáo, ngon khó quên.

Mùa sinh sản của nhum bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Nhum thường sống các gành đá ven biển, thức ăn chủ yếu của cầu gai là phù du, chính vì vậy, để bắt được nhum, người ta phải dùng móc sắt để giật cho nhum rơi ra. Người bắt nhum phải rất khéo léo và nhẹ tay bởi chỉ cần đánh động mạnh, nhum sẽ tự vệ bằng cách bắn gai để tự vệ và sẽ bám chắc trên vách đá, không thể nào gỡ ra được. 

Nhum là món ngon nhiều du khách tìm ăn khi đến đảo Lý Sơn. Ảnh: I.T 

5 địa điểm lý tưởng ‘thu gọn’ Vũng Tàu trong tầm mắt

Ngắm nhìn thành phố từ 5 cao điểm này là một trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi du lịch Vũng Tàu. 

Cách Sài Gòn chừng 2 tiếng đi xe, Vũng Tàu là lựa chọn thích hợp cho chuyến du lịch hè ngắn ngày hoặc cuối tuần. Không dừng lại ở thú vui tắm biển và thưởng thức hải sản, thành phố này còn nhiều điều hấp dẫn khác như khám phá thành phố từ trên cao. 5 địa điểm đắc địa sau là gợi ý để bạn không bỏ lỡ trải nghiệm thú vị này. Ảnh: @gauutrucc_112. 

Rừng vải cổ thụ sai trĩu quả giữa đảo Cát Bà

Rừng vải thiều 1.300 gốc sai trĩu quả giữa vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng đang chín đỏ, du khách có thể rẽ vào tham quan miễn phí. 

Thanh Hà (Hải Dương) được mệnh danh là đất vải thiều, nhưng để có cả một rừng vải cổ với đường kính thân lên tới cả mét, vài ba người ôm thì chỉ có ngoài đảo Cát Bà, Hải Phòng. 

28 thg 6, 2018

Không trùng tên, nhưng trùng người

TPHCM có rất nhiều con đường trùng tên,theo thống kê thì có đến hơn 200 con đường. Bên cạnh đó, có những con đường tuy không trùng tên nhưng... trùng người. Hai trường hợp quen thuộc nhất là cặp đường Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh  Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Ở trường hợp đầu thì ông Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi ở Bình Thạnh, đến chừng lên làm vua lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng thì chuyển hộ khẩu sang quận 1 ngay. Trường hợp Quang Trung - Nguyễn Huệ thì ngược lại, thuở còn áo vải mang tên Nguyễn Huệ thì ở ngay khu vực trung tâm quận 1, nhưng khi lên ngôi hoàng đế Quang Trung thì chuyển sang tận Gò Vấp.

Nguyễn Huệ ở quận 1

Kẻ mộng mơ

Ở Đà Lạt, qua thời gian người ta chợt nhận ra rằng những nghệ sĩ tử tế xứ này đều là những kẻ đơn độc (có người chịu không nổi phải bỏ chạy!). Và kẻ đơn độc nhất hiện nay có tên là Lữ Trúc Phương, hành nghề vẽ nhà vẽ cửa...

KTS Lữ Trúc Phương

Ông là một kiến trúc sư “có tiếng” ở phố núi du lịch sang trọng này. Hằng ngày tôi thấy ông lầm lũi đi về trong bộ đồ nâu xám cũ kỹ, trên một ngọn đồi ở ấp Hồng Lạc, cạnh ngôi chùa sư nữ nhỏ rêu phong trên đường Phạm Hồng Thái.

Ông không nói chuyện với ai, kể cả khi ở quầy bán báo bà Chương (cửa hàng báo trên 40 năm ở đường Ba Tháng Hai), mà chủ yếu dồn tất cả cho cuộc độc thoại trường kỳ với căn phòng ngợp các bản thiết kế, tranh, tượng gỗ, sách, máy tính... Nhìn vào không gian sống ở căn phòng 20m2 kia đủ nhận ra nỗi cô đơn, tự kỷ, trầm tĩnh (và chịu đựng), cùng vẻ ẩn sĩ của một kiến trúc sư kỳ dị giữa buổi cuộc sống đang tốc hành, nhốn nháo thực dụng...

Đường lên trăng - kiến trúc bước ra từ cổ tích

KTS Lữ Trúc Phương nổi tiếng từ thập niên 90 của thế kỷ 20 với 2 công trình “Nhà trăm mái” và “Đường lên trăng”. Với ý tưởng dựa vào các câu chuyện truyền thuyết về lịch sử và cổ tích Việt Nam, khắc họa cả những vật liệu truyền thống về kiến trúc là tre, trúc, gỗ, đá, gốm… con gái ông đang tiếp tục triển khai ý tưởng của ba mình để hoàn thiện công trình hình chữ “đ” kỳ bí mang tên “Đường lên trăng”…

Nơi đây sẽ có một nàng Trăng