28 thg 3, 2018

Lạc lối xứ băng giá và mây mù

Tà Xùa, Hồng Ngài, Háng Đồng, Hang Chú... là những địa danh nổi tiếng ở vùng cao huyện Bắc Yên (Sơn La) từng thấp thoáng trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của cố nhà văn Tô Hoài, sau này dựng thành phim năm 1973. Khoảng 10 năm gần đây, những địa danh này được dân phượt tìm đến để săn mây và chụp ảnh với ba “đặc sản” là Thiên đường mây ải Bắc, đất trời đóng băng tuyết vào mùa Đông và Trà cổ thụ shan tuyết thơm ngon. 

Với tôi, ngoài ba thứ đặc sản đã nổi tiếng, thì chuyến lên Tà Xùa lần này còn muốn tìm hiểu về văn hóa người Mông bản địa, thứ văn hóa với ngôn từ đầy sự mời gọi như trong lời Bài ca trên núi của nhà văn Tô Hoài: “Rừng chiều có tiếng khèn ai đó, khèn hát lên những lời mong chờ/Đường đi về rừng, đường đi xuống núi/Trời chỉ có, chỉ có sao sớm sao chiều/Núi chỉ có hai người, hai người yêu nhau…”.

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ

Mở đầu đại lễ cấp sắc là cầu trời đất, thỉnh Ngọc Hoàng. Sau đó các nghi thức trong lễ cấp sắc 12 đèn được tiến hành theo trình tự, các thầy sẽ đánh trống, chiêng, thổi tù và trong mỗi nghi lễ. 

Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của người Dao. Theo quan niệm của người Dao đỏ, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành. Lễ cấp sắc của người Dao đỏ có nhiều cấp bậc, mỗi cấp bậc phản ánh một ý nghĩa và trình độ khác nhau. Cấp sắc 12 đèn là cấp sắc cao nhất và họ phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.

Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành thầy cúng cao cấp, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu.

Cá nướng sông Giăng chỉ có ở chợ Chùa

Chợ Chùa nằm ven sông Giăng, đây là nơi giao thương của bà con xã Phong Thịnh và các xã lân cận thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An). Chợ họp 10 phiên trong tháng vào các ngày: 2,5,7,12,15,17,22,25,27 và 30. Đến đây nhiều người không khỏi giật mình bởi ở ngôi chợ quê này có rất nhiều đặc sản, thực phẩm sạch... đặc biệt là cá sông Giăng. 

Chợ Chùa nằm bên cây cầu treo cùng tên bắc qua dòng sông Giăng 4 mùa xanh mát. Cây cầu này cũng đồng thời dẫn vào xóm Chùa.

Nét quê kiểng nơi chợ Sa Nam

Ai đi chợ Sa Nam mà xem thuyền xem bến. Thuyền xưa nay còn nhớ nơi bến cũ sông nhà. Dù thuyền có đi xa biển vẫn chờ vẫn đợi, bến sông nay vẫn đợi... Đó là những câu hát dân ca xứ Nghệ nói về một trong những ngôi chợ lâu đời nhất ở thị trấn Nam Đàn (Nghệ An). Cuộc sống hiện đại nhưng ngôi chợ vẫn còn đó dáng dấp quê kiểng. 

Chợ Sa Nam được hình thành lâu đời trên vùng đất Nam Đàn. Đây được xem là trung tâm mua bán của người dân địa phương và các huyện lân cận. Ngày thường ngôi chợ khá vắng vẻ. Ảnh: Lê Thắng 

Hút mắt cảnh quan làng hoa miền Trà Lân

Thôn 2/9 và thôn Vĩnh Hoàn (xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) được người dân gọi là làng hoa của miền Trà Lân. Hầu hết các hộ dân ở hai thôn này đều tự tạo cho gia đình mình một vài luống với nhiều loài hoa bung nở hết sức đẹp mắt.

Hơn 10 năm trở lại đây, những hộ dân thuộc thôn 2/9 và thôn Vĩnh Hoàn cùng bảo nhau trồng hoa làm đẹp cảnh quan làng xóm. Ảnh: Hồ Phương 

27 thg 3, 2018

Ốc ruốc tí hon mỏi tay hoa mắt ngồi lể vẫn gây nghiện

Con ốc bé đến mức khó cầm trên tay nhưng vẫn khiến chị em chết mê xúm vào say sưa ngồi lể.

Với dân biển miền Trung, ốc ruốc như là một phần ký ức tuổi thơ. Đó là những buổi trưa đi trên cát, chợt phát hiện con ốc tròn như cái nút áo, long lanh như ngọc. Đó là những chiều vừa đi làm về đã ngồi xúm lại lể ốc (nhể ốc) đến quên bắc nồi cơm, quên thay quần áo.